Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, có bài viết bàn về những kỹ năng cần thiết và nhiệm vụ cao cả mà một người thầy cần phải có.VietNamNet xin giới thiệu bài viết của GS Trần Văn Nhung.
|
GS Hoàng Tụy (sắp tròn 90 tuổi) và các học trò toán học của mình. GS Trần Văn Nhung (hàng đầu, ngoài cùng bên phải) cũng là một trong những học trò của GS Hoàng Tụy |
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trước hết tôi xin chúc mừng tất cả các thầy cô và những nhà quản lý giáo dục, những người đã hết lòng vì thế hệ trẻ, vì tương lai của đất nước!
Nhân ngày này, tôi xin nêu lại câu hỏi "Học trò cần gì nhất ở người thầy?", để chúng ta cùng suy ngẫm và trả lời.
Câu hỏi này và các trả lời của nó rất quan trọng, nhưng không phải là vấn đề gì hoàn toàn mới và cũng đã được bàn thảo nhiều lần từ xưa đến nay. Tôi không phải là nhà nghiên cứu giáo dục, mà chỉ tham gia giảng dạy và quản lý giáo dục. Nên khi nêu câu hỏi và tìm trả lời cho nó tôi chỉ dựa trên những chiêm nghiệm thực tế của mình hơn là lý luận.
Vì vậy để trả lời cho câu hỏi này tôi xin trích dẫn một danh ngôn của William Arthur Ward:"Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh hoạ, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng".
Như vậy câu trả lời đã rõ: Việc "truyền cảm hứng"là cái học trò cần nhất từ người thầy và đó cũng chính là điều khó nhất đối với người thầy. Vì sao vậy? William A. Ward nói có đúng không?
William Arthur Ward (1921 – 1994) là nhà giáo dục người Mỹ, tác giả cuốn Fountains of Faith (Suối nguồn Niềm tin). Ông là một trong những tác gia được trích dẫn nhiều nhất của Mỹ về những câu nói truyền cảm hứng.
Tôi cho rằng Ward hoàn toàn đúng và câu nói trên của ông thật tuyệt vời để phân biệt những kỹ năng cần thiết và nhiệm vụ cao cả mà một người thầy cần phải có.
Những kỹ năng "nói", "giải thích" và "minh họa" là những yêu cầu cơ bản, có tính chất kỹ thuật đối với một giáo viên. Nhưng chỉ có "người thầy vĩ đại"mới "biết cách truyền cảm hứng"cho học trò.
Để truyền được cảm hứng cho học trò thì phép cộng số học của những kỹ năng cơ bản và kỹ thuật khi giảng bài của người thầy là chưa đủ, cho dù có thể rất nhiều và rất công phu."Truyền cảm hứng"cho học trò có nghĩa là không chỉ truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm thông thường mà ở mức cao nhất là truyền ngọn lửa tình yêu khoa học, chất men say khoa học cho học trò để các em tiếp tục tự học thêm, tự hoàn thiện mình, trong suốt cuộc đời mình.
Một cách khái quát, có thể nói: Nhiệm vụ và sứ mệnh quan trọng, cao cả nhất và cũng là khó khăn nhất của giáo dục và nhà giáo là "truyền cảm hứng" cho học trò, cho người học, làm sao biến được giáo dục thành tự giáo dục, học thành tự học. Như vậy, quan trọng nhất là người thầy phải dạy cho học trò và học trò phải học được cách tự học suốt đời.
|
Ảnh: Thanh Hùng |
Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta ai cũng có những kỷ niệm không thể quên về một số ít những thầy, cô của mình, có thể ở bậc phổ thông, đại học hoặc sau đại học.
Những người đó không chỉ dạy chúng ta những kiến thức theo chương trình quy định mà còn dạy cho chúng ta biết những điều mới lạ ngoài sách giáo khoa, về thiên nhiên, về vũ trụ rộng lớn và sâu thẳm về con người, về đối nhân xử thế. Đấy là những người, cùng với bố mẹ mình, dạy cho chúng ta trở thành một con người có giáo dục, một con người tử tế và gửi gắm nơi ta chất men say khoa học, học làm người và không ngừng tự học thêm, tự sửa chữa những thói hư, tật xấu của mình để tự hoàn thiện.
Vâng, nói thì dễ, nhưng làm thì khó, nhất là khi chúng ta đang làm quen với cơ chế thị trường hiện nay. Bố, mẹ, thầy cô và xã hội chăm lo, dạy dỗ và kỳ vọng nhiều ở chúng ta, nhưng học để trở thành một con người tử tế theo nghĩa đầy đặn của từ này sao mà khó đến thế. Thì ra, những thầy cô hiếm hoi không chỉ dạy chúng ta khi còn trong nhà trường mà còn rèn cho chúng ta đủ nghị lực để tiếp tục tự học suốt đời, tự hoàn chỉnh mình thành con người tử tế, có ích cho xã hội.
Các khái niệm "tự học" (self-learning) và "học suốt đời" (lifelong learning) cũng đã được UNESCO đưa ra năm 1996 trong Báo cáo Delors và cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa đầy đủ của nó, tức là không chỉ tiếp tục học kiến thức mà cả văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống... trong suốt cuộc đời.
Lâu nay, chúng ta đều đã biết rằng: Ba yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội đóng vai trò quyết định cả quá trình hình thành và giáo dục suốt cuộc đời của mỗi con người. Ba yếu tố này tạo thành ba cạnh của một tam giác, tạm gọi là tam giác giáo dục. Tôi cho rằng cần phải bổ sung thêm đỉnh thứ tư - đỉnh tự học - vào bức tranh/sơ đồ minh họa quá trình giáo dục con người.
Để dễ hình dung, ta xem đỉnh thứ tư, đỉnh tự học (tự thẩm thấu, tự hoàn thiện), cùng với ba đỉnh của tam giác đáy, gia đình, nhà trường và xã hội, tạo ra một tứ diện trong không gian ba chiều, như không gian ta đang sống, tạm gọi là tứ diện giáo dục, mô hình giáo dục đầy đủ tạo ra một con người hoàn chỉnh.
Chính yếu tố thứ tư, yếu tố về khả năng tự học, tự thẩm thấu, đã tạo điều kiện để cho ba yếu tố trước (học từ gia đình, nhà trường và xã hội) được phát huy tối đa, để tạo nên một con người hoàn chỉnh.
Tự giáo dục còn quyết định và quan trọng hơn cả sự giáo dục nhận được từ gia đình, nhà trường và xã hội.
Nhà giáoTrần Văn Nhung
"Học trò đã thay đổi tôi"
Trong tập đặc biệt của chương trình truyền hình thực tế “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” phát sóng tối ngày 18/11, lớp học của cô Nga – giáo viên Lịch sử của một trường THPT ở Vĩnh Phúc đã được phân tích trên sóng truyền hình.
" alt="GS Trần Văn Nhung chia sẻ 'Học trò cần gì ở người thầy' nhân ngày 20/11"/>
GS Trần Văn Nhung chia sẻ 'Học trò cần gì ở người thầy' nhân ngày 20/11
Nhiều năm qua, ca sĩ Khánh Linh được khán giả nhớ đến như một ca sĩ giỏi chuyên môn. Riêng thời gian gần đây, khán giả quan tâm thêm việc ngoại hình Khánh Linh đang thay đổi rõ rệt. Cô ngày càng nhuận sắc, thân hình gọn gàng. |
Khánh Linh nhuận sắc tại buổi ra mắt album "Khanh Linh's Journey" khiến mọi người ngạc nhiên. |
Chia sẻ với VietNamNet, Khánh Linh cho biết: "Thực ra, người phụ nữ nào cũng luôn trăn trở về vóc dáng của mình. Tôi không nằm ngoài mong muốn được đẹp, trẻ hơn và luôn xuất hiện trước khán giả một diện mạo đẹp nhất. Nhưng điều tôi quan tâm chủ yếu vẫn là sức khoẻ của bản thân. Ngày nay, môi trường khá ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo và thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ gây ra nhiều bệnh tật mà chúng ta không kiểm soát được. Đó là lý do tôi phải nâng cao sức khỏe ngay từ bây giờ".
Theo Khánh Linh, việc đầu tiên cô làm là hình thành một tư duy đúng đắn về lối sống văn minh. Ngày trước, cô không có kiến thức về dinh dưỡng, chế độ tập luyện, thậm chí chỉ việc nhấc người đến phòng tập đã là "điều không tưởng".
"Tôi nhận ra càng nhiều tuổi, sự chuyển hóa, trao đổi chất càng chậm, chưa kể ăn vặt và stress là nguyên nhân lớn gây ra tích mỡ và tăng cân. Tôi biết mình cần nghiêm túc với việc giảm cân để được mặc những trang phục đẹp hơn, dù là đời thường hay lên sân khấu. Thế là tôi lên kế hoạch một cách nghiêm túc, mua gói tập với HLV cá nhân ở phòng tập uy tín. Câu chuyện thiết lập cuộc sống văn minh bắt đầu", Khánh Linh nói.
Bước vào hành trình tập luyện, Khánh Linh có HLV cá nhân từ những buổi đầu. Cô cũng tuân thủ theo giáo trình và chế độ dinh dưỡng của họ. Thời điểm đó, cô tập gym, HIIT (bài tập huấn luyện cường độ cao ngắt quãng) và Body combat (tập võ trên nền nhạc) trong phòng tập uy tín. Hiện tại, Khánh Linh lại đam mê chạy bộ. Cô thường chạy tại chỗ trong nhà những ngày quá lạnh hoặc nắng gắt; nếu thời tiết đẹp sẽ chạy ngoài trời.
Khánh Linh nhấn mạnh việc thiết lập thói quen tốt, lựa chọn thực phẩm phù hợp, đồng thời bổ sung các vi chất và khoáng chất mà cơ thể không tự tổng hợp đầy đủ từ ăn uống. Cô nằm lòng "bí kíp": 75% đến từ ăn uống, 25% còn lại là tập luyện.
Hiện Khánh Linh cao 1,57 m, nặng 52 kg, các số đo đang cải thiện, cân đối dần. Thời nặng nhất của cô là 59 kg. "Nhìn con số, bạn có thể thấy không đáng kể nhưng tôi quan tâm nhất tỷ lệ mỡ toàn thân và mỡ nội tạng. Nó là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh nền khác", cô nói.
|
Anh Trần Tùng làm HLV "1 kèm 1" cho Khánh Linh chạy bộ. |
Khánh Linh chia sẻ, kể từ khi giảm cân, cô thay đổi tích cực từ sức khỏe, giọng hát đến tâm tính. Cô cho hay: "Tôi luôn tuân thủ cực kỳ nghiêm túc những kế hoạch mình đã đặt ra như việc thiết lập chế độ giảm cân này. Tôi tìm thấy niềm vui khi hiểu được điều kỳ diệu của cơ thể.
Quan trọng nhất, tôi muốn lan tỏa niềm vui sướng, thành quả tốt đẹp này tới mọi người đầy hào hứng. Những lúc mày mò chế biến các món ăn tốt cho sức khỏe phong phú và trang trí vui mắt, tôi nhận thêm cảm hứng thẩm mỹ cuộc sống. Tương tự, việc hát cũng tuyệt vời hơn với cột hơi vững chắc. Có sức khoẻ có tất cả, tôi tin mình đã lựa chọn đúng con đường".
|
Khánh Linh tự hào những khoảnh khắc "tơi tả" sau các buổi tập. |
Hỏi Khánh Linh Liệu việc cô giảm cân có phần nào để xinh đẹp hơn trong mắt ông xã - doanh nhân Trần Tùng?, ca sĩ nói: "Tôi có một tâm tư đơn giản lắm, tôi rất sợ già và xấu! Anh xã luôn ở bên động viên ngay cả khi mình xấu xí nhất. Khi tôi ngỏ ý muốn chinh phục bộ môn chạy, anh đã truyền cho mình nguồn cảm hứng và tự nguyện huấn luyện, hỗ trợ mình. Anh ấy rất hiểu tính vợ, một khi đã quyết tâm sẽ làm đến cùng".
|
Thân hình nóng bỏng chỉ có thể thấy ở Khánh Linh hiện tại. |
Cuối cùng Khánh Linh có duy nhất lời khuyên nho nhỏ đến những khán giả đang có ý định giảm cân: "Đẹp và trẻ là điều các bạn nữ cần ghi khắc trong tim mình như yêu chồng các chị em nhé! Và các anh cũng thế, cũng cần là chỗ dựa vững chắc cho chị em chúng tôi nhé!".
Khánh Linh tập Body combat:
Cẩm Loan
Vợ chồng Khánh Linh sống với thiên nhiên ngày cuối tuần yêu thương
Cuối tuần, vợ chồng "Họa mi" Khánh Linh lại cùng bạn bè đưa các con đi cắm trại, rời xa phố thị ồn ào và cả chiếc điện thoại thông minh.
" alt="Ca sĩ Khánh Linh lột xác ngoạn mục nhờ thể dục giảm cân"/>
Ca sĩ Khánh Linh lột xác ngoạn mục nhờ thể dục giảm cân