Vào ngày 15/10/2020 Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn phòng Quốc Vụ Viện cho ra thông báo về “ Ý kiến về việc tăng cường và nâng cao toàn diện môn Giáo dục Thể chất và Giáo dục Thể mỹ trong thời kỳ mới”
“Văn kiện này đã đêu rõ môn Giáo dục Thể chất và Giáo dục Thể mỹ là hai môn vô cùng quan trọng, cần được chú trọng, nâng cao và phát triển.
Ngoài ra văn kiện này còn được chuyển tới các cơ quan, chính quyền địa phương nhằm khuyến khích toàn xã hội quan tâm và ủng hộ sự phát triển của hai môn này. Bởi sức khỏe, các phẩm chất về tính nhân văn, thẩm mỹ cũng là một trong những cơ sở để đánh giá trình độ học vấn của các em học sinh cũng như kết quả hoạt động của chính quyền địa phương”- Ông Vương Đăng Phong nói.
Ngoài ra trong văn kiện còn nêu rõ các điều khoản, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của môn giáo dục thể chất, dần dần sẽ tiến tới tăng mức điểm xét tuyển của môn Giáo dục Thể chất bằng với số điểm của môn Ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh trung học. Bắt đầu từ năm nay, tỉnh Vân Nam đã tính điểm xét tuyển các môn Ngữ văn, Ngoại ngữ, Giáo dục Thể chất trong kì thi trung học đều giống nhau 100 điểm.
“Hiện nay trên cả nước đã có 4 tỉnh bắt đầu tính điểm cho môn Giáo dục Thể chất, đồng thời cũng có 6 tỉnh, 12 địa phương bắt đầu tính điểm cho môn Giáo dục Thể mỹ, số điểm nằm trong khoảng 10-40 điểm. Đây là một trong những nền tảng đáng kể, phấn đấu để đến năm 2022 cách tính điểm này sẽ bao trùm cả nước”- ông Vương Đăng Phong nói.
Nhung Đỗ (Theo Nhân dân Nhật báo)
Không may mắn bị bại não từ khi còn nhỏ, từng bị nhiều trường học từ chối, song Châu Vỹ bất ngờ tỏa sáng trong một chương trình thực tế về toán học và trở thành hiện tượng Toán học ở Trung quốc.
" alt=""/>Trung Quốc tăng điểm môn Giáo dục thể chất trong kỳ thi tuyển sinh trung họcẢnh minh họa: Thanh Hùng |
Cụ thể về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm, ở cấp tiểu học sẽ giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở địa phương và một số việc làm cơ bản trong xã hội.
Hướng dẫn học sinh tham gia các công việc thường ngày tại gia đình và nhà trường.
Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh các kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng quản lý bản thân; Kỹ năng xã hội; Tìm hiểu về gia đình, cộng đồng.
Qua đó, phát hiện năng khiếu của học sinh và lập kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng khiếu cho học sinh.
Các hình thức triển khai sẽ gồm thực hiện qua tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nghề nghiệp, việc làm hiện có ở Việt Nam và trên thế giới thông qua các tài liệu giáo dục hướng nghiệp.
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về các nhóm nghề nghiệp, việc làm tại cộng đồng tối thiểu 1 lần/năm học.
Tổ chức tư vấn, đánh giá năng khiếu của học sinh thông qua quá trình học tập, rèn luyện và các bài kiểm tra, đánh giá năng lực.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Về công tác hỗ trợ khởi nghiệp, ở cấp tiểu học sẽ tuyên truyền, giáo dục học sinh sớm nhận biết được vai trò, tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo trong học tập, rèn luyện.
Đồng thời, cung cấp cho học sinh các kiến thức, kỹ năng cơ bản về đổi mới sáng tạo gồm các nhóm: Công dân tích cực; Đổi mới sáng tạo; Công nghệ; Tư duy tài chính.
Hướng dẫn học sinh sử dụng các kỹ năng đổi mới sáng tạo trong học tập, rèn luyện, phát triển phẩm chất, năng lực bản thân và vận dụng trong học tập, hoạt động trải nghiệm, hoạt động cộng đồng phù hợp nhận thức, hiểu biết của học sinh.
Các hình thức triển khai đối với cấp tiểu học gồm tích hợp, lồng ghép kiến thức về đổi mới sáng tạo vào các môn học chính khóa và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về đổi mới sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động đào tạo ngoài giờ chính khóa, phương tiện công nghệ thông tin, hoạt động tại cộng đồng, hoạt động phối hợp với các đối tác.
Tổ chức các hoạt động, cuộc thi để thực hành, trải nghiệm, tìm hiểu về đổi mới sáng tạo, công nghệ cho học sinh, tối thiểu 1 lần/năm học.
Theo dự thảo, các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ phải bố trí giáo viên kiêm nhiệm để triển khai các công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh. Giáo viên kiêm nhiệm công tác này chủ trì tham mưu hiệu trưởng xây dựng kế hoạch triển khai công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp của nhà trường. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.
Bộ GD-ĐT xin ý kiến góp ý của dư luận đến hết ngày 11/11/2020.
Hải Nguyên
- Đó là một trong những điểm mới được đưa vào quyền của học sinh trong dự thảo thông tư Điều lệ trường tiểu học mà Bộ GD-ĐT vừa công bố để lấy ý kiến góp ý từ dư luận.
" alt=""/>Bộ Giáo dục tính hướng nghiệp cho học sinh từ cấp tiểu học