" />

Giá xe Toyota tháng 7/2017

Giải trí 2025-02-13 15:37:52 6
áxeToyotathálịch bundesliga 1
本文地址:http://slot.tour-time.com/news/79d499424.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Arouca vs Rio Ave, 3h15 ngày 11/2: Nối mạch bất bại

Liên tiếp nhiều người bị rắn cắn sau bão lũ - 1

Trong thời gian ngắn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận đến 13 trường hợp bị rắn cắn (Ảnh: B.V).

Ngoài ra, có 10 trường hợp do các loài rắn khác cắn. Theo Bác sĩ Nguyễn Thành Đô, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, điều khiến các bác sĩ lo lắng là vùng địa phương nơi ở của các bệnh nhân này trước đây đều chưa ghi nhận các trường hợp bị rắn lục núi cắn.

Điều này cho thấy vùng xuất hiện của các loại rắn đang có sự thay đổi. Nguyên nhân là do vào mùa mưa bão lượng nước dâng cao, các loài rắn thường di chuyển nhiều hơn để tìm kiếm nơi cư trú mới hoặc tìm nguồn thức ăn.

Mưa lớn và lũ lụt có thể làm mất đi môi trường sống tự nhiên của chúng, khiến chúng phải tìm đến các khu vực gần gũi với con người hơn, chẳng hạn như khu vườn, nhà ở, hoặc các vùng đất đã bị ngập lụt.

Bên cạnh đó, những đợt mưa lớn cũng có thể tạo ra môi trường ẩm ướt, lý tưởng cho sự phát triển của các loài côn trùng, nguồn thức ăn ưa thích của rắn. Chính vì vậy, nguy cơ bị rắn cắn, đặc biệt là các loại rắn độc cắn đang tăng cao trong mùa mưa bão.

Tương tự, thời gian vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp người bệnh bị rết cắn. Các bệnh nhân hầu như nhập viện trong tình trạng vết cắn đau nhức, sưng nề, kèm đau đầu buồn nôn.

Có người bị rết chui vào trong ủng cắn khi đang làm vườn. Thậm chí có bệnh nhân đang ở trong nhà thu dọn đồ đạc ở góc nhà thì một con rết bất ngờ xuất hiện trong đống đồ và cắn vào tay.

Theo BSCKI Mai Giang Nam, Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, rết là loài vật khá hung dữ và dễ tấn công con người khi chúng ta vô tình chạm phải.

Nếu không may bị rết cắn nhẹ thì có thể gây dị ứng da, sưng, nóng, đỏ đau tại vết đốt. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có tiền sử dị ứng với côn trùng đốt thì có thể gây ra chóng mặt, ù tai, sốt và số ít có thể có tình trạng sốc phản vệ.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnhsau mưa lũ và ngập lụt

Trong và sau mưa lũ và ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.

Bên cạnh gia tăng số người bị rắn, rết cắn, sau bão lũ, người dân cũng dễ mắc các bệnh về da (nấm chân tay, ghẻ lở, mụn nhọt, hắc lào..), tiêu hóa, hô hấp, sốt xuất huyết…

Tại Bệnh viện Da liễu trung ương, tỷ lệ bệnh nhân đến khám tăng lên tương đối, tăng lên so với mùa khô khoảng 30%. Các bệnh thường gặp như nhiễm nấm da, viêm da tiếp xúc, nhiễm khuẩn da do virus, ghẻ…

Theo báo cáo trước đó của Sở Y tế Hà Nội, trong khu vực ngập lụt có 508 bệnh nhân mắc bệnh về da, 42 ca mắc bệnh tiêu hóa, 117 trường hợp mắc bệnh về mắt, 1 ca mắc sốt xuất huyết.

Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch trong mưa lũ và ngập lụt. Nguyên tắc là thực hiện các biện pháp dự phòng chủ động để đảm bảo an toàn trước mùa mưa và khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt.

Trong đó, người dân lưu ý:

- Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

-Tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng

- Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.

- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế

- Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

">

Liên tiếp nhiều người bị rắn cắn sau bão lũ

Vết thương nhỏ như hạt gạo khi chống lũ khiến người đàn ông phải cấp cứu - 1

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân uốn ván (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Ông K. cùng những người dân tham gia xây đắp tường phòng lũ. Trong quá trình xây đắp, ông gặp tai nạn nhỏ ở mu bàn chân phải do bị viên gạch rơi vào chân.

Bệnh nhân tự xử lý, băng bó vết thương và không tiêm phòng uốn ván. 6 ngày sau, ông K. xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng.

Đến ngày 16/9, ông K vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên khám và điều trị bệnh với chẩn đoán mắc uốn ván. Do tình trạng bệnh không thuyên giảm, đến ngày 23/9, ông K. được chuyển tuyến điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân có chẩn đoán mắc bệnh uốn ván trong tình trạng tăng trương lực cơ không kiểm soát, miệng cứng, chỉ há được 1,5cm.

Vết thương ở mu bàn chân phải của ông K. có kích thước nhỏ 0,5cm, miệng khô, đóng vảy, không bị sưng hay viêm mủ.

Bác sĩ Trương Tư Thế Bảo, khoa Cấp cứu cho biết: "Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra.

Nguyên nhân mắc uốn ván thường do bị trầy xát và vết thương tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ…

Khi vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván…

Bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh thường từ 3 đến 21 ngày. Cũng có thể từ một ngày cho tới vài tháng, phụ thuộc vào đặc điểm, độ lớn và vị trí của vết thương.

"Hầu hết các trường hợp bệnh xuất hiện trong vòng 14 ngày. Nói chung, các vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn, tiên lượng xấu hơn", bác sĩ Bảo cho biết.

">

Vết thương nhỏ như hạt gạo khi chống lũ khiến người đàn ông phải cấp cứu

Nguyên nhân hàng trăm công nhân bị ngộ độc sau bữa cơm công đoàn - 1

Bà Lê Thị Tuyết Nhung, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Long (Ảnh: Bảo Kỳ).

Theo bà Nhung, sau khi tiếp nhận thông tin, sáng 13/8, Chi cục cùng các đơn vị chức năng đã tiến hành đến lấy mẫu để kiểm tra. Tổng số mẫu thức ăn được lấy là 14 mẫu được gửi đến Viện Y tế công cộng TPHCM để kiểm nghiệm.

Kết quả có 7/14 mẫu có chất gây ngộ độc thực phẩm có trong thức ăn là do các vi sinh vật: Bacillus cereus, E.Coli, Salmonella spp gây ra. Những vi sinh vật này có trong các thức ăn: Bắp xào củ cải thịt nạc; đậu hũ chiên; bắp xào chay; đùi gà chiên nước mắm; thịt heo xào đậu, cà rốt; rau xà lách, dưa leo, cà chua; trái cây (táo, chuối).

Được biết, Ban Chấp hành CĐCS Công ty ký hợp đồng với Hộ kinh doanh Hồng Phát (ông Lê Quí Long là chủ hộ) cung cấp thêm món ăn với số lượng suất ăn như trên. 

Về xử lý trách nhiệm, Chi cục An toàn vệ sinh tỉnh Vĩnh Long đã đề xuất xử phạt Công ty Bo Hsing mức phạt từ 160 đến 200 triệu đồng do chế biến, cung cấp thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 5 người trở lên (đối với tổ chức).

Xử phạt hộ kinh doanh Hồng Phát với 3 mức phạt từ 80 đến 100 triệu đồng do chế biến, cung cấp thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 5 người trở lên (đối với cá nhân).

Phạt từ 1 đến 3 triệu đồng do không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến trong bố trí bếp ăn và phạt từ 3 đến 5 triệu đồng do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng lưu mẫu.

Nguyên nhân hàng trăm công nhân bị ngộ độc sau bữa cơm công đoàn - 2

Lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên các công nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm (Ảnh: CTV).

Như Dân tríđã thông tin, ngày 12/8, Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Long phối hợp Ban giám đốc Công ty TNHH Bo Hsing tổ chức chương trình "Bữa cơm Công đoàn" cho 1.500 đoàn viên, người lao động tại công ty, với giá trị suất ăn tăng thêm 50.000 đồng so với bữa ăn hàng ngày do công ty cung cấp.

Tổng số 1.500 phần ăn, gồm: 1.374 phần mặn và 126 phần chay và các món tráng miệng. Sau khi ăn, có nhiều công nhân có triệu chứng chóng mặt, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…

Theo thống kê, số người bị ngộ độc thực phẩm là 287 ca, trong đó nhập viện 221 ca. Tất cả đã xuất viện, tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân đều ổn định.

">

Nguyên nhân hàng trăm công nhân bị ngộ độc sau bữa cơm công đoàn

Nhận định, soi kèo Malut United vs Borneo FC, 19h00 ngày 10/2: Khó tin cửa dưới

Sắp diễn ra Tọa đàm trực tuyến Ứng phó dịch bệnh sau bão lũ - 1

Nhiều khu vực bị ngập lụt trong đợt bão số 3 đổ bộ vừa qua (Ảnh: Mạnh Quân).

Nước lũ bẩn mang theo nhiều chất ô nhiễm, bùn đất, và xác động vật, làm gia tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm da và các bệnh đường hô hấp.

Trong bối cảnh đó, việc nâng cao nhận thức và hướng dẫn cộng đồng các biện pháp bảo vệ sức khỏe trở nên vô cùng cần thiết.

Để đồng hành cùng với người dân và cơ quan chức năng trong công tác kiểm soát, phòng ngừa và điều trị các vấn đề sức khỏe sau bão lũ, báo Dân tríphối hợp cùng Hệ thống Nhà thuốc Long Châu tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Ứng phó dịch bệnh sau bão lũ".

Sắp diễn ra Tọa đàm trực tuyến Ứng phó dịch bệnh sau bão lũ - 2

Chương trình tọa đàm trực tuyến sẽ được diễn ra vào lúc 9h ngày 27/9, với sự tham gia của 2 khách mời gồm:

- ThS.BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

- PGS.TS.DS Nguyễn Tuấn Dũng, Nguyên Trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng, Khoa Dược, Đại học Y Dược TPHCM.

Thông qua chương trình, người dân sẽ được trang bị những kiến thức thiết thực về cách đảm bảo nguồn nước, thực phẩm sạch và phòng ngừa, xử trí các bệnh lý thường gặp do bão lũ.

Buổi tọa đàm cũng là dịp để các chuyên gia chia sẻ các khuyến cáo y tế và hướng dẫn xử lý các tình huống cấp bách mà người dân vùng lũ thường gặp phải, từ đó góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai đến sức khỏe cộng đồng.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi các câu hỏi để được chuyên gia giải đáp trong chương trình.

">

Sắp diễn ra Tọa đàm trực tuyến "Ứng phó dịch bệnh sau bão lũ"

Giới thiệu các game bài benvip club nổi bật, đáng trải nghiệm nhất

U nang buồng trứng xoắn nguy hiểm như thế nào? - 1

Có rất nhiều yếu tố khiến chị em mắc u nang buồng trứng như: Nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng, lạc nội mạc tử cung, thai kỳ, di truyền… (Ảnh: America Nurse).

U nang buồng trứng xoắn là một biến chứng nguy hiểm gặp trong bệnh u nang buồng trứng. Xoắn buồng trứng được miêu tả là khi buồng trứng bị xoắn xung quanh dây chằng cố định (buồng trứng).

Theo Bệnh viện Sản nhi Phú Thọ, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện. Các khối u nang buồng trứng có hai dạng: Có cuống và không có cuống. Tình trạng u nang buồng trứng xoắn thường xảy ra với trường hợp các khối u có cuống dài, trọng lượng vừa phải, đường kính từ 8 - 10cm.

Các u này dễ bị xoắn do nặng hơn, tuy nhiên, các u nang và nang hoàng tuyến sau nạo thai trứng cũng có thể bị xoắn.

U nang buồng trứng xoắn có thể gây ra những biến chứng gì?

Nếu u nang buồng trứng có cuống chỉ bị xoắn nhẹ thì sau đó sẽ trở về vị trí cũ. Nếu xoắn mạnh hơn, u nang sẽ không thể trở về vị trí ban đầu. Việc xoắn này có thể làm cắt nguồn lưu lượng máu nuôi cung cấp cho buồng trứng và ống dẫn trứng.

Nếu không được phẫu thuật kịp thời, u nang có thể bị hoại tử và vỡ do không được máu tới nuôi dưỡng. Điều này dẫn đến tình trạng viêm màng bụng (hay còn gọi là viêm phúc mạc), từ đó có thể dẫn tới tử vong.

Phòng ngừa u nang buồng trứng

Để phòng ngừa hiệu quả u buồng trứng xoắn, thai phụ nên chú ý hoạt động nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh, nên thực hiện một số biện pháp sau đây để hạn chế tình trạng xoắn u nang buồng trứng:

- Nên lựa chọn thực phẩm tươi sống, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, không sử dụng các chất kích thích, đồ ăn chế biến sẵn.

- Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, giảm thiểu sự tích tụ các chất độc hại.

- Có thể tập luyện hàng ngày để tăng sức đề kháng của cơ thể.

- Không nên tự ý sử dụng thuốc khi phát hiện có bất thường về sức khỏe trong quá trình mang thai.

- Đặc biệt, cần giảm căng thẳng, lo âu, giữ cân bằng nội tiết tố, không cho khối u có cơ hội phát triển.

Tuy nhiên, u buồng trứng thường phát triển một cách âm thầm và khó nhận biết. Chính vì vậy, chúng ta cần theo dõi sức khỏe  và khám định kỳ 3 đến 6 tháng/lần.

">

U nang buồng trứng xoắn nguy hiểm như thế nào?

友情链接