Chỉ số một số sàn TMĐT Việt Nam như Tiki và Sendo còn "sống sót" đến nay. Ảnh: Minh Khánh.
Sau đại dịch, nhiều sàn TMĐT nội địa đã biến mất, những cái tên như Tiki và Sendo trụ lại đến nay nhưng thị phần cũng teo tóp.
Theo thống kê của nền tảng phân tích dữ liệu TMĐT Metric, tổng doanh số bán hàng trên 5 sàn TMĐT lớn tại Việt Nam hiện nay gồm Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo đạt 84.750 tỷ đồng trong quý III, tương đương 3,3 tỷ USD. Con số này tăng hơn 18% so với quý trước đó và cao hơn gần 16% so với cùng kỳ.
Tổng cộng, đã có 897 triệu sản phẩm được bán ra trên 5 sàn này, tăng gần 29%.
Trong đó, Shopee và TikTok Shop vẫn là 2 sàn ghi nhận tăng trưởng dương cả về doanh số lẫn sản lượng. Mặt khác, 2 sàn TMĐT nội địa là Tiki và Sendo tiếp tục duy trì tình trạng tăng trưởng âm.
Metric không nêu cụ thể số liệu của Tiki và Sendo trong quý vừa rồi, chỉ cho biết với riêng Tiki, sàn này ghi nhận doanh số và sản lượng lần lượt giảm 32% và 56% so với cùng kỳ, còn Sendo giảm 65% về doanh số và 62% về giảm lượng.
THỊ PHẦN DOANH SỐ CỦA TIKI VÀ SENDO CHIẾM CHƯA ĐẦY 1%
Nguồn: Metric.
Nhãn
Shopee
Lazada
TikTok Shop
Tiki
Sendo
Doanh số bán hàng quý III/2023
Tỷ đồng
43713
8768
10122
599
29
Từ quý III/2023 trước đó, trong hơn 63.200 tỷ đồng doanh số giao dịch trên 5 sàn TMĐT tại Việt Nam, Tiki chỉ đóng góp 599 tỷ đồng còn Sendo chỉ vỏn vẹn 29 tỷ đồng. Các chỉ tiêu như số sản phẩm đã bán ra hay số lượng shop phát sinh lượt bán cũng bị các sàn ngoại áp đảo hoàn toàn.
Điều này đồng nghĩa tổng thị phần của cả 2 sàn TMĐT nội địa Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 1% toàn thị trường.
Nhiều sàn đã “chết yểu”
Nhìn vào số lượng sàn TMĐT phải rời thị trường trong vài năm qua, không khó để hình dung thị trường này khốc liệt thế nào và có tính đào thải cao ra sao.
Tại một hội thảo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức vào cuối năm 2022, ông Nguyễn Thanh Hưng, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết nhiều tên tuổi TMĐT nổi tiếng đã “mất tích” chỉ sau 10 năm kể từ khi ra đời.
Điển hình như giai đoạn 2001-2010 có VDC Siêu thị, Chợ điện tử, Gophatdat, VNemart. Đến những năm 2011-2020 có 123Mua, Muachung, Nhommua, Vatgia, Deca, FoodPanda, Zaloza, Adayroi. Trong giai đoạn 2021-2025, dự báo còn có 2 sàn TMĐT nữa của Việt Nam có thể “chết yểu”.
Adayroi bị Vingroup "khai tử" vào năm 2019. Ảnh: Việt Đức.
Năm 2014, Vingroup rót vốn đầu tư vào Chon.vn. Sau đó, dự án Chon.vn được Vingroup chuyển sang mô hình sàn thương mại điện tử kinh doanh nhiều ngành hàng với tên gọi mới là Adayroi.
Từ khi hoạt động vào tháng 8/2018, kết quả kinh doanh của Adayroi chưa bao giờ được công bố chi tiết. Song nếu xét về lưu lượng truy cập, Adayroi đã bị 4 đối thủ là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo bỏ lại với khoảng cách lớn.
Trước đó, vào tháng 11/2018, sàn TMĐT Vui Vui của Thế Giới Di Động cũng phải rời thị trường chỉ sau 2 năm hoạt động và 1 năm chính thức bán hàng trên website. Sau khi đóng cửa, toàn bộ nền tảng website, hậu cần, giao nhận của Vui Vui cũng đã được chuyển sang cho Bách Hóa Xanh.
Thời điểm mới ra mắt, Vui Vui được lãnh đạo Thế Giới Di Động kỳ vọng tăng trưởng vượt bậc sau 4-5 năm và vượt doanh thu chuỗi cửa hàng Thegioididong.com. Nhưng thực tế, doanh thu của sàn này chỉ đạt 75 tỷ đồng vào năm 2017, chiếm 0,1% tổng doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn, con số quá khiêm tốn so với kỳ vọng đặt ra.
Đáng chú ý, giữa năm 2022, dự án Vui Vui bất ngờ được Thế Giới Di Động thông báo tái khởi động. Website khi đó chưa có thông tin sản phẩm, chỉ có các thông tin kêu gọi hợp tác bán hàng và tuyển dụng. Nhưng sau hơn 2 năm, đến nay website vuivui.com vẫn không thể truy cập.
Trái với 2 cái tên trên, một số sàn TMĐT quy mô nhỏ như Vỏ Sò của Viettel Post lại biến mất lặng lẽ. Hiện cả ứng dụng lẫn website của Vỏ Sò đều không thể truy cập.
Thành lập vào năm 2019, Vỏ Sò được định hướng phát triển thành nền tảng thương mại điện tử nông sản, giúp kết nối nhà sản xuất và nông dân với các nhà hàng, chuỗi cửa hàng tiện lợi và người tiêu dùng theo mô hình O2O2O (online to offline to online).
Theo nhà sáng lập, Vỏ Sò có chiến lược riêng để không "đốt tiền" nhưng vẫn thu hút được khách hàng và nhà cung cấp, bằng cách tận dụng những lợi thế riêng của Viettel Post mà các sàn khác không thể cạnh tranh. Năm 2021, sàn tuyên bố có 70.000 nhà cung cấp với 150.000 dặc sản địa phương.
Tôi mua đơn hàng gần 8 triệu đồng với giá 800.000 đồng trên Temu
Một số người tiêu dùng phản ánh chất lượng hàng hóa và vận chuyển của sàn Temu không có gì nổi bật. Nếu không vì mức giá ưu đãi quá hấp dẫn, sàn này khó lấy lòng người dùng.
09:18 6/11/2024
" alt="Các sàn thương mại điện tử Việt đang ở đâu trước làn sóng Temu, 1688" />
Người đã dự thi và trúng tuyển vào Trường ĐHKTQD, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại Trường với ngành trúng tuyển ban đầu, mà không phải thi lại. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét vào lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức.
Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, tốt nghiệp trung học năm 2016, được tuyển thẳng vào ngành đăng ký của thí sinh.
Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế tốt nghiệp trung học năm 2016 được tuyển thẳng vào ngành phù hợp với nội dung đề tài của thí sinh.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, tốt trung học năm 2016 được tuyển thẳng vào ngành đúng hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đoạt giải hoặc ngành có yêu cầu đầu vào và chương trình đào tạo phù hợp với môn mà thí sinh đoạt giải. Cụ thể theo bảng:
Bảng:
Mô tả
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, tốt nghiệp trung học năm 2016 được tuyển thẳng vào ngành phù hợp với nội dung đề tài của thí sinh.
Về ưu tiên xét tuyển: ưu tiên xét tuyển gồm những thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng và có đủ các điều kiện:Đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, Sinh học và Tin học hoặc thí sinh đoạt giải trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia. Tốt nghiệp trung học năm 2016. Có điểm thi THPT quốc gia ứng với một trong các tổ hợp xét tuyển của Trường ĐHKTQD (đã thông báo) đạt tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định trở lên và không có môn nào bị điểm liệt
Mức ưu tiên cụ thể như sau: được cộng điểm thưởng vào tổng điểm xét tuyển năm 2016. Nếu đạt nhiều giải thưởng cùng một môn thì chỉ được hưởng một tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất. Mức cộng như sau: Giải nhất cộng 3,5 điểm; Giải nhì cộng 2,5 điểm; Giải ba cộng 1,5 điểm; Giải khuyến khích cộng 0,5 điểm.
Về xét tuyển thẳng:xét tuyển thẳng theo quy định tại điểm g, điểm h và điểm i, khoản 2, Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Cụ thể: Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng, có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền theo quy định được xem xét tuyển thẳng nếu đáp ứng yêu cầu sau: Về lực học: Từng năm học trung học phổ thông đạt trung bình khá trở lên (điểm tổng kết năm học 6,0 trở lên), điểm 3 môn học lớp 12 tương ứng với 3 môn trong tổ hợp xét tuyển, mỗi môn đạt 6 (sáu) điểm trở lên; Về hạnh kiểm: Từng năm học trung học phổ thông đạt hạnh kiểm loại khá trở lên; Về sức khỏe: Có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về tình trạng khuyết tật, giấy chứng nhận sức khỏe của bệnh viện cấp quận, huyện trở lên và cam kết của thí sinh, gia đình chịu trách nhiệm về sức khỏe của thí sinh trong quá trình học tập.
Với thí sinh là người nước ngoài có nguyện vọng học ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo diện tự túc được xem xét tuyển thẳng vào ngành học có nguyện vọng với điều kiện xem xét vào học diện tự túc: Về lực học: Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương; Từng năm học trung học phổ thông đạt trung bình trở lên; Có ý kiến giới thiệu của Đại sứ quán. Những thí sinh có trình độ tiếng Việt đạt yêu cầu của Trường mới được vào học. Học phí theo chế độ tự túc.
Đối với lưu học sinh học theo hiệp định, thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại điểm i, khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh gồm: Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo; Thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy; Thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.
Điều kiện xét tuyển thẳng: Về lực học: Thí sinh là người dân tộc Kinh phải có lực học từng năm trung học phổ thông đạt khá trở lên (điểm tổng kết năm học 7,0 trở lên), trong đó 3 môn học lớp 12 tương ứng với 3 môn trong tổ hợp xét tuyển vào Trường, mỗi môn phải đạt 7 (bảy) điểm trở lên; Thí sinh là người dân tộc thiểu số phải có lực học các năm trung học phổ thông đạt trung bình khá trở lên (điểm tổng kết năm học 6,0 trở lên), điểm 3 môn học lớp 12 tương ứng với 3 môn tuyển sinh, mỗi môn đạt 6 (sáu) điểm trở lên.
Về hạnh kiểm: Các năm học trung học phổ thông đạt hạnh kiểm loại khá trở lên.
Ngành xét tuyển thẳng:Trường xét tuyển vào tất cả các ngành. Riêng ngành Tài chính ngân hàng 02 chỉ tiêu; ngành Kế toán 02 chỉ tiêu, ngành Kinh tế đầu tư 02 chỉ tiêu, ngành kinh tế quốc tế 02 chỉ tiêu (tính chung cho toàn quốc),.
Ngoài các đối tượng xét tuyển thẳng trên, Trường ĐHKTQD tuyển thẳng đối với thí sinh thi THPT quốc gia tại cụm thi do các trường đại học chủ trì, có điểm 3 môn thi, trong đó có môn Toán, đạt 27 điểm trở lên không tính điểm ưu tiên.
Lê Huyền
" alt="Chỉ tiêu tuyển thẳng của ĐH Kinh tế quốc dân" />
Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền Lưu Văn An(Ảnh: K.O)
Ông Vũ Thành Công, quyền Trưởng khoa Ngoại ngữ (Học viện Báo chí - Tuyên truyền) cho biết thêm, khi áp dụng chuẩn Ngoại ngữ từ khóa 32 là quy định bắt buộc "sinh viên muốn nhận bằng tốt nghiệp thì phải có chứng chỉ môn Ngoại ngữ theo chuẩn quy định của nhà trường" cũng có bộ phận sinh viên lo lắng.
"Tuy nhiên, chúng ta đã nghe phàn nàn quá nhiều về việc "vào bao nhiêu ra bấy nhiêu" - dẫn đến có những sinh viên không tìm được việc làm, nhà tuyển dụng phải đào tạo lại. Do đó, nhiệm vụ của các trường là phải cho "ra lò" những sản phẩm có chất lượng - đồng nghĩa với việc sẽ có những sinh viên chưa ra trường đúng hạn vì chưa đạt chuẩn?" - ông Công nói.
Nâng chuẩn không đột ngột
Theo ông Lưu Văn An, từ đầu năm 2013, nhà trường đã thông báo cho sinh viên về việc áp dụng chuẩn đầu ra môn Ngoại ngữ. Và từ 2014-2016 nhà trường cũng có các thông báo nhắc nhở để không quá đột ngột với các em.
Tuy nhiên, sinh viên khóa K32 đón nhận quy định mới này của nhà trường vẫn có không ít lo lắng, vì cho rằng chuẩn đầu ra môn Ngoại ngữ cao quá.
Cụ thể, sinh viên K32 các ngành/chuyên ngành thuộc khối Lý luận chính trị chỉ được công nhận tốt nghiệp nếu đạt năng lực ngoại ngữ trình độ A2 khung châu Âu (tương đương 400 điểm TOEIC hoặc 430 điểm TOEFL hoặc 4.0 điểm IELTS).
Sinh viên từ khóa 32 trở đi các ngành/chuyên ngành Quản lý kinh tế, Quay phim truyền hình, Xuất bản, Công tác xã hội chỉ được công nhận tốt nghiệp nếu đạt năng lực ngoại ngữ trình độ B1 khung châu Âu (tương đương 450 điểm TOEIC hoặc 470 điểm TOEFL hoặc 4.5 điểm IELTS).
Sinh viên khóa 32 các ngành/chuyên ngành Xã hội học, Báo in, Báo Ảnh, Báo Phát thanh chỉ được công nhận tốt nghiệp nếu đạt năng lực ngoại ngữ trình độ B1 khung châu Âu (tương đương 450 điểm TOEIC hoặc 470 điểm TOEFL hoặc 4.5 điểm IELTS).
Sinh viên khóa 32 trở đi các ngành/chuyên ngành Báo Truyền hình, Báo Mạng điện tử, Quảng cáo, Quan hệ công chúng, Thông tin đối ngoại, Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế chỉ được công nhận tốt nghiệp nếu đạt năng lực ngoại ngữ trình độ B2 khung châu Âu (tương đương 500 điểm TOEIC hoặc 510 điểm TOEFL hoặc 5.0 điểm IELTS).
Sinh viên khóa 32 ngành Ngôn ngữ Anh chỉ được công nhận tốt nghiệp nếu đạt trình độ ngoại ngữ C1 khung châu Âu (tương đương 600 điểm TOEIC hoặc 560 điểm TOEFL hoặc 6.5 điểm IELTS. Đồng thời, SV ngành Ngôn ngữ Anh phải có khả năng giao tiếp bằng một ngoại ngữ khác (trình độ B1) trong các tình huống giao tiếp xã hội thông thường.
Theo lộ trình thông báo của nhà trường từ khóa K33, nhiều ngành còn tiếp tục được Học viện Báo chí-Tuyên truyền nâng chuẩn đầu ra ngoại ngữ.
Dù đã được thông báo nhưng có không ít sinh viên xác định: Năm nay không thể lấy bằng tốt nghiệp vì khó có thể thi được chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định của nhà trường.
Sẽ có sinh viên không đủ điều kiện để cấp bằng
Trao đổi với VietNamNet, ông Lưu Văn An khẳng định, ngoại ngữ hiện nay là yêu cầu quan trọng và không thể thiếu khi sinh viên ra trường xin việc.
Sinh viên đăng ký thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ sáng 18/5 (Ảnh: K.O)
Bởi vậy, tại buổi đối thoại với sinh viên về việc áp dụng chuẩn đầu ra môn Ngoại ngữ đầu năm 2016, có sinh viên đứng dậy chất vấn "Em là sinh viên vùng khó khăn, vùng không cần vận dụng ngoại ngữ trong công việc - nên có nhận chứng chỉ cũng không có ý nghĩa vì không sử dụng sẽ quên..." Tôi đã nói với các em sinh viên thế này - ông An thuật lại: Em ra trường có thể dùng ngoại ngữ hoặc không dùng ngoại ngữ tùy điều kiện công tác - nhưng đã vào môi trường Học viện thì phải theo các quy định của nhà trường.
“Yêu cầu chuẩn đầu ra ngoại ngữ trong đề án ngoại ngữ 2020 đã được Chính phủ phê duyệt và nhận chỉ đạo rất sát sao của Bộ GD-ĐT. Chúng tôi năm 2016 mới áp dụng chuẩn đâu ra vẫn còn chậm vì đây là việc phải làm” – ông An nhấn mạnh.
Quy định của học viện đã dựa trên điều kiện cụ thể và yêu cầu của từng chuyên ngành mà sinh viên theo học, mục đích cuối cùng là gắn với lợi ích và vì sinh viên.
Để nâng chất lượng ngoại ngữ của sinh viên, theo ông An, từ năm đầu vào trường, học viện đã tổ chức bài kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh của sinh viên. Với 3 học phần tương đương 10 tín chỉ, sinh thi đạt trình độ nào sẽ được miễn số học phần và số tiền học phí tương ứng. Sinh viên được miễn học đến kỳ kiểm tra sẽ thi cùng các bạn như bình thường.
Bên cạnh việc học trên lớp, theo ông An phía học viện cũng tổ chức trung tâm bồi dưỡng với học phí khá thấp so với bên ngoài là nơi SV có thể chủ động chọn các mức độ đào tạo để học thêm, thi lấy chứng chỉ. Trung tâm làm rất nghiêm và cứ 3 tháng lại tổ chức thi cấp chứng chỉ cho người học.
Cùng với đó, từ khóa K34, sinh viên còn được theo học 5 tín chỉ miễn phí vào thời gian hè do các giảng viên trong trường tự nguyện đứng ra giúp đỡ.
"Tuy nhiên, sinh viên sẽ phải nỗ lực rất nhiều, 10 tín chỉ có thể chưa đủ, SV phải tự học, tự rèn luyện mới mong đáp ứng chuẩn đầu ra ngoại ngữ do học viện đề ra" - ông An nhắn nhủ.
Bằng nhiều hình thức từ thông báo để việc hỗ trợ học tập cho SV nhưng theo ông An: “Vẫn có một bộ phận các em lơ là, chủ quan với việc này dù thông báo đã có cách đây 3 năm nên thời điểm gần tốt nghiệp mới cuống lên, lo không đáp ứng được. Do vậy đợt tốt nghiệp tới đây chắc chắn sẽ có em không đủ điều kiện để được cấp bằng”.
Số lượng SV này, theo ông An sẽ nhiều hơn con số 30-50 SV không đủ điều kiện tốt nghiệp như những năm trước đây. Và rằng “đây là việc bình thường vì học tín chỉ sẽ có người tốt nghiệp sớm, đúng thời hạn hoặc lâu hơn”.
Chỉ 40% sinh viên, lấy được chứng chỉ
Ông Trần Văn Thư, Phó trưởng Ban quản lí đào tạo, Phụ trách trung tâm bồi dưỡng (Học viện Báo chí - Tuyên truyền) cho biết trong năm 2016 trung tâm đã tổ chức 4 đợt thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ cho người học (đa phần là SV của trường). Số lượng thí sinh vượt qua các bài thi chỉ khoảng 40%.
Trong ngày 20/5-21/5 trung tâm sẽ tổ chức cho gần 900 sinh viên thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ.
- Chứng chỉ JLCT được Bộ tư pháp Nhật Bản công nhận có giá trị tương đương với chứng chỉ JLPT. Chứng chỉ đo lường chính xác trình độ của người học dựa trên điểm thi: N5 - N4 mà mức độ hiểu biết sơ cấp, N3 - N1 là mức độ hiểu biết trung cấp và cao cấp về tất cả lĩnh vực trong cuộc sống.
Đăng kí tham gia kỳ thi JLCT ở Việt Nam
An Dương Group là đơn vị độc quyền tổ chức kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLCT tại Việt Nam. JLCT cũng được Bộ tư pháp Nhật Bản công nhận là 01 trong 09 bài kiểm tra dành đánh giá năng lực tiếng Nhật của người học.
Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLCT) được tổ chức 6 kỳ/năm vào các tháng lẻ 1,3,5,7,9,11 trong năm cho các cấp độ N5-N1, ngày thi và đề thi của tất cả các quốc gia sẽ giống nhau.
Lịch thi JLCT 2019 với các cấp độ từ N5-N1 như sau:
Đăng ký thi JLCT 2019 như thế nào?
Cách 1: Đăng ký trực tuyến qua website, hoặc tải file về đăng ký qua email của tổ chức. email: jlctvietnam@gmail.com
Cách 2: Đăng ký trực tiếp tại
An Dương Group - Nhà A12, số 48 Yên Thường, Gia Lâm, TP Hà Nội (Trường CĐ Xây dựng Công trình Đô thị.
Cách 3: Tải mẫu đăng ký trên website về điền thông tin và gửi phiếu qua đường bưu điện về các địa điểm nêu trên.
An Duong Group luôn sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác tổ chức kỳ thi với các đối tác trên toàn quốc.
Hotline : 0888331128 - 0868 666 359 (Ms Vân Anh)
“An Duong Group - Thành nhân trước khi thành tài”
(Nguồn An Dương Group)
" alt="Cơ hội tham gia kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật JLCT ở Việt Nam" />