Soi kèo góc Bilbao vs Las Palmas, 0h00 ngày 24/4
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Getafe vs Real Madrid, 2h30 ngày 24/4: Kẻ ngáng đường
Sự kiện mang tựa đề “Tương lai bán lẻ: Nâng cao trải nghiệm khách hàng với Generative AI", được tổ chức bởi CMC Telecom, đối tác Advanced Tier Services của AWS tại Việt Nam và AWS. Hội thảo tập trung vào các chủ đề chính xoay quanh GenAI và ứng dụng của nó trong Marketing, Chatbot, Coding cho doanh nghiệp Bán lẻ, cùng với Amazon Q - dịch vụ GenAI của AWS.
Mở đầu của sự kiện là chia sẻ về GenAI do ông Đặng Tuấn Thành, Giám đốc Khối điện toán đa đám mây, CMC Telecom dẫn dắt. Ông Thành đã nêu bật vai trò quan trọng của công nghệ này không chỉ là một xu hướng mới mẻ mà còn là chìa khóa quan trọng giúp các doanh nghiệp Bán lẻ duy trì vị thế và đổi mới trong thị trường bằng cách nâng cao trải nghiệm khách hàng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Sự kiện đã thu hút sự tham gia đông đảo từ các lãnh đạo doanh nghiệp Bán lẻ cũng như các chuyên gia công nghệ hàng đầu. Thông qua các phần chia sẻ và demo thực tiễn về GenAI, Hội thảo đã tạo ra một không gian mở và tích cực để mọi người có cơ hội trao đổi và học hỏi về ứng dụng của GenAI trong thị trường bán lẻ hiện đại.
Trong phần chia sẻ của mình, chuyên gia từ CMC Telecom đã đề cập đến ưu điểm và tiềm năng của GenAI, đặc biệt là trong lĩnh vực Bán lẻ. Ông Đặng Tuấn Thành nhấn mạnh, GenAI không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động Marketing và tương tác với khách hàng mà còn có thể áp dụng trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng, phân tích dữ liệu thị trường và cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến.
Các doanh nghiệp tham dự sự kiện đã thể hiện sự quan tâm lớn đối với GenAI và khả năng của nó trong việc cải thiện hiệu suất kinh doanh và tạo ra lợi ích cạnh tranh. Họ cũng chia sẻ những trải nghiệm và thách thức trong việc triển khai công nghệ này, tạo ra một diễn đàn hữu ích để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm.
Ngoài ra, sự kiện cũng là dịp để các doanh nghiệp tìm hiểu về các dịch vụ Generative AI đa dạng mà AWS cung cấp, hỗ trợ toàn diện doanh nghiệp tận dụng sức mạnh AI để thực hiện những điều không tưởng.
Bằng cách sử dụng các dịch vụ này, các doanh nghiệp có thể tự động hóa các nhiệm vụ đòi hỏi sự sáng tạo và phức tạp, từ việc tạo ra hình ảnh và video đến việc tự động phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định chiến lược. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời tạo ra những sản phẩm và dịch vụ độc đáo và thu hút khách hàng.
Để minh chứng cho tầm nhìn về AI của mình, các diễn giả từ AWS đã giới thiệu chi tiết và demo về cách Generative AI hỗ trợ lập trình viên viết code nhanh chóng và hiệu quả hơn, đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm và dịch vụ thông qua công cụ Amazon Q. Với việc ra mắt Amazon Q vào năm 2023, AWS tiếp tục khẳng định cam kết trong việc cung cấp các công cụ và dịch vụ tiên tiến nhất để hỗ trợ sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực CNTT.
Sự kiện khép lại, nhưng mở ra một cánh cửa rộng lớn cho sự áp dụng và phát triển của Generative AI trong lĩnh vực Bán lẻ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong cuộc cách mạng số hóa của các doanh nghiệp. Sự hỗ trợ mạnh mẽ từ AWS cùng sự quy tụ và hòa mình của các doanh nghiệp và chuyên gia trong sự kiện hứa hẹn giúp GenAI trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay.
Thúy Ngà
" alt="Hội thảo về GenAI" />Cục Thuế Hà Nội vừa có thông báo lưu ý về thời điểm thanh toán nợ tiền sử dụng đất để đảm bảo việc thanh toán nợ tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận.
Cơ quan này cho biết, ngày 26/10/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2019/NĐ-CP sửa đổi điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP về việc thu tiền sử dụng đất.
Tránh trường hợp thanh toán trả nợ sau ngày 28/02/2021 thì sẽ bị tính tiền sử dụng đất phải nộp theo giá đất tại thời điểm trả nợ (Ảnh minh hoạ)
Theo đó, các hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất trước ngày 1/3/2016 mà chưa thanh toán thì tiếp tục thanh toán tiền sử dụng đất còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận (hoặc theo số tiền ghi trên Giấy chứng nhận đã được xác định theo đúng quy định của pháp luật) đến hết ngày 28/2/2021.
Từ ngày 1/3/2021, các hộ gia đình, cá nhân còn nợ tiền sử dụng đất mà chưa thanh toán thì sẽ phải thanh toán số tiền sử dụng đất còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm trả nợ.
Vì vậy, để đảm bảo việc thanh toán nợ tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận, Cục Thuế Hà Nội đề nghị các hộ gia đình, cá nhân lưu ý rà soát, xem kỹ trên Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất của gia đình có còn được ghi nợ tiền sử dụng đất không?
Trường hợp có ghi nợ tiền sử dụng đất mà chưa thanh toán nộp ngân sách Nhà nước thì đề nghị các hộ gia đình, cá nhân liên hệ với Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh các quận, huyện, thị xã ngay để được hướng dẫn thủ tục trả nợ theo chính sách quy định tại Nghị định 79/2019/NĐ-CP của Chính phủ trước ngày 28/02/2021.
“Tránh trường hợp thanh toán trả nợ sau ngày 28/02/2021 thì sẽ bị tính tiền sử dụng đất phải nộp theo giá đất tại thời điểm trả nợ (Giá đất của năm 2021 trở đi cơ bản cao hơn giá đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận)” – Cục Thuế Hà Nội lưu ý.
Hồng Khanh
Từ 1/3/2021, tiền nợ sử dụng đất sẽ phải thanh toán theo giá đất mới
Từ ngày 01/3/2021, các hộ gia đình, cá nhân còn nợ tiền sử dụng đất mà chưa thanh toán thì sẽ phải thanh toán số tiền sử dụng đất còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm trả nợ.
" alt="Lưu ý về nợ tiền sử dụng đất người dân cần làm ngay trước 1/3" />Apple là "ông vua" smartphone mới. (Ảnh: Apple)
Hãng nghiên cứu thị trường Canalys vừa phát hành báo cáo về doanh số smartphone toàn cầu quý cuối năm 2021. Theo đó, các vấn đề chuỗi cung ứng tiếp tục ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất smartphone khi doanh số chỉ tăng 1% so với quý IV/2020. Các yếu tố khác còn phải kể đến sự gia tăng ca nhiễm Covid-19 do biến thể Omicron, dẫn đến nhiều địa phương phải đóng cửa và phong tỏa tương tự 2 năm trước. Canalys lưu ý các nhà sản xuất nhỏ nằm trong số thiệt hại nhiều nhất do gặp vấn đề lớn khi phải tìm kiếm nhà cung ứng mới.
Theo Phó Chủ tịch cấp cao mảng di động Nicole Peng, các nhà sản xuất linh kiện đang gia tăng công suất nhưng sẽ phải mất vài năm để thực sự tạo ra sự khác biệt. Trong khi đó, các thương hiệu smartphone đang xoay xở hết khả năng của mình để điều chỉnh cấu hình thiết bị, nhằm thích ứng với các nguyên vật liệu có sẵn, tiếp cận nhà sản xuất chip mới để mua đủ các bộ phận cần thiết, tập trung vào các mẫu máy bán chạy nhất và tạm dừng giới thiệu sản phẩm mới.
Những “ông lớn” đầu ngành ít bị ảnh hưởng hơn. Trong quý IV/2021, Apple vươn lên vị trí dẫn đầu thị trường nhờ vào thành công của iPhone 13 và hoạt động mạnh mẽ tại Trung Quốc đại lục. Thị phần của “táo khuyết” tăng lên 23% từ 12% của quý IV/2020. Theo nhà phân tích Sanyam Chaurasia, chuỗi cung ứng của Apple bắt đầu hồi phục nhưng vẫn phải cắt giảm sản xuất trong quý do thiếu linh kiện và vì thế không thể sản xuất đủ iPhone so với nhu cầu thị trường. Tại các thị trường được ưu tiên, công ty vẫn đảm bảo giao hàng đúng hẹn, nhưng tại các thị trường khác, khách hàng phải chờ.
Samsung rơi xuống vị trí thứ hai do thị phần giảm từ 23% xuống 20% trong cùng kỳ. Xiaomi (12%), Oppo (12%), Vivo (8%) chiếm 3 vị trí còn lại trong top 5.
Du Lam (Theo TechCrunch)
Chiến dịch ‘chúa sơn lâm’ có giúp Samsung chống lại Apple?
Samsung cần nội dung ‘hủy diệt’ dành cho smartphone màn hình gập nếu muốn phá vỡ hệ sinh thái của Apple.
" alt="Apple đoạt lại ngôi vương smartphone từ tay Samsung" />Cụm 8 lô số thuộc tổng thể 23 lô chung cư của Cư xá Thanh Đa, P.27, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Được xây dựng từ năm 1972, sau hơn 50 năm sử dụng, cụm 8 lô số Cư xá Thanh Đa lộ rõ sự xuống cấp. (Ảnh: Anh Phương) Hai trong 8 lô chung cư này đã được phá dỡ năm 2012 vì bị nghiêng, lún. Với 6 lô còn lại, kết quả kiểm định chất lượng cho thấy, một số bộ phận kết cấu không thể đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ. (Ảnh: Anh Phương) 6 lô số Cư xá Thanh Đa hiện là nơi sinh sống của gần 1.300 hộ dân. Hằng ngày phải đối mặt với tình trạng xuống cấp, nhiều hộ dân tại đây đang sống trong tâm trạng lo lắng, không biết căn nhà của mình sẽ bị sập khi nào. (Ảnh: Anh Phương) Trong căn hộ 54m2 tại lô X Cư xá Thanh Đa, bà Nguyễn Thị Lệ (58 tuổi) cho biết, đây là căn hộ gia đình bà thuê của Nhà nước với mức giá 1,8 triệu đồng/tháng. An cư tại đây 16 năm, bà Lệ không nhớ đã sửa chữa căn hộ bao nhiêu lần. (Ảnh: Anh Phương) “Hầu hết các bức tường trong nhà đều bị thấm mốc, bong tróc. Gia đỉnh xử lý đủ cách nhưng được một thời gian thì tường lại thấm. Mùi ẩm mốc bủa vây rất ảnh hưởng sức khoẻ. Dự án xây mới đã có gần chục năm rồi, chính quyền cũng đã họp dân nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì”, bà Lệ nói. Theo bà Nguyễn Thị Thanh (62 tuổi), lô X là toà chung cư xuống cấp nhất trong 6 lô số Cư xá Thanh Đa. Gia đình bà Thanh gồm 4 nhân khẩu, sống chen chúc trong căn hộ chỉ hơn 20m2. Cũng thuộc diện được Nhà nước cho thuê nhà, mỗi tháng gia đình bà Thanh trả hơn 500.000 đồng. “Thỉnh thoảng trần nhà bị bong tróc, rơi xuống đầu. Các bức tường xuất hiện nhiều vết nứt lớn nhỏ. Biết rằng sống ở đây rất nguy hiểm, không biết nhà bị sập lúc nào nhưng vì cuộc sống quá khó khăn nên đành liều”, bà Thanh chia sẻ. Mong dự án xây mới cụm 8 lô số Cư xá Thanh Đa sớm triển khai nhưng điều bà Thanh lo lắng là chỗ ở mới của gia đình. Bởi đến nay bà vẫn chưa được UBND Q.Bình Thạnh thông tin rõ ràng về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Tương tự, bà Nguyễn Thị Ngọc (84 tuổi) cho hay, các thành viên trong gia đình bà đã hết tuổi lao động, thu nhập không ổn định. Nếu giải toả, những hộ thuê nhà của Nhà nước như gia đình bà có được bố trí tái định cư tại chỗ hay không, nếu được, số tiền chênh lệch phải đóng là bao nhiêu hay chính sách hỗ trợ như thế nào? Nhiều vết nứt bên trong căn hộ khiến nỗi lo cứ lớn dần Vữa trát tường bị bong tróc rơi cả gạch ra ngoài. Rất nhiều những vết nứt như thế này tại lô X Cư xá Thanh Đa. (Ảnh: Anh Phương) Cuộc sống tạm nhếch nhác tại các lô chung cư cũ. Nhiều người dân đang sinh sống tại Cư xá Thanh Đa rất lo lắng về tình trạng xuống cấp của tòa nhà. Dự án xây mới cụm 8 lô số Cư xá Thanh Đa bắt đầu từ năm 2015 khi UBND Q.Bình Thạnh thông báo kêu gọi đầu tư. Quá trình đấu thầu, liên doanh gồm 5 doanh nghiệp đã trúng thầu. Năm 2016, liên doanh này thành lập pháp nhân mới, là Công ty CP Phát triển nhà Thanh Đa (Công ty nhà Thanh Đa), để triển khai dự án. Năm 2017, UBND TP.HCM công nhận Công ty nhà Thanh Đa là chủ đầu tư dự án. Năm 2020, UBND Q.Bình Thạnh duyệt quy hoạch chi tiết đô thị tỷ lệ 1/500 của dự án. Vướng mắc tại dự án xây mới cụm 8 lô số Cư xá Thanh Đa hiện nay là UBND TP.HCM vẫn chưa thống nhất nên áp dụng quy định Luật Đất đai năm 2013 hay Luật Nhà ở năm 2014 để thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đây là 1 trong 38 dự án đang vướng mắc về thủ tục pháp lý được UBND TP.HCM ưu tiên cử lý dứt điểm. Sau cuộc họp ngày 1/3, các sở, ngành liên quan được giao tiếp tục rà soát thủ tục, tham mưu để UBND Thành phố quyết định. UBND Q.Bình Thạnh có trách nhiệm đề xuất phương án tối ưu nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân. Nói về khu đất, nơi 2 chung cư lô số đã phá dỡ năm 2012 và đang được rào tôn, người dân Cư xá Thanh Đa cho biết đây là nơi sẽ xây dựng 2 toà nhà tái định cư tại chỗ cho người dân bị giải toả. Tuy nhiên, sau lễ động thổ rầm rộ vào năm ngoái, hiện khu đất vẫn bỏ hoang. (Ảnh: Anh Phương) TP.HCM sắp có tổ công tác ‘gỡ khó’ các dự án cải tạo chung cư cũĐể kịp thời tháo gỡ những vướng mắc cho các dự án cải tạo chung cư cũ và di dời nhà ven kênh rạch, tổ công tác gồm các giám đốc sở được thành lập sẽ làm việc cụ thể với từng quận, huyện." alt="Sống thấp thỏm trong chung cư 50 tuổi ‘chờ sập’" />
Vào tháng 6, FCC thông báo chính thức chỉ định Huawei và ZTE là các nguy cơ an ninh quốc gia, cấm doanh nghiệp trong nước sử dụng nguồn quỹ 8,3 tỷ USD của chính phủ để mua sắm thiết bị từ các công ty này.
Tuần trước, FCC cho biết sẽ gia hạn thời gian phản hồi đơn kiến nghị của Huawei đến ngày 1/12 để “cân nhắc đầy đủ lượng hồ sơ khổng lồ”.
Tháng 5/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp, cấm công ty Mỹ dùng thiết bị viễn thông do các công ty đe dọa an ninh quốc gia sản xuất, đồng thời đưa Huawei vào danh sách đen thương mại. Ngày 10/12 sắp tới, FCC sẽ bỏ phiếu thông qua quy định hỗ trợ nhà mạng loại bỏ và thay thế thiết bị từ các công ty này.
Chủ tịch FCC Ajit Pai nói ủy ban sẽ giải quyết hai vấn đề an ninh quốc gia chưa được nêu vào cuộc họp ngày 10/12. Vào tháng 4, FCC tiết lộ có thể đóng cửa hoạt động tại Mỹ của ba nhà mạng quốc doanh Trung Quốc, bao gồm China Telecom, China Unicom và Pacific Networks cùng công ty con ComNet. Các công ty viễn thông Trung Quốc được phép cung cấp dịch vụ kết nối cho các cuộc điện thoại giữa Mỹ và các nước khác.
Du Lam (Theo Reuters)
Điểm mặt các smartphone tốt nhất không sản xuất tại Trung Quốc
Nhiều smartphone được đánh giá tốt nhất hiện nay ra đời tại các nước như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ thay vì “công xưởng” Trung Quốc.
" alt="Mỹ khẳng định ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ" />Vũ "nhôm" bị khởi tố tội đưa hối lộ
Cơ quan điều tra, Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can đối với Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") về tội đưa hối lộ.
" alt="Giám đốc Công ty Hà Nội Solar Technology bị khởi tố về tội buôn lậu" />
- ·Nhận định, soi kèo Bilbao vs Las Palmas, 0h00 ngày 24/4: Nỗ lực vươn lên
- ·MEDLATEC tham gia khám tư vấn, phát thuốc miễn phí hậu Covid
- ·Vivo ra mắt thêm điện thoại có camera selfie 50MP
- ·VinFast hâm nóng Green Growth Show 2023 với loạt xe điện, phụ kiện độc đáo
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Hwacheon KSPO vs Nữ Sejong Sportstoto, 17h00 ngày 24/4: Lật ngược lịch sử
- ·Nhà mạng Hàn Quốc phản đối tăng giá băng tần
- ·Lở đất kinh hoàng, 5 ô tô mất hút trong tích tắc
- ·Viettel, MobiFone được phép thử nghiệm thương mại 5G
- ·Soi kèo phạt góc Real Betis vs Valladolid, 2h30 ngày 25/4
- ·Khả năng chống nước của smartphone có ‘thần thánh’ như quảng cáo?
Thủ tướng yêu cầu VNPT tiếp tục hoàn thiện Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các bộ, ngành triển khai đẩy mạnh ứng dụng Cổng dịch vụ công quốc gia. Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành đẩy nhanh việc cung cấp các nhóm dịch vụ công, thủ tục hành chính có tính liên thông, tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ, giảm thiểu thủ tục hành chính để tạo thuận lợi doanh nghiệp. Truyền thông và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết thủ tục hành chính và vận hành các hệ thống trực tuyến để thực sự tạo bước chuyển của cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an mà cụ thể là Cục Cảnh sát giao thông phối hợp với Văn phòng Chính phủ nghiên cứu tái cấu trúc quy trình xử phạt vi phạm giao thông đường bộ hoàn toàn trực tuyến, trước mắt thực hiện ra quyết định xử phạt điện tử; cung cấp dịch vụ xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền cấp phòng, cấp đội tại Cục Cảnh sát giao thông và 63 tỉnh, thành phố trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong tháng 7/2020 theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Văn phòng Chính phủ cung cấp dịch vụ khai báo tình hình sử dụng lao động liên thông với thủ tục đăng ký, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia trong tháng 9/2020.
Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu tích hợp, cung cấp 2 dịch vụ công là đóng tiếp Bảo hiểm xã hội tự nguyên và gia hạn thẻ Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia trong tháng 7/2020.
Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với VNPT, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phát triển, hoàn thiện Cổng dịch vụ công quốc gia và các dịch vụ công trực tuyến theo hướng cải thiện tính năng, chức năng bảo đảm thân thiện, dễ sử dụng; tăng cường chia sẻ, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống để giảm thiểu thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện việc tích hợp Cổng dịch vụ công quốc gia với Cổng thông tin một cửa quốc gia trong năm 2020.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến cải cách, hoàn thiện, quảng bá cho Cổng dịch vụ công quốc gia đến cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến; đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, không bỏ ai lại phía sau trong quá trình cải cách, Cổng dịch vụ công quốc gia là đầu mối giúp công khai, minh bạch thông tin liên quan về thủ tục hành chính và cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng, phù hợp với từng đối tượng
Cổng dịch vụ công quốc gia lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức và cơ quan thẩm quyền trong cung cấp dịch vụ công và đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính, nhất là cắt giảm thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng CNTT.
Cổng dịch vụ công quốc gia được xem là công cụ quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho quá trình đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam, hướng tới phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
NT
Cổng dịch vụ công Quốc gia là kênh hữu hiệu nhất để "điện tử hóa" các dịch vụ hành chính
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, với những kết quả đạt được sau 5 tháng đi vào hoạt động, Cổng dịch vụ công Quốc gia là kênh hữu hiệu nhất để điện tử hóa các dịch vụ hành chính.
" alt="Thủ tướng yêu cầu VNPT tiếp tục hoàn thiện Cổng dịch vụ công Quốc gia" />Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải trình dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng trước ngày 15/7/2020 (Ảnh minh họa)
Văn phòng Chính phủ mới đây đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
Cơ quan này cho biết, ngày 17/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 19 về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng. Dự thảo Chỉ thị này cần được trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/7/2020.
Như ICTnews đã thông tin, Quyết định 19 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng được ban hành ngày 17/6/2020, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2020.
Theo quyết định này, các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng phải vận hành ngay. Các trạm thu phí dịch vụ đang hoạt động chưa lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng, chậm nhất đến ngày 31/12/2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng.
Đối với các trạm thu phí do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý, tiến độ hoàn thành sẽ do Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, quyết định phù hợp với điều kiện nguồn vốn của dự án.
Quyết định 19 cũng nêu rõ, phương tiện giao thông đường bộ thuộc đối tượng chịu phí dịch vụ sử dụng đường bộ và các phương tiện được miễn phí sử dụng dịch vụ đường bộ phải được gắn thẻ đầu cuối. Việc gắn thẻ đầu cuối sẽ được thực hiện tại các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, các đại lý do nhà cung cấp dịch vụ thu phí ủy quyền. Trước ngày 31/12/2021, chủ phương tiện không phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho lần lắp đặt đầu tiên. Từ thời điểm sau đó, chủ phương tiện phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí.
Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng là hình thức thu phí tự động, phương tiện giao thông không cần dừng lại để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi tới trạm thu phí. Quá trình tính toán phí dịch vụ được thực hiện tự động bởi hệ thống thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
M.T
Cần bảo mật thông tin cá nhân người dùng dịch vụ thu phí điện tử không dừng
Một trong những nguyên tắc triển khai dịch vụ thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng là phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng.
" alt="Đẩy nhanh tiến độ triển khai thu phí điện tử không dừng" />Nêu tại báo cáo thông tin về thị trường bất động sản (BĐS) quý IV và cả năm 2020, Bộ Xây dựng cho biết, năm 2020 đánh dấu nhiều khó khăn với kinh tế thế giới và Việt Nam. Tại Việt Nam, bên cạnh những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, tình hình biến đổi khí hậu đã gây ra hiện tượng bão, lũ, lụt ảnh hưởng nặng nề tới các tỉnh khu vực miền Trung.
Năm 2020 đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách từ một số luật và nghị định liên quan đến đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS Ngay từ đầu năm, Chính phủ và các Bộ ngành đã khẩn trương nghiên cứu để ban hành nhanh chóng, kịp thời nhiều cơ chế, chính sách để giúp tháo gỡ khó khăn, phục hồi, phát triển nền kinh tế nói chung và lĩnh vực BĐS nói riêng. Tháng 3/2020, Nghị quyết Phiên họp thường kỳ của Chính phủ đã giao các Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư khẩn trương bổ sung, tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn và nghiên cứu hoàn thiện chính sách để đẩy mạnh hơn nữa về phát triển nhà ở xã hội.
Có thể nói, năm 2020 đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách một số luật và nghị định liên quan đến đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS.
Luật xây dựng sửa đổi 2020
Tại kỳ họp thứ 9 ngày 17/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (Luật số 62/2020/QH14), với nhiều điểm mới. Như bổ sung công trình được miễn giấy phép (Khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung 2020). Theo đó, công trình quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động;…được miễn giấy phép;
Thời gian cấp giấy phép được rút ngắn 10 ngày so với quy định Luật Xây dựng năm 2014 (điểm b Khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) chỉ còn trong 20 ngày.
Cùng với đó là bỏ quy định về đủ vốn khi khởi công xây dựng (Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung 2020) không còn quy định điều kiện về bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình;
Quy định cụ thể một số dự án phải đánh giá tác động môi trường (Khoản 11 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020). Luật mới đã bổ sung quy định đánh giá sơ bộ tác động môi trường khi lập dự án đầu tư xây dựng;
Tăng cường phân cấp trong thực hiện thủ tục cấp Giấy phép xây dựng (điểm c Khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung 2020). Theo đó UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt thay vì Bộ Xây dựng như quy định trước đây (Lưu ý: Thẩm quyền của UBND cấp tỉnh về việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2020).
Luật Đầu tư 2020
Cũng tại kỳ họp thứ 9 ngày 17/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư 2020 (Luật số 61/2020/QH14) với nhiều điểm mới. Có thể kể đến như việc thống nhất việc thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư, công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở, khu đô thị, dự án bất động sản thực hiện theo trình tự thủ tục của pháp luật về đầu tư;
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp,…và kết hợp với Luật Xây dựng (sửa đổi) đã đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến việc chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư, công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở, BĐS…
Nghị định số 25/2020/NĐ-CP
Ngày 20/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu, trong đó đã tháo gỡ được điểm nghẽn lâu nay của các dự án bất động sản về thủ tục giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu dự án bất động sản.
Nghị định số 68/2020/NĐ-CP
Ngày 24/6/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Nghị định số 148/2020/NĐ-CP
Ngày 18/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, với nhiều quy định mới như quy định cơ chế xử lý đối với các thửa đất do Nhà nước quản lý nằm xen kẽ trong các dự án đầu tư, dự án nhà ở;
Quy định cơ chế xử lý đối với trường hợp mua tài sản gắn liền với đất, trong đó có phần diện tích đất mà người đang sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng để thực hiện dự án đầu tư và quy định thời hạn sử dụng đất đối với trường hợp này;
Quy định về giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Quy định cơ chế giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý;
Bên cạnh đó là quy định khu vực được thực hiện dự án phân lô, bán nền và quy định chặt chẽ điều kiện phân lô, bán nền dự án nhà ở; Quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa để quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình trạng phân lô, bán nền…
Bộ Xây dựng cũng cho biết để tiếp tục hoàn thiện thể chế và tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS hiện Bộ đang tích cực hoàn thiện để trình Chính phủ xem xét ban hành trong thời gian tới một số cơ chế, chính sách quan trọng: Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp tạo cơ sở, động lực tốt cho thị trường bất động sản năm 2021 tiếp tục phát triển ổn định.
Thuận Phong
Bộ Xây dựng sẽ thanh tra lại vụ việc địa phương chưa làm hết trách nhiệm
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà yêu cầu với những vụ việc trường hợp liên quan đến quản lý của ngành chưa được Thanh tra địa phương giải quyết dứt điểm thì Thanh tra Bộ phải trực tiếp xử lý đến tận cùng.
" alt="Bất động sản 2021 đón cửa sáng với loạt chính sách quan trọng" />Tình trạng giá đất tăng nóng cục bộ tại một số địa phương chỉ diễn ra trong thời gian ngắn đến nay đã lắng xuống
Bộ Xây dựng chỉ ra rằng, giá giao dịch đất nền trong khu dân cư tại thời điểm nửa cuối quý I/2021, đặc biệt là sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán đã xảy ra hiện tượng tăng nóng ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước như: Hà Nội (các huyện Đông Anh, Đan Phượng, Thạch Thất,…), TP.HCM (TP. Thủ Đức), Hải Phòng (huyện Thủy Nguyên), tỉnh Bắc Ninh (thị xã Từ Sơn), tỉnh Ninh Bình (huyện Gia Viễn), tỉnh Bình Thuận (thành phố Phan Thiết và thị xã La Gi), tỉnh Bình Phước (huyện Hớn Quảng), tỉnh Quảng Trị (huyện Gio Linh),…
Cụ thể, tại Hà Nội, theo ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu thị trường thì một số khu vực đất đai người dân quản lý tại các vùng ven đô, quy hoạch nâng cấp lên quận đều bị đẩy lên tương đương 30 – 50 triệu/m2; bình quân các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20 – 30%.
Tại TP.HCM, giá nhà đất ở khu vực thành phố Thủ Đức liên tục tăng nhiều đợt từ trước thời điểm thành lập Thành phố đến nay (ví dụ trên tuyến đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Phước Thiện, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Văn Tăng…, vị trí đất mặt đường đã lên tới hơn 100 triệu đồng/m2 thậm chí gần 200 triệu; tại phường Trường Thọ, giá đất trước đây chỉ khoảng 40 - 50 triệu đồng/m2 đã tăng lên tới 70 - 90 triệu đồng/m2 thậm chí 100 triệu đồng/m2).
Giá đất nền tại một số điểm cục bộ của một số địa phương có mức ghi nhận tăng cao như: vùng ven Thủ đô Hà Nội như Quốc Oai (tăng 20%), Ba Vì (45%), một số điểm thuộc các tỉnh như Hòa Bình (46%), Bắc Ninh (20%), Hưng Yên (26%) và mới đây là Thanh Hóa; tại TP. Thủ Đức, huyện Cần Giờ của TP. Hồ Chí Minh; Biên Hòa, Nhơn Trạch và Long Thành của tỉnh Đồng Nai,…
Tuy nhiên, Bộ này cũng cho hay, giao dịch chính thức được ghi nhận trên thực tế hầu như rất ít.
“Hình thức giao dịch tại các khu vực này chủ yếu là đặt cọc sau đó chuyển nhượng ngay khi giá tăng và xuất hiện nhà đầu tư khác có nhu cầu mua” – Bộ Xây dựng nêu lên chiêu thức giao dịch.
Trong cơn sốt đất vào tháng 3 vừa qua tại Hạ Long (Quảng Ninh), theo lãnh đạo UBND TP Hạ Long có hoạt động “làm thị trường” của các nhóm đầu cơ có tổ chức, có kịch bản đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Nhiều căn biệt thự bỏ hoang ở khu đô thị Hà Phong (Mê Linh, Hà Nội) Các đối tượng đầu cơ này đã âm thầm chuẩn bị mua đất tại các dự án trên từ trước với mức giá rẻ, sau đó lợi dụng thông tin về quy hoạch phát triển đô thị đã bằng mọi cách tung ra thị trường các tin gây “sốt” để đẩy giá đất tăng cao trong thời gian ngắn nhằm tạo “sóng ảo” về nhu cầu khiến giới đầu tư và người dân thấy bất động sản khu vực này đang giao dịch rất sôi động. Nhưng thực chất là các hoạt động mua đi bán lại với nhau trong chính các nhóm môi giới đang thao túng thị trường tạo ra các giao dịch “mồi” để dụ khách hàng.
Đến thời điểm này, Bộ Xây dựng nhìn nhận, tình trạng giá đất tăng nóng cục bộ tại một số địa phương chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi lắng xuống sau khi chính quyền địa phương kịp thời đưa ra các chỉ đạo, thông báo công khai cũng như cảnh báo tới các nhà đầu tư, người dân về quy hoạch, kế hoạch thực hiện, tình hình triển khai các dự án trên địa bàn (như thông tin quy hoạch sân bay Tec-nich tại Bình Phước, quy hoạch hành chính huyện Thủy Nguyên tại Hải Phòng, điều chỉnh bảng giá đất tại Đà Nẵng,…).
Cuối tháng 4 vừa qua, tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2021 của Bộ TN&MT, ông Mai Văn Phấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cũng cho biết, sau khi các địa phương công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… tình trạng sốt đất đã có dấu hiệu hạ nhiệt.
Siết phân lô bán nền, đẩy mạnh thanh kiểm tra
Nhìn nhận từ cơn sốt đất thời gian qua, Bộ Xây dựng cho rằng, mặc dù hiện tượng sốt đất nền mới chỉ diễn ra ở quy mô cục bộ của từng khu vực, dự án nhưng cũng cho thấy dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro của thị trường cần có sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy, cần có sự theo dõi kiểm soát và ngăn chặn, xử lý kịp thời của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương để tránh tình trạng lan rộng, mất kiểm soát, trở thành "bong bóng" BĐS.
Bộ này thông tin, trong thời gian tới, các Bộ, ngành tiếp tục khẩn trương hoàn thiện thể chế chính sách và triển khai có hiệu quả các chính sách, Nghị định mới ban hành về đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng hoàn thiện quy định pháp luật để công bố hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về đất đai, quản lý sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp,…không để chuyển nhượng trái pháp luật, sử dụng sai mục đích.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tránh rủi ro kép, ngăn chặn việc sử dụng nguồn vốn cho vay sản xuất, tiêu dùng vào đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Cùng với đó, các địa phương sẽ tổ chức công bố công khai thông tin về thị trường bất động sản, về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính,… để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi.
Đồng thời, có biện pháp quản lý, ngăn chặn việc chia tách, "phân lô, bán nền" tại các khu vực chưa được phép đầu tư, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng.
Quản lý, kiểm soát việc mua đi, bán lại các giao dịch BĐS trao tay nhiều lần thông qua biện pháp quản lý tốt các tổ chức, cá nhân môi giới BĐS.
Các địa phương cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh BĐS không đúng quy định, nhất là các dự án "ma", không đủ hồ sơ pháp lý, không đủ điều kiện kinh doanh.
Đề xuất cần sớm đánh thuế bất động sản
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) để trị sốt đất, sốt giá nhà, Hiệp hội đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét áp dụng mức thuế suất rất cao nếu bán, chuyển nhượng lại nhà đất trong năm đầu tiên và giữ mức thuế suất cao trong năm thứ hai, thứ ba. Các trường hợp bán, chuyển nhượng nhà đất sau khi tạo lập được 3 năm hoặc chứng minh được nhu cầu bán, chuyển nhượng nhà đất là chính đáng thì áp dụng thuế suất bình thường.
Với người sở hữu nhiều nhà đất mà không dùng để ở hoặc không sử dụng để sản xuất, kinh doanh thì chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất sở hữu. Với người chậm đưa đất vào sử dụng cũng bị đánh thuế cao nhằm triệt tiêu ý chí "găm giữ" đất, chống đầu cơ đất đai. Trong trường hợp thị trường bất động sản bị đầu cơ thì có thể áp dụng thuế suất rất cao để triệt tiêu ý chí đầu cơ.
Ngoài ra, HoREA cũng nhất trí với đề xuất của Bộ Tài chính về việc cần thiết xem xét ban hành "thuế bất động sản" đánh trên giá trị nhà và đất. Hiện nay, người sở hữu nhà chưa phải nộp thuế tài sản nhà ở mà mới chỉ phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, trong đó có "đất ở", với thuế suất đối với "đất ở" trong hạn mức là 0,03% bảng giá đất, nên mức nộp thuế gần như không đáng kể.
Thuận Phong
Bộ Tài chính nói về đề xuất đánh thuế cao chặn đứng cơn sốt đất điên đảo
Theo Bộ Tài chính, để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bất động sản thì việc nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan là cần thiết, cần được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành.
" alt="Lộ mánh giao dịch trong cơn sốt đất đẩy giá khắp nơi" />
- ·Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Melbourne Victory, 16h35 ngày 25/4: 3 điểm xa nhà
- ·Những thông tin cần biết trước thềm sự kiện Galaxy Unpacked ngày 9/2
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Ba Lan vs Nữ Áo, 0h00 ngày 30/11: Khó có bất ngờ
- ·Bệnh trĩ có nguy cơ mắc cao nếu bạn cầm điện thoại khi đi WC
- ·Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Melbourne Victory, 16h35 ngày 25/4: 3 điểm xa nhà
- ·Làm AI tốn rất nhiều tiền
- ·5G sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- ·Vì sao giá các loại năng lượng đang xuống mức thấp chưa từng có?
- ·Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Villarreal, 0h00 ngày 24/4: Tàu ngầm vàng thắng tiến
- ·“Cú huých” để Việt Nam chuyển đổi số nhanh hơn