5 lợi ích làm đẹp từ đá lạnh ít người biết
12 bí mật để có làn da đẹp hoàn hảo
Bí quyết chống nhăn da mặt không cần đến mỹ phẩm
Họ luôn đẹp một cách tự nhiên nhất, không hề gắng gượng hay chạy theo khuôn mẫu nào, mà họ để cả thế giới phải chạy theo mình. Không cần cầu kì, màu mè nhưng phụ nữ Pháp bao giờ cũng rất có sức hút, không chỉ phong cách thời trang mà ngay cả làm đẹp cũng được nhiều người học hỏi theo một cách mê mẩn.
Nếu bạn cũng là người yêu thích vẻ đẹp kiểu Pháp, hẳn là không nên bỏ qua 7 bí mật làm đẹp sau đây mà chỉ riêng phụ nữ Pháp mới biết:
BÍ MẬT 1: QUẲNG MÁY SẤY TÓC ĐI
Trong quyển sách “Sống như người Paris”, Caroline de Maigret tiết lộ bí quyết để có mái tóc rối tự nhiên đúng chuẩn gái Pháp đó là: đừng bao giờ dùng máy sấy tóc. Thay vì thế, hãy làm khô tóc bằng những cách sau: mùa hè thì để gió thổi khô, còn mùa đông thì dùng khăn lau.
BÍ MẬT 2: TẬN DỤNG DẦU GỘI KHÔ VÀ DẦU XẢ KHÔ
Phụ nữ Pháp không thích mất nhiều thời gian để dưỡng tóc nhưng vẫn muốn có một mái tóc thật đẹp. Vì vậy họ chọn phương pháp đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất: sử dụng thường xuyên dầu gội khô và dầu xả khô. Dầu gội khô giúp mái tóc bết dầu trở nên thơm tho bồng bềnh ngay tức thì, rất thích hợp cho những buổi sáng ngủ nướng quá giờ hẹn. Còn với dầu xả khô, gái Pháp thường thoa nó lên tóc, quấn tóc lại thành búi hoặc tết thành bím. Sau vài tiếng đồng hồ ăn sáng hoặc làm việc gì đó rồi họ sẽ xõa bung tóc ra. Mái tóc lúc này vừa bóng mượt, chắc khỏe, vừa có những nếp gợn sóng đặc biệt tự nhiên mà máy kẹp tóc xoăn không thể làm ra được.
BÍ MẬT 3: CÁCH RỬA MẶT BUỔI SÁNG
Bất chấp họ bôi nhiều kem dưỡng thế nào vào buổi tối hôm trước, thì buổi sáng hôm sau họ cũng chỉ rửa mặt bằng nước lạnh hoặc lau mặt bằng bông cotton tẩm nước tẩy trang. Thói quen không rửa mặt bằng sữa rửa mặt vào buổi sáng giúp cho da họ luôn mềm mại nhờ giữ được màng ẩm tự nhiên.
BÍ MẬT 4: TRANG ĐIỂM TỐI GIẢN
Phong cách trang điểm của gái Pháp là: chỉ có một điểm nhấn duy nhất trên khuôn mặt, hoặc là đường kẻ mắt mèo sắc lẻm, hoặc là môi son đỏ rực, không bao giờ là cả hai. Điều đó tạo cho bạn nét thanh lịch và thu hút một cách tự nhiên nhất.
BÍ MẬT 5: XỊT NƯỚC HOA Ở NHỮNG CHỖ KHÔNG NGỜ NHẤT
Coco Chanel từng nói: “Hãy thoa nước hoa vào bất cứ nơi nào trên cơ thể mà bạn muốn được hôn.” Gái Pháp còn làm nhiều hơn thế, họ xịt nước hoa vào tủ quần áo (để quần áo lưu hương mà không làm hỏng vải), vào khăn tắm (để khi lau người nước hoa cũng vương lên da) và vào cả chiếc khăn tay cất trong túi xách (để mỗi khi mở túi xách sẽ có một mùi hương thoang thoảng bay ra).
BÍ MẬT 6: ƯA DÙNG DƯỢC MỸ PHẨM
Nhiều người hiểu lầm rằng phụ nữ Pháp chỉ dùng mỹ phẩm xa xỉ. Sự thật là họ thường xuyên đến các hiệu thuốc, cửa hàng mỹ phẩm bình dân để gom về cả tá những món dược mỹ phẩm giá rẻ nhưng chất lượng tốt miễn bàn.
Có lẽ 7 cách làm đẹp kể trên của phụ nữ Pháp đã được áp dụng ở một số phụ nữ hiện nay, nếu bạn chưa biết về cách làm đẹp này, hãy tham khảo ngay và áp dụng luôn nhé.
Thái Thị Hậu
" alt=""/>Bật mí 7 cách làm đẹp đơn giản không ngờ từ phụ nữ PhápTheo Daily Mail, có tới 20 lao động cho hay họ là nạn nhân của các vụ quấy rối, lạm dụng tình dục của một nông dân ở Tablelands tại Far North Queensland.
Các vụ lạm dụng xảy ra từ giữa năm ngoái cho tới tận tháng 4/2020, Cairns Post đưa tin. Tuy nhiên, do lo sợ việc làm của họ tại các nông trại không được trình lên chính phủ Australia, những nữ du khách ba lô trên không dám báo cảnh sát hay công khai tên người nông dân trên.
Tại Australia, du khách ba lô được yêu cầu hoàn thành 88 ngày công được chỉ định để có thể xin thị thực du lịch - làm việc năm thứ hai nếu không được chủ lao động bảo trợ.
Ảnh: Daily Mail |
Một nữ du khách cáo buộc người nông dân trên yêu cầu cô rửa bình tưới nước của anh ta trong trang phục lót. Người này cho hay, cô chỉ làm việc tại đây một tuần nhưng ngay lập tức đã cảm thấy không an toàn do những hành vi kỳ quái của người đàn ông trên. “Tôi chưa bao giờ nghe đến chuyện phải mặc bikini khi làm việc tại các nông trại ở Australia và tôi thấy việc này không thích hợp”.
Du khách nữ này cho biết, cô còn bị người nông dân trên yêu cầu quan hệ tình dục với anh ta. Tuy nhiên, nông dân này phủ nhận các cáo buộc và nói công việc tại chỗ anh ta cũng giống như những nơi khác.
Ảnh: Daily Mail |
Tuy nhiên, một lao động khác cũng buộc tội nam nông dân trên yêu cầu cô mặc đồ lót khi làm việc cùng nhiều đòi hỏi về tình dục khác. “Rất nhiều lần anh ta cố yêu cầu tôi qua đêm cùng. Ngoài ra, anh ta và bạn còn ngồi uống rượu và ép tôi thoát y, nhảy múa cho họ xem, nói đùa bẩn thỉu về tôi”.
Một số nữ du khách khác cho hay, họ bị sờ ngực, quấy rối. Một cư dân trong vùng cho hay, người nông dân bị tố cáo khá nổi danh vì thường có những hành vi không đúng đắn.
Người dân địa phương trên cũng cho biết, có tồn tại thứ “văn hoá” gọi là nông dân lạm dụng du khách ba lô. Người này cho hay, có vài người nước ngoài đã ở lại nhà anh ta sau khi chạy trốn khỏi trang trại lạm dụng trên.
Quyền thanh tra Greg Giles đã kêu gọi những du khách ba lô từng gặp chuyện với nông dân trên hãy ra trình báo.
Hoài Linh
Dọc bờ biển phía tây đảo Tasmania, Australia, các nhà bảo vệ biển đang tập trung để tiến hành một chiến dịch giải cứu 270 con cá voi hoa tiêu bị mắc cạn trên một bãi cát ngoài biển.
" alt=""/>Nỗi kinh hoàng của lao động nước ngoài làm việc tại nông trại AustraliaĐể thực hiện các cuộc lừa đảo trực tuyến, đối tượng lừa đảo áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để tạo niềm tin, nhưng có thể phân ra 3 nhóm lừa đảo chính, đó là giả mạo thương hiệu chiếm 72,6%, chiếm đoạt tài khoản online chiếm 11,4% và 16% còn lại là các hình thức khác như việc làm online, lừa đảo tình cảm, app cho vay...
“Mục tiêu cuối cùng của các đối tượng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đều đánh chung vào tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người”, đại diện Cục An toàn thông tin nhận xét.
Đáng chú ý, từ thực tế triển khai các hoạt động giám sát và đảm bảo an toàn không gian mạng Việt Nam, với 3 nhóm lừa đảo chính nêu trên, các chuyên gia Cục An toàn thông tin cũng điểm ra 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam trong năm ngoái để người dùng có thể nhận biết và phòng tránh. Đó là:
Giả mạo thương hiệu của các tổ chức như ngân hàng, cơ quan nhà nước, công ty tài chính, chứng khoán… để gửi SMS lừa đảo cho nạn nhân; Giả mạo các trang web/blog chính thống để tạo uy tín nhằm lừa các nạn nhân, thu thập thông tin cá nhân của người dân;
Chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội như Zalo, Facebook, Tiktok… để tiến hành gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè người thân nhằm chiếm quyền tài khoản, lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự, tống tiền…; Các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen xuất hiện trên các trang web, gửi tràn lan qua các kênh thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội và nạn nhân sẽ biến thành những con nợ trong khi chính họ cũng không biết.
Các hình thức lừa đảo kết hợp thường được các đối tượng sử dụng như: Dùng số điện thoại giả danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông… để tiến hành gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản; Sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề hay biết;
Giả mạo doanh nghiệp, trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, nước ngoài để lừa nạn nhân làm cộng tác viên. Để dẫn dụ nạn nhân, đối tượng xấu thực hiện chạy quảng cáo lừa đảo trên Facebook hay gửi tin nhắn quảng cáo spam qua SMS;
Lan truyền tin giả đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự thương người và lòng tin. Để câu view, câu like và sau đấy là lừa gạt chiếm đoạt tài sản qua hình thức từ thiện, kêu gọi đóng góp lừa đảo…;
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua quảng bá bán hàng online trên Facebook, cụ thể như bán hàng giả, chất lượng kém, vé máy bay giả, khuyến mãi giả, hàng ảo hoặc rao bán giả mạo không tồn tại sản phẩm;
Giả mạo trang cá nhân, tài khoản người dùng trên Facebook, Telegram, Zalo để tạo uy tín và lừa nạn nhân sử dụng dịch vụ hoặc đầu tư. Chẳng hạn như lừa chiếm đoạt tài sản bằng cách chờ trực trên các Fanpage có tích xanh, Fanpage của người nổi tiếng trên mạng xã hội để nhắn riêng với nạn nhân đóng giả là nhân viên, trợ lý.
Bẫy tình, lợi dụng tình cảm lòng tin và sự thương hại để lừa đảo qua các nền tảng Facebook, Zalo, Tinder, Telegram; Lừa đảo cài cắm mã độc qua đường dẫn độc hại, phần mềm độc hại; Thông báo trúng thưởng, quà tặng, khuyến mại để lừa nạn nhân đánh cắp thông tin tài khoản và tài sản thông qua các trang web giả mạo;
Cùng với đó, còn là thủ đoạn nâng cấp lên SIM 4G hay 5G để lừa lấy số điện thoại của nạn nhân nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản và tài sản; Giả mạo email của ngân hàng, ví điện tử, tổ chức uy tín để uy hiếp, đe dọa lừa tiền nạn nhân; Lập sàn đầu tư tiền ảo crypto, đầu tư đa cấp, đầu tư nhị phân, đầu tư Forex… lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đại diện Cục An toàn thông tin cũng cho biết, thời gian qua, để bảo người dân, cộng đồng trước vấn nạn lừa đảo trực tuyến, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người dân, một số biện pháp đã bước đầu mang lại hiệu quả nhất định.
Tuy vậy, các giải pháp đã triển khai còn chưa được đồng bộ và thống nhất giữa các bộ, ngành, địa phương. Vì thế, Cục An toàn thông tin cho rằng, để giải quyết lừa đảo trực tuyến cũng tương tự như lừa đảo trên đời thực, cần có sự tham gia phối hợp, đồng bộ của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương, trong đó nòng cốt chính là lực lượng Công an làm nhiệm vụ phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Chuyên gia bảo mật chỉ cách hóa giải chiêu lừa đảo mạo danh ngân hàng kết bạn ZaloTin vào những lời mời kết bạn của những kẻ mạo danh ngân hàng trên Zalo, nhiều người đã trở thành nạn nhân và bị lừa mất tiền trong tài khoản." alt=""/>16 hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam