Cụ thể, 5 tuyến phố được Sở GTVT Hà Nội lựa chọn, bao gồm: Dã Tượng, Nguyễn Gia Thiều, Cửa Đông, Trần Xuân Soạn, Lê Đại Hành. Theo ông Hà Huy Quang, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, đây là những tuyến phố có mặt cắt rộng trên 11 m, nếu dành 1,8m cho một làn ô tô đỗ thì lòng đường mỗi bên vẫn còn trên 4,5m, đủ cho phương tiện, trong đó có ô tô, xe máy lưu thông hỗn hợp.
“Thực tế việc đỗ xe một bên đường cũng đang được Sở GTVT cấp phép cho Cty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội thực hiện trên phố Dã Tượng thời gian qua. Theo đó, ngoài hai làn phương tiện chạy hỗn hợp ổn định, hiện lòng đường phố Dã Tượng hướng Lý Thường Kiệt đi Trần Hưng Đạo đang được tổ chức trông giữ ô tô và không gây ảnh hưởng nhiều đến giao thông”, ông Quang nhấn mạnh.
Thay vì đỗ xe 1 bên, từ tháng 11 phố Dã Tượng được đề xuất trông xe hai bên đường theo ngày chẵn, lẻ. |
Về lộ trình thực hiện phương án này, ông Quang cho biết, Sở GTVT đề xuất hai giai đoạn thực hiện, giai đoạn 1 sẽ chọn tuyến phố Dã Tượng để tổ chức trông xe theo ngày chẵn lẻ ngay trong tháng 11 này. Theo đó, từ giấy phép đã cấp một bên cho Cty Khai thác điểm đỗ xe trông xe lâu nay, Sở GTVT Hà Nội sẽ cấp bổ sung trông xe cả hai bên trên phố Dã Tượng cho Cty Khai thác điểm đỗ xe trông xe theo hướng, ngày chẵn trông xe bên số nhà chẵn, ngày lẻ trông xe bên số nhà lẻ. “Phương án này đảm bảo công bằng cho người dân sống và kinh doanh trên các tuyến phố được tổ chức trông xe dưới lòng đường, không đỗ xe cố định một bên như phố Dã Tượng hiện nay”, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội nêu thực tế.
Phải đánh giá, rút kinh nghiệm khi nhân rộng
Với các tuyến phố còn lại như Nguyễn Gia Thiều, Cửa Đông, Trần Xuân Soạn, Lê Đại Hành sẽ được thực hiện từ quý 1/2017 (giai đoạn 2). Tuy nhiên, để có cơ sở nhân rộng mô hình này ra 4 tuyến phố trên cũng như nhiều tuyến phố khác, trước khi thực hiện Sở GTVT Hà Nội cho biết, tháng 12/2016 sẽ tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện trên phố Dã Tượng.
Theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, hiện nay các điểm đỗ xe ô tô trên địa bàn thành phố mới đáp ứng được gần 10% nhu cầu của người dân, do vậy cùng với các giải pháp lâu dài, thành phố và Sở GTVT đang thực hiện nhiều giải pháp trước mắt, trong đó có bố trí các điểm trông xe dưới lòng đường tại các tuyến phố có đủ điều kiện để tăng khả năng đáp ứng của giao thông tĩnh.
Tuy nhiên Sở GTVT Hà Nội cũng lưu ý các đơn vị thực hiện, ngoài mặt cắt trên 11m, các tuyến phố thực hiện trông xe trên đường phải được tổ chức giao thông 2 chiều, không có dải phân cách giữa. Các điểm đỗ, trông giữ xe được bố trí sắp xếp một hàng xe đỗ dọc dưới lòng đường, với bề rộng vạch sơn điểm đỗ là 1,8m tính từ mép vỉa hè, phải trừ cổng của cơ quan, trụ cứu hỏa, các đầu nút giao thông, ngõ đi chung theo quy định.
(Theo Tiền Phong)
" alt=""/>Chọn 5 tuyến phố thí điểm đỗ xe chẵn, lẻÔng cũng nhấn mạnh, khi cấm hoặc dừng hoạt động xe máy trên tuyến, khu vực nào thì vẫn phải đảm bảo sinh hoạt bình thường việc đi lại của nhân dân ở những khu vực được kết nối một cách thuận lợi.
"Trong quá trình hoàn thiện, đề án sẽ được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của người dân", ông Viện nói.
Giám đốc Sở GTVT cũng khẳng định, nghị quyết 04/2017 của HĐND TP nêu không chỉ giảm phương tiện giao thông cá nhân đối với xe máy mà giảm tất cả các loại phương tiện giao thông cá nhân, kể cả ô tô.
“Tuy nhiên, đối với ô tô sẽ giảm chủ yếu bằng các giải pháp kinh tế.
Đó là tăng phí dịch vụ đỗ xe tại các khu trung tâm, xây dựng đề án thu phí vào một số khu vực trung tâm có khả năng gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, cùng các loại phí khác nhằm để người dân có thể thay đổi thói quen lựa chọn phương tiện khi tham gia giao thông một cách có hiệu quả”, ông Viện nói.
Vẫn theo ông Viện, đề án xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2030 đang nghiên cứu có đặt ra vấn đề là tiến tới lộ trình dừng từng bước theo tuyến, khu vực có đủ điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là phương tiện vận tải hành khách công cộng đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Khi đó sẽ dừng hoạt động xe máy.
" alt=""/>Đường đầu tiên Hà Nội có thể cấm xe máy: Lê Văn Lương hoặc Nguyễn TrãiTràn ngập "giải cứu" trên chợ mạng |
Nhiều người bán hàng online đang rao bán ngao hai cùi với giá rẻ khoảng 50.000-70.000 đồng/kg. Đặc biệt, nếu mua số lượng từ 3kg giá chỉ 35.000 đồng/kg.
Chị Hằng, một người bán hàng cho biết, do ngao đợt này không xuất được sang Trung Quốc nên giá rẻ. Chị khoe, trong ngày hôm qua chị bán được 4 tạ ngao và hiện vẫn gom hàng để bán tiếp.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, loại ngao 50.000 đồng/kg là loại nhỏ (khoảng 40-45 con một kg), còn loại ngao to (28-32 con) giá bán vẫn 85.000-90.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, mức giá không mang tính chất giải cứu, hàng loại 1 vẫn có giá ngang ngửa với thị trường |
Thực tế, đang có tình trạng lợi dụng việc giải cứu, đánh vào tâm lý người tiêu dùng. Bởi tại các chợ không bán “giải cứu” thì giá ngao bình thường vẫn 80.000-100.000 đồng/kg tùy loại to hay nhỏ.
Chị Hảo (Phạm Văn Đồng) cho biết, gia đình chị thích ăn ngao hai cùi vì thịt ngao giòn, ngon, ngọt. Chị vẫn hay mua ngao hai cùi về hấp sả hoặc nướng mỡ hành. Thấy đợt này mọi người kêu gọi giải cứu ngao hai cùi nhưng chị cho biết, thực ra là tiền nào của nấy thôi chứ không phải giải cứu nên mới có giá rẻ.
“Tôi mua tại chợ, giá ngao hai cùi bình thường vẫn tầm trên dưới 100 nghìn với loại chỉ khoảng 20-25 con một kg. Còn trên chợ mạng đúng là có rẻ hơn nhưng chỉ là loại ngao bé, không có loại ngao to như thế. Hơn nữa, trên chợ mạng, họ bán giá rẻ hơn một chút nhưng đi kèm với điều kiện phải mua số lượng từ 2-3kg, rồi phải đặt hàng trước đến ngày hôm sau mới giao hàng. Đó là còn chưa tính tiền ship. Do đó, nếu tính ra thì chẳng rẻ hơn được tí nào”, chị Hảo cho hay.
" alt=""/>Gắn mác 'giải cứu', nhiều shop online rao bán ngao giá 'trên trời'