Bốn trọng tài nữ Việt Nam đầu tiên được học VAR. Ảnh: VPF Tham dự lớp đào tạo khóa 3 có 19 trọng tài, trợ lý trọng tài đang tham gia điều hành các giải đấu trong nước. Điểm khác biệt là đối tượng học viên được mở rộng, ngoài 13 trọng tài và trợ lý trọng tài đang làm tại V-League, hạng Nhất còn có sự xuất hiện của 4 nữ trọng tài, trợ lý trọng tài là Lê Thị Ly, Trần Thị Thanh, Hà Thị Phượng, Nguyễn Thị Hằng Nga (cả 4 nữ trọng tài và trợ lý trọng tài đều đã đạt trình độ FIFA); 2 trọng tài ngoài chuyên nghiệp nam gồm trọng tài Nghiêm Bá Trí và trọng tài Dương Duy Dũng.
Các học viên tham gia khóa đào tạo đều là các trọng tài trẻ, được xem là lực lượng đào tạo kế cận. Bên cạnh đào tạo các trọng tài chuyên nghiệp, các trọng tài nữ, trọng tài ngoài chuyên nghiệp được đào tạo về vận hành VAR.
Công nghệ VAR tại Việt Nam đang dần trở nên quen thuộc và chứng minh được sự cần thiết, tầm quan trọng, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho trọng tài tại các giải đấu được áp dụng. Ảnh: VPF Điều này, nằm trong kế hoạch phát triển nhân sự phục vụ triển khai VAR tại nhiều giải đấu, ở nhiều cấp độ thuộc hệ thống thi đấu do VFF tổ chức, quản lý. Trực tiếp đứng lớp giảng dạy lần này là giảng viên Hakan Anaz- người cũng đã tham gia đào tạo trọng tài, trợ lý trọng tài VAR khoá 2.
Ở mùa giải 2024/25, VPF và Ban Trọng tài VFF nỗ lực tối đa hoá các trận đấu sử dụng VAR ở V-League, ngoài ra tính toán áp dụng tại các trận đấu quan trọng trong hệ thống của VFF.
Quang Hải lập ‘siêu phẩm’ và những thách thức phía trước Quang Hải ký hợp đồng mới với CLB CAHN được coi như siêu phẩm kế tiếp của cầu thủ người Đông Anh. Tuy nhiên, tiền vệ tuyển Việt Nam đối mặt với thách thức chẳng nhỏ ở phía trước">