当前位置:首页 > Công nghệ > Phớt lờ dấu hiệu báo động đỏ, bệnh nhân vào viện đã di căn gan

Phớt lờ dấu hiệu báo động đỏ, bệnh nhân vào viện đã di căn gan

2025-03-31 21:33:26 [Bóng đá] 来源:NEWS

Trước đó,ớtlờdấuhiệubáođộngđỏbệnhnhânvàoviệnđãdicăttbd hom nay ông Thành có biểu hiện đau bụng vùng hố chậu trái, thỉnh thoảng rối loạn tiêu hóa (lúc lỏng, lúc táo), mệt mỏi ăn kém. Tình trạng này kéo dài khoảng 3 tháng khiến ông bị sút 5kg. 

Ông đến khám tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư cho thấy CEA tăng cao: 57,56 (ng/ml), CA 19-9: 21,4 (ng/ml). Kết quả nội soi đại trực tràng phát hiện khối u sùi loét vùng đại tràng xích ma gây hẹp lòng đại tràng. 

Kết quả sinh thiết là ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa. Bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, phát hiện khối nhu mô gan hạ phân thùy V gan phải kích thước 25x36 mm, u đại tràng sigma kèm hạch vùng lân cận. 

Phớt lờ dấu hiệu báo động đỏ, bệnh nhân vào viện đã di căn gan - 1

Hình ảnh khối nhu mô gan hạ phân thùy V gan phải kích thước 25x36 mm, sau tiêm ngấm thuốc (vòng tròn đỏ).

Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư đại tràng sigma di căn gan (giai đoạn 4). Hội chẩn hội đồng chuyên môn đã họp và chỉ định phẫu thuật triệt căn (phẫu thuật cắt đoạn đại tràng sigma và nhân di căn gan), sau đó điều trị bổ trợ sau phẫu thuật. Tuy nhiên, gia đình và bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật. Vì vậy, các bác sĩ đã lựa chọn phương án liệu pháp toàn thân kết hợp với đốt sóng cao tần nhân di căn gan.

Sau 6 chu kỳ điều trị hóa chất, về lâm sàng bệnh nhân không còn đau bụng hay rối loạn tiêu hóa, tăng được 2kg. Các chất chỉ điểm u giảm rõ rệt và nằm trong giới hạn bình thường. 

Bệnh nhân được phẫu thuật cắt đoạn đại tràng sigma, lập lại lưu thông tiêu hóa. Sau đó ông Thành tiếp tục phác đồ điều trị hóa chất kết hợp kháng thể đơn dòng, cuối cùng là điều trị duy trì với Capecitabine đơn chất.

Kết quả khám định kỳ theo hẹn, sức khỏe bệnh nhân ổn định, không thấy tổn thương tái phát di căn, tổn thương gan giảm kích thước và không ngấm thuốc.

Như vậy, bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn với điều trị, các triệu chứng lâm sàng được cải thiện tốt. Phác đồ điều trị đã giúp kéo dài thời gian sống thêm không tiến triển, sống thêm toàn bộ cho người bệnh. Đồng thời, đốt sóng cao tần nhân di căn gan có thể là phương pháp điều trị thay thế phẫu thuật đối với bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật hoặc không đủ điều kiện phẫu thuật.

Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 trong các bệnh ung thư của cả 2 giới. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ. Một số yếu tố nguy cơ là chế độ ăn ít rau, nhiều chất béo, mắc các bệnh lý đại - trực tràng (viêm loét mạn tính, polyp, bệnh Crohn, bệnh đa polyp đại trực tràng...).

GS.TS Mai Trọng Khoa, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết trong các loại ung thư đường tiêu hóa, ung thư đại trực tràng là loại có liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ gây bệnh cũng như các yếu tố di truyền. Bệnh nếu được chẩn đoán sớm tiên lượng tốt, có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Do vậy việc sàng lọc, chẩn đoán sớm đóng vai trò quan trọng. Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng. 

Ở giai đoạn sớm, phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Các phương pháp hóa trị, điều trị đích thường được chỉ định khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, đã có di căn xa. Việc sử dụng các thuốc điều trị đích (các thuốc chống tăng sinh mạch, kháng thể đơn dòng như Bevacizumab, Cetuximab…) kết hợp với hóa trị cho các bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn di căn (bước 1, bước 2) đã giúp tăng thời gian sống thêm và chất lượng sống cho người bệnh.

* Tên nhân vật đã được thay đổi. 

(责任编辑:Thời sự)

相关内容
  • Nhận định, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3: Derby kịch tính

    Nhận định, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3: Derby kịch tính Pha lê - 29/03/2025 10:15 Nhận định bóng đá g ...[详细]
  • Bác sĩ bị đánh và bị mắng là chuyện bình thường?

    Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM đến thăm Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) sau vụ bác sĩ bị dọa giết.

    Việc xác định bệnh nhân thuộc mức độ nào là chuyên môn của bác sĩ. Người nhà sẽ không biết nếu bác sĩ giải thích chưa đầy đủ hoặc phù hợp. Thông thường, mâu thuẫn xuất phát từ điểm này. 

    “Ví dụ tình huống một em bé sốt cao, tiêu chảy vào cấp cứu, nếu bác sĩ nói trẻ không nguy hiểm, anh chị chờ khoảng 1 tiếng để nhập lên khoa, có lẽ bố mẹ sẽ không chấp nhận. Nhưng về chuyên môn, chúng tôi phải xử trí cho những ca nguy kịch hơn. Điều này cần sự thông cảm từ hai phía”. 

    Bác sĩ Vũ Duy, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) nhìn nhận, ngoài áp lực từ bệnh nặng, nhân viên y tế còn căng thẳng vì người nhà bệnh nhân luôn yêu cầu phải cấp cứu nhanh và tốt. 

    “Mỗi ngày Khoa Cấp cứu có khoảng 350-400 bệnh nhân. Đặc biệt, các ca cấp cứu tai nạn giao thông ban đêm rất căng thẳng, hay rối loạn. Tâm lý ai cũng muốn mình được cấp cứu đầu tiên, không tránh khỏi nôn nóng. Nhân viên y tế giao tiếp không khéo sẽ khiến người nhà không hài lòng, không hiểu nhau”.

    Từ nhiều nguyên nhân, chửi bới, tấn công nhân viên y tế đến nay đã không còn là chuyện lạ. 

    “Tôi chưa bị đánh nhưng bị chửi nhiều rồi. Ở Khoa Cấp cứu Bệnh viện Lê Văn Thịnh trước đây, một bác sĩ trẻ cũng bị chém, sau đó nghỉ việc. Một bác sĩ khác bị dọa chặn đường đánh, đi làm về cứ phải cảnh giác mắt trước mắt sau, như ăn trộm. Nhưng bạn thấy đấy, những chuyện này vẫn xảy ra. Ngày mai, nếu người vừa đánh mình đến khám bệnh, mình vẫn cứu chữa, không có gì khác”, bác sĩ Lam nói. 

    Phẫn nộ xong rồi... thôi?

    Theo bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy, chuyên môn là nhiệm vụ hàng đầu của bệnh viện, nhưng cách ứng xử, thái độ cũng thể hiện uy tín của cơ sở. 

    Ông xác nhận, vẫn có tình trạng nhân viên y tế có lời nói không hay, không khéo khiến người nhà bệnh nhân giận hay bức xúc. Từ đó, gây ra mẫu thuẫn.

    "Bàn tay có ngón ngắn ngón dài, không thể kiểm soát 100% nhưng chúng tôi luôn nhắc nhở chuyện thái độ của nhân viên y tế mỗi ngày. Tuy nhiên, dù cho lý do gì nào, tôi nghĩ thân nhân và bệnh nhân cũng nên kiềm chế lại. Phản ứng xô xát, tấn công gây ra tổn thương cho chính người bệnh và tổn thương những bệnh nhân khác”, bác sĩ Việt nói. 

    Bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định bị tấn công ngày 27/7.
    Bác sĩ Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) bị người nhà bệnh nhân hành hung ngày 13/4/2018.

    Trong khi đó, bác sĩ Lam bày tỏ, áo blouse trắng bị tấn công đến nay được xem như chuyện... bình thường vì không được giải quyết.

    "Vấn đề giao tiếp là quan trọng nhất để bác sĩ và người nhà hiểu nhau, ai cũng đúng ở vị trí của mình. Nhưng ở một nơi cứu mạng người như bệnh viện, việc hành hung là khó chấp nhận. Điều cần thiết là phải có luật và chế tài đủ nghiêm". 

    Ông lấy ví dụ, người tấn công y bác sĩ phải lưu lại thông tin, trong lần khám chữa bệnh tiếp theo có thể giảm mức hưởng Bảo hiểm y tế - như một hình thức răn đe.

    “Vi phạm an toàn bay, anh bị cấm bay. Vi phạm luật giao thông, anh có thể bị tịch thu bằng lái. Vậy trong khám chữa bệnh cũng cần có hình thức tương ứng để xử trí. Hiện nay, nhân viên y tế bị đánh gần như không có ai bảo vệ, không có luật bảo vệ đúng mức. Phẫn nộ xong rồi đâu lại vào đấy!". 

    Bác sĩ Việt cũng cho rằng, việc xử lý sẽ nghiêm minh hơn khi hành vi tấn công nhân viên y tế được xem như chống người thi hành công vụ. 

    “Khi y bác sĩ chăm sóc người bệnh là trạng thái hoàn toàn thụ động, không có sự chuẩn bị. Công việc của nhân viên y tế cũng là việc công, giúp người. Theo tôi, không có gì bất hợp lý khi xem như họ đang thi hành công vụ”, ông lý giải. 

    Hành hung bác sĩ sẽ xem là chống người thi hành công vụ?Theo dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), người có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm người hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh, bị coi là có hành vi chống người thi hành công vụ." alt="Bác sĩ bị đánh và bị mắng là chuyện bình thường?" />
    ...[详细]
  • 热点阅读
    随机内容