Mặc dù nói tiếng Việt chưa thật sõi nhưng Jorge vẫn thể hiện một bản mash-up các ca khúc tiếng Việt trên sân khấu, trong đó có cả một bài hát của Hương Giang khiến nữ chính tiếc nuối.
|
Hương Giang tiếc nuối khi bỏ qua anh chàng độc thân ngoại quốc. |
Sau đó, Hương Giang phải đứng giữa 3 sự lựa chọn gồm: Danh Ngọc - Huy Trần - Khánh Ngô. Ở giây phút quan trọng nhất, Hương Giang đã quyết định nghe theo con tim để chọn lựa chàng trai Việt kiều Huy Trần.
|
Hương Giang quyết định chọn Huy Trần. |
Hai chàng trai không được chọn bước vào màn lộ diện. Danh Ngọc tiếp tục khiến khán giả cùng dàn cố vấn tiếc nuối khi lại là một anh chàng độc thân tiếp theo bị Hương Giang loại.
Màn lộ diện của Khánh Ngô đã khiến mọi người bất ngờ Chọn cách bước đến và quỳ gối trước mặt Hương Giang, Khánh Ngô rút chiếc nhẫn cầu hôn ra và nói: "Anh đã nói hôm nay anh tới đây là sự bứt phá của anh. Nếu em chọn anh thì sự việc này đã xảy ra rồi. Nhưng bây giờ em không chọn… Vậy anh sẽ chờ lần sau". Câu nói này một lần nữa khiến Hương Giang nín lặng, còn Anh Đức, Trấn Thành thì không kìm được nước mắt xúc động.
Khánh Ngô thừa nhận rằng anh đã yêu thầm Hương Giang suốt 1 năm qua. "Tôi vẫn đấu tranh cho suy nghĩ từng ngày… Hương Giang hiện đã lên 1 tầm cao khác nhưng tôi vẫn nuôi cảm xúc đó trong mình. Tôi không quan trọng xác suất thành công bao nhiêu, tôi chỉ muốn cho Giang thấy tôi tới đây vì cô ấy", Khánh Ngô thổ lộ.
Trước tất cả những chia sẻ này, Hương Giang ngậm ngùi bộc bạch: "Một năm qua chưa bao giờ Giang cảm nhận được. Nhưng hôm nay Giang muốn lắng nghe điều mình muốn. Nói như vậy không phải là Khánh không có cơ hội nhưng ngay thời điểm này, Khánh chỉ là chưa phải điều Giang đang đi tìm...".
Cuối cùng, Huy Trần - chàng trai Việt Kiều được Hương Giang chọn lựa không nằm ngoài dự đoán khi là một anh chàng đã có người yêu Sự xuất hiện của anh cùng bạn gái trên sân khấu khiến người xem hoàn toàn "sụp đổ".
Nói về sự lựa chọn của mình, Hương Giang cho rằng mình chỉ chọn theo cảm xúc mà trái tim mách bảo, mặc dù trong lòng cô đã nghĩ rằng Huy Trần là một chàng trai "màu đỏ", nhưng cô vẫn quyết định đi theo cảm xúc thật.
Đáp lại Hương Giang, Huy Trần và bạn gái tiết lộ cả 2 đều đã hâm mộ cô từ lâu và rất hy vọng được cô xem như những người bạn.
|
Huy Trần - chàng trai được Hương Giang lựa chọn đã có bạn gái vô cùng xinh đẹp. |
T.N
Hương Giang sửng sốt khi loại đúng chàng trai thuộc giới tính thứ 3
- 'Người ấy là ai' tập 12 trở nên vô cùng thú vị khi nhân vật nữ chính không ai khác là Hoa hậu Hương Giang.
" alt="Người ấy là ai tập 13: Hương Giang từ chối trai đẹp mang nhẫn cầu hôn, chọn người 'đã có chủ'"/>
Người ấy là ai tập 13: Hương Giang từ chối trai đẹp mang nhẫn cầu hôn, chọn người 'đã có chủ'
Trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, Tọa đàm khoa học với chủ đề “Tuyển tập Vũ Hạnh – Đời văn, Chiến sĩ” cùng sự kiện ra mắt bộ sách “Tuyển tập Vũ Hạnh” do Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố xuất bản và phát hành. |
Vũ Hạnh tên thật là Nguyễn Đức Dũng, quê xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. |
Vũ Hạnh là tác giả ẩn sau những bút danh Cô Phương Thảo, Nguyên Phủ, ký dưới các bài báo bút chiến, tiểu luận phê bình; tung hoành trên các cuốn nhật báo, với truyện ngắn Bút máu, truyện dài Lửa rừng, tiểu thuyết Cô gái Xà Niêng, công trình lý luận “Đọc lại Truyện Kiều”..., đặc biệt là tác phẩm “Người Việt cao quý” với bút danh A. Pazzi... Vũ Hạnh đã trở thành một cái tên lừng lẫy của làng văn làng báo Sài Gòn như một biểu tượng của tinh thần yêu nước, bảo vệ văn hoá dân tộc. Từ điển Văn học (NXB Khoa học xã hội) đánh giá ông là “một cây bút nòng cốt, tâm huyết trong dòng văn học yêu nước và cách mạng vùng bị Mỹ - ngụy tạm chiếm”.
Tập 1 của Tuyển tập với độ dài gần 600 trang chia làm 3 phần: Hồi ký (3 tác phẩm – tiêu biểu là Một chặng đường bút mực); Truyện ngắn (32 tác phẩm – độc đáo với Bút máu, Chất ngọc, Vượt thác…); Kịch (2 tác phẩm – Người nữ tỳ; Đôi mắt dịu hiền).
Tập 2 của Tuyển tập hơn 800 trang gồm các phần: Truyện dài (4 tác phẩm – điển hình là Cô gái Xà Niêng); Tiểu luận – phê bình (18 tác phẩm - mang tính chiến đấu mạnh mẽ và tính nhân văn sâu sắc với Người Việt cao quý; Văn hóa và mạo hóa; các bài bình luận tác phẩm, tác giả văn học như: Truyện Kiều – Nguyễn Du; Tú Xương, Nhất Linh, Khái Hưng…); Các bài báo về tác phẩm và tác giả Vũ Hạnh.
Chí Bách
" alt="Ra mắt tuyển tập sách của Vũ Hạnh"/>
Ra mắt tuyển tập sách của Vũ Hạnh
- Những ngày gần đây, hàng nghìn người Ý đã chia sẻ trên mạng xã hội bức ảnh ghi lại cảnh một người mẹ dán lên phía sau xe của con gái một tờ giấy. Trên tờ giấy có dòng chữ: "Con gái tôi mới lái xe. Làm ơn đừng bóp còi nó, kẻo nó sợ hãi, luống cuống. Cám ơn". Đằng sau chiếc xe còn có một tờ giấy ghi chữ "P" (mới lái) rất nhiều người mới có bằng hoặc mới tập lái ở Ý dán vào sau xe.
|
Bà mẹ Ý thỉnh cầu mọi người đừng bóp còi vì con gái bà mới tập lái xe |
Lời thỉnh cầu rất giản dị và chân thành của người mẹ được nhiều người Ý chia sẻ bởi họ cảm động trước tình yêu của bà dành cho cô con gái. Nhưng câu chuyện không chỉ liên quan đến tình mẫu tử mà còn là vấn đề còi xe.
Ở Ý, người ta cũng bóp còi nhưng không ầm ĩ và inh ỏi như ở mình. Tại các nước văn minh, người tham gia giao thông rất hạn chế dùng còi xe.
Họ dùng chủ yếu là để cảnh báo, để chào nhau, để phản đối một ai đó đi ẩu, đi không đúng luật hoặc để nhắn nhủ một ai đó để xe chắn lối mình nên điều chỉnh lại xe.
Những người mới lái hay gắn chữ "P" phía sau để báo cho mọi người rằng tay lái mình còn non, nếu "có gì thì bỏ quá cho họ".
|
Nhà báo Trương Anh Ngọc |
Ở Việt Nam, tiếng còi xe là một trong những nguồn gây ô nhiễm tiếng động nghiêm trọng.
Người ta bóp còi bởi tâm lí lo sợ. Họ sợ ai đó từ ngõ đâm ra không nhìn thấy mình, sợ muộn giờ, sợ hoặc muốn cảnh cáo người khác đi vào làn của mình. Nhưng đi kèm với nỗi sợ ấy là một tâm trạng khác, khiến tiếng còi trở thành một thứ vũ khí.
Tiếng còn giờ đây mang một thông điệp là: "Tránh ra cho tôi đi" bất kể "tôi" đi đúng hay sai, ngược chiều hay đúng chiều, đèn đỏ còn bao nhiêu giây. Tâm lí ấy trở thành một thứ ám ảnh, khiến ngón tay tài xế lúc nào cũng sẵn sàng bóp còi, bóp một cách inh ỏi.
Thế rồi khi người đi đường trở nên bất lực vì mắc kẹt trong một mớ bùng nhùng không ra hàng lối, tiếng còi thể hiện sự cáu kỉnh và bất lực của họ. Người ta sẵn sàng mắng người khác, thậm chí đánh người khác chỉ vì họ bị cản trở, vì họ cảm thấy khó chịu với bao nỗi bực dọc trong người, và vì họ cảm thấy người kia không đi theo "luật" của mình.
Giao thông Việt Nam trở thành một tấm gương phản chiếu cách mà người ta đối xử với nhau trong xã hội, khi sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng cả sự khác biệt về quan điểm không hề tồn tại.
Nếu như trên Facebook, văn hoá tranh luận là thứ xa xỉ, bởi vì chỉ cần không vừa ý là hùa theo "ném đá" kiểu số đông, đưa những người mà họ không thích lên "giàn thiêu", thì ở ngoài đường chúng ta đã và đang cư xử với nhau cũng rất tệ.
Người này coi người kia là kẻ ngáng đường mình, ăn cắp thời gian của mình, ảnh hưởng đến công việc riêng của mình... Vì vậy, họ thoải mái bóp còi mọi lúc, mọi nơi...
Sau khi bị hỏng, xe tôi đã được chữa xong còi từ lâu nhưng tôi không dùng nó. Tôi không vội vàng gì cả, tôi đi đúng làn, đúng đường, cũng không muốn phải cố gắng vượt ai trong một cuộc chạy đua hết sức vô lí để kịp làm một điều gì đó cho bản thân.
Chúng ta nên biến mỗi cuộc ra đường thành một cuộc vui trong khuôn khổ luật pháp và tôn trọng, đừng biến nó thành một cuộc "tra tấn" lẫn nhau trên mỗi con đường.
Những người ngồi mâm dưới - Trong khi cánh đàn ông ngồi cụng li và nói đủ mọi thứ chuyện trời biển ở các mâm trên, họ ngồi ở mâm dưới và có thể đóng vai trò của những người bưng bê, dọn dẹp. 'Xin cô cho cháu vào tập đoàn nào to to một tý' - Mình có ông anh họ, con sắp tốt nghiệp đại học. Một hôm ông gọi mình đến giọng rất hệ trọng: "Anh xin cô ý kiến để định hướng tương lai cho thằng cu nhà anh!" " alt="'Con tôi mới tập lái, làm ơn đừng bóp còi...'"/>
'Con tôi mới tập lái, làm ơn đừng bóp còi...'
|