Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam cho hay, mặc dù Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định về dạy thêm, học thêm nhưng trên thực tế vẫn diễn ra cả ở trong và ngoài trường bằng nhiều hình thức khác nhau, nhất là ở khu đô thị. Do đó, cử tri đề nghị Bộ GD-ĐT phải có biện pháp hạn chế việc học thêm, dạy thêm tràn lan và xử lý bệnh thành tích trong giáo dục.Về vấn đề này, Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay, hoạt động dạy thêm, học thêm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT. Tuy nhiên ở một số nơi, vẫn còn tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ GD-ĐT đã và đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo hướng dẫn tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 và Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020
Cùng đó, tiếp tục tinh giản nội dung dạy học đảm bảo không vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình; tăng cường hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức; thực hiện nghiêm việc kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, không nặng về kiểm tra kiến thức.
|
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Thực hiện Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, bảo đảm yêu cầu giảm tải, giảm hàn lâm, gắn với thực tiễn; kiểm tra, đánh giá, thi cử nhẹ nhàng, không nặng về kiểm tra kiến thức mà tập trung đánh giá sự phát triển phẩm chất và năng lực.
Theo Bộ GD-ĐT, đây là giải pháp quan trọng nhằm từng bước khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định.
Hằng năm, Bộ GD-ĐT cũng tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ, đồng thời chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch thanh tra năm học, trong đó có chuyên đề trọng tâm của công tác quản lý là vấn đề dạy thêm, học thêm. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm, kịp thời chấn chỉnh và xử phạt vi phạm phạm hành chính theo quy định. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ GD-ĐT cho hay, đang nghiên cứu, xây dựng thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm nhằm bảo đảm các quy định quản lý về hoạt động này trong và ngoài nhà trường phù hợp với yêu cầu thực tiễn và các quy định của pháp luật.
Hải Nguyên
Hiệu trưởng trường sư phạm: 'Dạy học không thuần túy chỉ là làm công ăn lương'
Tại lễ kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam diễn ra sáng 20/11, GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã chia sẻ những tâm tư, nhắn nhủ về nghề giáo đến các sinh viên, giảng viên.
" alt="Cử tri đề nghị Bộ GD"/>
Cử tri đề nghị Bộ GD
- Nguyên tắc lọc ảo trong kỳ tuyển sinh đại học 2017 của nhóm xét tuyển phía Nam (Nhóm lọc ảo) vừa được vừa được thống nhất trong buổi họp nhóm vào chiều hôm qua, ngày 16/5 tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.Theo đó, Ban thường trực Nhóm lọc ảo phía Nam gồm PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM, Trưởng Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐHQG TP.HCM; TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM, Thành viên Ban chỉ đạo tuyển sinh Bộ GD-ĐT; PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Thành viên Ban chỉ đạo tuyển sinh Bộ GD-ĐT.
Tổ kỹ thuật lọc ảo do Trường ĐH Bách khoa TP.HCM chủ trì.
Nguyên tắc lọc ảo được Nhóm đưa ra sau khi thống nhất như sau:
Các trường thực hiện xét tuyển độc lập gồm chủ động xác định điểm chuẩn trúng tuyển, số gọi nhập học cho các ngành của trường và tổng hợp danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển.
|
Ảnh minh hoạ |
Các trường nạp danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển cho bộ phận thường trực nhóm lọc ảo: Chỉ bao gồm tên và số báo danh thí sinh và thứ tự nguyện vọng trúng tuyển, không bao gồm điểm thi, điểm chuẩn, ngành trúng tuyển.
Hệ thống lọc ảo sẽ đánh dấu các thí sinh đã trúng tuyển vào nguyện vọng có ưu tiên cao hơn vào các trường khác trong nhóm và trả danh sách cho các trường.
Các trường tiếp tục xét tuyển và nạp danh sách trúng tuyển cập nhật. Quá trình này sẽ được thành lập nhiều lần trước khi tham gia hệ thống xét tuyển/lọc ảo của Bộ.
Hệ thống lọc ảo của nhóm không biết và không quan tâm tới đến điểm của thí sinh, điểm chuẩn của các trường trong nhóm.
Bảo mật thông tin về dữ liệu trong quá trình phối hợp, trao đổi lọc ảo.
Dự kiến Nhóm lọc ảo sẽ phối hợp lọc ảo trong 4 đợt từ ngày 27/7 đến ngày 30/7. Hiện tại đã có 83 Trường ĐH tham gia Nhóm lọc ảo.
Quy trình và lịch trình được Nhóm đưa ra như sau:
Lê Huyền
" alt="Tuyển sinh đại học 2017: Nguyên tắc lọc ảo của nhóm xét tuyển phía Nam"/>
Tuyển sinh đại học 2017: Nguyên tắc lọc ảo của nhóm xét tuyển phía Nam