Theo thông tin của các báo ra ngày 20/9, việc dạy và học tiếng Anh trên địa bàn TP.HCM ngay đầu năm học mới đã có nhiều điểm tích cực lẫn vướng mắc. Rối vì quá nhiều chỉ đạo
Bài “Khổ với tài liệu học tiếng Anh” trên Báo Thanh niên phản ánh ngoài việc tạo ra cơ hội để các đơn vị phát hành sách tiếp cận với nhà trường, Sở GD-ĐT TP.HCM còn ban hành các văn bản khó hiểu khiến lãnh đạo các trường không biết phải thực hiện thế nào, còn phụ huynh phải liên tục chi trả khoản tiền lớn cho tài liệu tiếng Anh của con em.
|
Học sinh tiểu học tại TP.HCM học giáo trình i-Learn Smart Star (Ảnh: Báo Thanh niên) |
Theo báo này, năm học 2015 - 2016, dù mới học được nửa cuốn Family and friends của NXB Oxford nhưng hàng loạt học sinh (HS) lớp 2 chương trình tăng cường tiếng Anh của TP.HCM phải mua bộ sách Family and friends Special Edition.
Tưởng rằng đã ổn định, nhưng mới đây một phụ huynh tại Q.4 có con đang học lớp 3 chương trình tăng cường tiếng Anh lại “ngã ngửa” khi nhà trường thông báo mua sách khác, bộ i-Learn Smart Star.
Một số hiệu trưởng trường tiểu học nói rằng từ tháng 3, Sở GD-ĐT TP.HCM liên tục có các văn bản chỉ đạo về việc sử dụng sách tiếng Anh khiến các trường bị rối.
Một hiệu trưởng phân trần: “Sau khi Sở ban hành Văn bản số 719 (ngày 18.3) có ghi “bộ giáo trình có thể đưa vào giảng dạy tiếng Anh tại các trường tiểu học” và tổ chức hội thảo ngày 22.4, bên công ty phát hành giáo trình i-Learn Smart Star đến các trường lấy số lượng đăng ký rất nhanh. Phía nhà trường thấy nội dung tương tự như những bộ giáo trình khác, giá lại mềm hơn và có văn bản trên nên chúng tôi cứ nghĩ là được thay thế, vì vậy mới đăng ký mua.
Tuy nhiên, trong hướng dẫn về việc dạy tiếng Anh tiểu học ban hành ngày 9.8, Sở không đả động gì về bộ tài liệu này. Đến khi hỏi rõ thì tôi được biết giáo trình i-Learn Smart Star là sách dùng cho phần mềm hỗ trợ. Do văn bản không rõ ràng nên giờ nhà trường đành thông báo học sinh dùng sách này chứ bắt mua bộ sách khác thì không được”.
Cũng trên Báo Thanh niên, bài viết “Mua sách song ngữ rồi... bỏ xó” cho biết năm học này, học sinh theo học chương trình tiếng Anh tăng cường bậc THCS cũng đột ngột chuyển từ sách Solutions sang Access.
Lãnh đạo một phòng GD-ĐT cho biết: “Cuối tháng 7 đầu tháng 8.2016, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo tới các phòng triển khai bộ giáo trình Access ở các trường THCS thay cho Solutions. Sở giải thích bộ giáo trình Access đảm bảo hoàn thiện cho học sinh đầy đủ 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mục tiêu đề án ngoại ngữ 2020 đặt ra mà giáo trình Solutions không đáp ứng tốt”.
Người này nói thêm: “Cuối năm học 2015 - 2016 Sở chưa hề có một thông báo nào về việc sẽ thay giáo trình. Vì thế các trường chưa thông báo để phụ huynh, HS chuẩn bị tâm lý. Chính vì thế, đầu năm nay khi vừa thông báo việc thay sách, nhiều phụ huynh phản ứng gay gắt. Đồng thời, nhiều giáo viên cũng tâm tư. Họ cho rằng việc thay giáo trình ở thời điểm này chẳng khác nào việc “đổi ngựa giữa dòng”, có thể sẽ khiến học sinh mệt mỏi hơn”.
Trước nhiều ý kiến phản đối, một số quận chỉ thực hiện việc thay sách đối với lớp 6 và sẽ thực hiện cuốn chiếu.
Mở rộng số lớp học Tiếng Anh tích hợp
Báo Sài Gòn giải phóng thì có bài “Tiếng Anh tích hợp thu hút các trường ngoại thành”. Thông tin từ báo này cho biết năm học 2016 - 2017, chương trình Tiếng Anh tích hợp đã lan tỏa đến hơn 70 trường trên địa bàn TPHCM với hàng ngàn học sinh theo học. Đặc biệt, chương trình trên được triển khai tại nhiều trường học ở các quận, huyện ngoại thành.
|
Lớp học Tiếng Anh tích hợp đầu tiên tại Trường THCS Thị Trấn 2 Củ Chi (Ảnh: Báo Sài Gòn giải phóng) |
Báo này đưa dẫn chứng Trường THCS Thị Trấn 2 Củ Chi dù điều kiện còn khá khó khăn nhưng trong năm học này, trường vẫn nỗ lực mở 1 lớp Tiếng Anh tích hợp (TATH) với 35 học sinh.
Thầy Kim Văn Minh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Đối với một số phụ huynh khu vực huyện ngoại thành, kinh phí hơn 3 triệu đồng/ tháng để đầu tư cho con theo học chương trình TATH thực ra lại thấp hơn nhiều so với kinh phí đưa đón con hàng tuần đi về trung tâm thành phố học các chương trình ngoại ngữ khác.
Chưa kể, học trung tâm chủ yếu học về ngoại ngữ giao tiếp, còn với TATH, các em được học ngay tại trường, vừa là tiếng Anh giao tiếp, vừa là tiếng Anh học thuật vì được học các môn khoa học bằng tiếng Anh. Với tinh thần và đà phát triển này thì sang năm, nhà trường sẽ tiếp tục duy trì và định hướng sẽ mở rộng hơn nữa…”.
Một số trường ở quận 9 cũng đã triển khai 4 lớp: 2 lớp 1 ở Trường Tiểu học Lê Văn Việt, Trường Tiểu học Phước Bình, 2 lớp 6 ở Trường THCS Hoa Lư.
Trước đó, huyện Hóc Môn đã triển khai chương trình từ năm 2015 - 2016 với 2 lớp 1 ở các Trường TH Nguyễn An Ninh và TH Nguyễn Thị Nuôi. Bắt đầu từ năm học 2016 - 2017, hai trường trên tiếp tục mở rộng chương trình, mỗi trường tuyển thêm 2 lớp 1. Ngoài ra, có thêm Trường THCS Nguyễn An Khương tuyển sinh 2 lớp 6 mới.
Quận Thủ Đức năm học này tiếp tục có thêm 3 lớp 1 mới. Tổng số các quận, huyện tham gia chương trình trong năm học 2016 - 2017 là 18 quận, huyện...
Phụ huynh không thích Tiếng Anh đề án dù được miễn phí
Trong khi đó, Báo Tuổi trẻcó bài “Đề án dạy ngoại ngữ gần 10.000 tỉ không thể làm khơi khơi”. Trong bài viết này, một số giáo viên TP.HCM chia sẻ về việc dạy tiếng Anh theo đề án Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”.
|
Phụ huynh đón học sinh ra về sau giờ tan học tại một trung tâm ngoại ngữ ở TP.HCM (Ảnh Như Hùng/ Báo Tuổi trẻ) |
Báo này dẫn lời cô M. - giáo viên dạy tiếng Anh bậc THCS đồng thời là phụ huynh có con đang học lớp 3 ở TP.HCM - cho biết: “Bé nhà tôi bắt buộc phải chọn học tiếng Anh đề án ở trường tiểu học dù tôi không thích. Bởi tôi biết học sẽ không hiệu quả: sĩ số học sinh ở lớp chính khóa tới 49 bé thì học tiếng Anh cũng giữ nguyên như vậy. Còn giáo viên thì giáo viên giỏi được ưu tiên dạy lớp tiếng Anh tăng cường, những giáo viên còn lại sẽ dạy lớp tiếng Anh đề án. Thế nên tôi phải cho con đến trung tâm học thêm tiếng Anh vào thứ bảy, chủ nhật”.
Cô M. kể cô từng lên gặp hiệu trưởng trường tiểu học của con xin cho con không học tiếng Anh trong trường, nhưng không được chấp nhận.
“Nhưng tôi là người trong nghề, tôi vẫn ước giá như con mình không phải học lớp tiếng Anh đề án sẽ tốt hơn… Lý do là giáo viên người Việt của ta chưa đạt chuẩn nhưng vẫn được tuyển dụng ồ ạt vì thành phố rất thiếu giáo viên tiếng Anh”.
Thừa nhận vấn đề trên, hiệu trưởng một trường tiểu học ở TP.HCM thông tin: “Mặc dù chương trình tiếng Anh đề án không phải đóng học phí (nếu học tiếng Anh với phần mềm hoặc học với giáo viên bản ngữ mới đóng học phí - PV), nhưng đa số phụ huynh đều muốn cho con em mình được học chương trình tiếng Anh tăng cường.
Một số phụ huynh khá giả đăng ký cho con em chương trình tích hợp. Chỉ với những trường hợp học sinh nghèo hoặc học sinh không được chọn lựa (học sinh học trái tuyến) mới chấp nhận học chương trình tiếng Anh đề án”.
Cũng theo hiệu trưởng trên: “Ở TP.HCM, việc tuyển giáo viên tiếng Anh rất khó khăn do lương thấp, ít người chịu làm. Ngoài ra, việc giữ giáo viên giỏi càng khó khăn hơn. Nhiều trường hợp giáo viên mới tốt nghiệp được nhận về trường, chúng tôi bồi dưỡng - đào tạo lại, được vài năm là họ chuyển việc, không đi dạy nữa.
Trường mở lớp tiếng Anh đề án nhưng không được thu phí nên rất khó khăn trong việc trả lương cho giáo viên. Bên cạnh đó, tâm lý giáo viên cũng bị ảnh hưởng vì họ dạy lớp tiếng Anh tăng cường thì thu nhập sẽ cao hơn”…
Ngân Anhđiểm báo
" alt="Dạy tiếng Anh tại TP.HCM gặp rối"/>
Dạy tiếng Anh tại TP.HCM gặp rối
|
Craig Wright tự nhận bản thân là người tạo ra Bitcoin mặc cho không đưa bằng chứng thuyết phục. Ảnh: The Guardian. |
Wright tuyên bố danh tiếng của ông đã bị tổn hại nghiêm trọng bởi các dòng tweet vì ông bị loại khỏi 10 hội nghị. Điều đó có nghĩa là các bài viết học thuật của Wright được trình bày tại các sự kiện này không được xuất bản. McCormack cũng đệ trình bằng chứng từ các nhà tổ chức hội nghị, những người đã phản đối tuyên bố của Wright.
“Do Craig Wright đã cố tình đưa ra cáo buộc và bằng chứng thiếu thuyết phục trước khi diễn ra phiên tòa xét xử, anh ta sẽ chỉ nhận được bồi thường thiệt hại trên danh nghĩa”, thẩm phán Chamberlain cho biết.
Cụ thể, Wright chỉ nhận được 1 bảng Anh tiền bồi thường với lý do ông cố tình đưa ra bằng chứng sai sự thật để bảo vệ lời kiện cáo của mình. Về phần McCormack, các video và dòng tweet của ông đã gây tổn hại nghiêm trọng cho danh tiếng của Wright, theo phán quyết.
Tuy vậy, những vụ kiện pháp lý khác liên quan đến Craig Wright vẫn còn tiếp diễn. Trước đó, ông đã kiện Marcus Granath, một người dùng Twitter đến từ Norway, với lý do xúc phạm danh dự cá nhân. Giống như McCormack, Granath cũng nhiều lần khẳng định Wright chỉ là một kẻ lừa đảo.
Bên cạnh đó, Wright cũng đang kiện 2 sàn giao dịch tiền mã hóa với chung một lý do liên quan đến tài sản kỹ thuật số có tên Bitcoin Satoshi Vision (BSV).
Tranh cãi pháp lý
Crypto Open Patent Alliance (Copa), tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực tiền số, đang tìm kiếm một tuyên bố của tòa án cấp cao rằng Wright không phải là tác giả của sách trắng Bitcoin. Họ mong muốn xác nhận về việc Wright đã giả mạo bằng chứng để chứng minh mình là Satoshi Nakamoto.
Vào năm 2020, Wright đã thất bại trong nỗ lực kiện Roger Ver, một người ủng hộ Bitcoin lâu năm, khi người này đã gọi Wright là kẻ lừa đảo trên YouTube. Một năm sau, Wright lại thắng kiện trong vụ vi phạm bản quyền chống lại nhà điều hành và nhà xuất bản ẩn danh của trang web bitcoin.org vì đã xuất bản sách trắng.
Tại Mỹ, Wright đã thắng một vụ kiện vào tháng 12/2021, giúp ông không phải trả một khoản tiền trị giá hàng tỷ USD bằng Bitcoin cho gia đình của David Kleiman, một đối tác kinh doanh cũ. Kleiman tuyên bố rằng ông là người đồng sáng Bitcoin với Wright. Do đó, họ cũng có quyền sở hữu 1,1 triệu BTC được Satoshi “khai thác”.
|
Craig Wright phải đối diện với nhiều vụ kiện pháp lý. Ảnh: CNBC. |
Vụ việc này được theo dõi chặt chẽ vì nếu Wright thua, ông ta sẽ phải chuyển số Bitcoin. Đây được coi như bài kiểm tra để chứng minh danh tính thực sự của Wright.
Cuối tháng 10/2008, Satoshi Nakamoto xuất bản tài liệu có tên Nền tảng của Bitcoin: Hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng, sau này được gọi là sách trắng của Bitcoin. Nakamoto cũng liên lạc qua email với những người yêu thích tiền số thời kỳ đầu trước khi biến mất vào năm 2011.
Carol Alexander, Giáo sư tài chính tại trường kinh doanh Đại học Sussex, cho biết Wright có thể chứng minh ông ta là Satoshi bằng cách sử dụng khóa cá nhân của người tạo ra Bitcoin. Đây là một mã bảo mật bao gồm một chuỗi số và chữ cái thập lục phân, cho phép mở khóa quyền truy cập vào Bitcoin.
“Cách duy nhất để Wright có thể chứng minh mình là Satoshi Nakamoto là thực hiện giao dịch với một số Bitcoin gốc”, Giáo sư Alexander nói. Tuy nhiên, Wright kiên quyết từ chối ý tưởng này và cho rằng việc mở khóa không chứng minh quyền sở hữu hoặc danh tính.
Trong quá khứ, một số cá nhân từng được đồn đoán là "cha đẻ" của Bitcoin. Vào năm 2014, một người đàn ông Mỹ gốc Nhật có tên Dorian Nakamoto, được Newsweek mệnh danh là nhà sáng lập Bitcoin, đã ngay lập tức phủ nhận thông tin này.
Bên cạnh đó, nhà khoa học máy tính Nick Szabo, người đã thiết kế BitGold, cũng được đồn đoán là Satoshi Nakamoto. Song, ông đã phủ nhận những tuyên bố rằng mình có thể là người tạo ra Bitcoin.
(Theo Zing)
Dùng Bitcoin thuê sát thủ giết chồng nhưng gặp trúng điệp viên FBI
Các điệp viên FBI đã theo dõi những hành vi vi phạm pháp luật bằng Bitcoin và bắt được người phụ nữ muốn giết chồng mình.
" alt="Cha đẻ Bitcoin vẫn chưa lộ danh tính"/>
Cha đẻ Bitcoin vẫn chưa lộ danh tính