Ngày 14/9, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản hướng dẫn về hỗ trợ thực phẩm an toàn cho vùng lũ. Theo đó, các sản phẩm tự sản xuất như bánh chưng, bánh mì, cơm nắm dù hút chân không vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm do việc chế biến chưa an toàn, ô nhiễm vi khuẩn yếm khí gây ngộ độc cho người sử dụng.
Các loại đồ hộp, thực phẩm bảo quản hút chân không có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum, một loại vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử và có độc lực rất mạnh và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người, thậm chí có thể gây tử vong chỉ với liều lượng rất nhỏ. Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do ngộ độc Clostridium botulinum.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo:
Thứ nhất, chọn sản phẩm phù hợp
Các thực phẩm ủng hộ, cứu trợ cần ưu tiên loại có bao gói sẵn, hạn sử dụng, bảo quản dài ngày như: lương khô, các thực phẩm đóng hộp, bao gói kín như thịt, cá, rau củ quả đóng hộp, mì ăn liền, xúc xích tiệt trùng, nước uống đóng chai, đóng bình… được sản xuất đủ điều kiện theo quy định.
Nếu sử dụng sản phẩm tự chế biến thủ công, người dân cần lưu ý chọn các thực phẩm khô hút chân không như cá khô, thịt khô, bỏng ngô, bỏng gạo. Các bánh có lá bọc như bánh chưng, tét khi vớt cần để khô ráo, ép nước và hút chân không khi đã nguội.
Khi đóng gói, hút chân không cần để thêm giấy có thông tin ngày sản xuất để đơn vị vận chuyển, cấp phát bố trí thời gian trao cho người dân phù hợp. Những sản phẩm tự chế biến chỉ cấp phát cho người dân khu vực gần, thời gian di chuyển ngắn.
Thứ hai, việc cấp phát và sử dụng
Người thực hiện cấp phát thực phẩm cần đảm bảo bao gói hàng cẩn thận để tránh ngấm nước mưa hoặc rơi, ngập trong nước lũ, bùn. Đối với các thực phẩm tự chế biến, bao gói có thời hạn sử dụng ngắn, cần lưu ý thời gian vận chuyển để đảm bảo khi thực phẩm tới tay người được cứu trợ không bị biến chất, ôi, thiu, mốc hỏng.
Với người dùng thực phẩm cứu trợ, cần kiểm tra bao gói thực phẩm trước khi ăn. Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm đã hết hạn sử dụng, thực phẩm đóng hộp bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.
Thực phẩm đóng hộp nếu mở nắp có tiếng "xì" hay “mùi lạ” cũng không nên sử dụng.
Thực phẩm tự chế biến, hút chân không khi ăn cần quan sát phía trong màng bọc có các bóng khí, căng phồng hoặc khi mở màng bọc ra thực phẩm bị nhớt, mốc, mùi, vị khác thường thì tuyệt đối không sử dụng. Nên hỏi người phát về thời gian sản xuất, đóng gói.
Các địa phương nhận hàng cứu trợ nên bố trí lực lượng để tổ chức tiếp nhận và cấp phát hàng thực phẩm cứu trợ nhanh chóng. Tăng cường tuyên truyền tới người dân thực hiện đảm bảo vệ sinh ăn uống tốt nhất trong điều kiện mưa lũ, thiên tai.
'Hai không' giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa mưa lũCác chuyên gia y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng thịt gia súc, gia cầm chết trong lũ lụt làm thực phẩm." alt=""/>Khuyến cáo đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão lũTòa B10C (khu TĐC Nam Trung Yên) phủ một màu rêu mốc |
Công tác đầu tư xây dựng quỹ nhà tái định cư luôn được thành phố quan tâm xem xét, tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ cùng chất lượng xây dựng kém đã tạo thành những quan niệm xấu về nhà tái định cư. Hình ảnh nhà sụt lún, mất nước, thang máy hỏng... đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều hộ dân sống trong những khu nhà tái định cư như khu Nam Trung Yên, Đền Lừ, Mễ Trì Thượng…chỉ sau ít năm đi vào sử dụng.
Tình trạng báo động về xuống cấp đầu tiên phải kể đến là Khu tái định cư Đền Lừ (Hoàng Mai – Hà Nội). Năm2005, hàng trăm hộ dân đã chuyển đến khu tái định cư này để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cho dự án cầu Vĩnh Tuy. Nhưng do chất lượng đầu tư xây dựng kém nên chỉ vài năm đi vào sử dụng, khu tái định cư này đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với không ít các hộ dân. Những mảng tường thấm nước, bong tróc, ụ lên như những bức tranh kinh dị, bước vào nhà để xe của khu A1, người ta cảm giác thấy mùi xú uế nồng nặc bốc lên cùng những sàn gạch đã vỡ vụn, ùn lên thành từng đống.
Cửa ra vào một tòa tái định cư đã xuống cấp nghiêm trọng |
Đặc biệt, tại khu dịch vụ tầng 1 của tòa A1, việc sụt lún khiến cho những khoảng trống giữa 2 khối nhà bị tách ra hàng chục xăng - ti - mét, tạo cảm giác ghê sợ vì nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Tương tự tại Khu TĐC Nam Trung Yên, việc nhà xuống cấp đã trở thành nỗi khiếp đảm đối với hàng trăm hộ dân. Nằm giữa vị trí vàng của quận Cầu Giấy, nhưng hiện khu B10C thuộc khu TĐC Nam Trung Yên đang khiến người dân vô cùng lo lắng bởi sự xuống cấp nhanh chóng. Một màu rêu đen gần như đã phủ từ tầng một cho đến tầng cao nhất của tòa nhà, phía sảnh cũng ngổn ngang những rác thải, bàn ghế, máy ép mía của những người kinh doanh trong khu vực. Bà Nguyễn Thị Linh, người dân sống tại đây cho biết: “Vị trí đẹp thế thôi, nhưng có sống ở đây mới biết, ở được vài năm mà nhà đã sụt lún, xuống cấp hết rồi. Chỉ mong con cái làm ăn khá giả để có được chỗ ở khang trang hơn”.
Chung cảnh ngộ, Khu Mễ Trì Thượng cũng đang xuống cấp và nhếch nhác không kém. Đường lên sảnh chính của một vài tòa nhà đã bong chóc và có hiện tượng nứt nẻ nghiêm trọng, phần mái che sảnh đi lên cũng bị rơi vỡ từng mảng. Nhiều đoạn đường còn nguyên đất sỏi còn là nơi lý tưởng để người dân chăn thả gia cầm...
Hiện các hộ dân sống tại nhiều khu nhà ở tái định cư khác trên địa bàn thành phố như Mễ Trì Hạ, Đồng Tàu (Hoàng Mai – Hà Nội)... cũng đang “sống dở, chết dở” trước thực trạng nhà ở xuống cấp. Theo tìm hiểu được biết, quá trình xuống cấp nhanh chóng tại các khu nhà ở này là do chất lượng đầu tư xây dựng và quá trình vận hành, bảo trì chưa được đảm bảo.
Để khắc phục tình trạng này, TP. Hà Nội, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục, tuy nhiên, để quản lý vận hành được minh bạch, hiệu quả hơn thì nên để cho các đơn vị vận hành, quản lý tư nhân được tham gia vào việc đấu thầu quản lý toà nhà. Và hơn hết, Chính phủ cần xây dựng được hành lang pháp lý cụ thể để quá trình đầu tư cũng như công tác bảo trì đối với nhà ở tái định cư được đảm bảo đúng quy trình và đúng các quy định pháp luật.
Theo Báo Xây dựng
" alt=""/>Hà Nội: Nỗi ám ảnh nhà tái định cư