Theo luật, việc sử dụng mã độc để theo dõi, giám sát người dùng là trái pháp luật nhưng có vẻ như nhiều lực lượng tư pháp trên khắp thế giới lại đang nối gót FBI và Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA). |
Phần mềm theo dõi của Hacking Team có rất nhiều tính năng
|
Các chuyên gia của Citizen Lab thuộc Đại học Toronto (Canada) cùng với hãng bảo mật Kaspersky Lab vừa phát hiện một mạng lưới phần mềm gián điệp có quy mô cực rộng, được thiết kế đặc biệt để cho phép các cơ quan hành pháp tiếp cận điện thoại của những người bị tình nghi nhằm mục đích "giám sát".
Hiện diện trên mọi nền tảng
Với tên gọi Hệ thống Điều khiển Từ xa (RCS), hay còn được biết đến với bí danh Da Vinci và Galileo, mã độc này được một công ty Ý có tên Hacking Team phát triển nên. Nó có thể chạy được trên cả máy tính để bàn, laptop lẫn các thiết bị di động, trong đó phiên bản mới nhất có hiệu quả với cả Android, iOS, Windows Phone, Symbian lẫn BlackBerry OS. Tuy vậy, theo Citizen Lab thì có vẻ như RCS khai thác các thiết bị Android hiệu quả nhất. Các thiết bị iOS bị bẻ khóa (jailbreak) sẽ dễ dàng dính đòn RCS, nhưng kể cả trong trường hợp đó là iPhone "nguyên đai nguyên kiện" thì mã độc này vẫn sử dụng công cụ bẻ khóa Evasi0n để cài đặt một cách đơn giản.
Theo báo cáo được Kaspersky được công bố tại một sự kiện bảo mật mới đây ở London (Anh), mạng lưới của hạ tầng điều khiển hỗ trợ Hacking Team thuộc loại cực nhanh, với 326 máy chủ ra- lệnh-và-điều-khiển (C&C) phân bố tại hơn 40 quốc gia khác nhau.
Có trụ sở tại Milan, Hacking Team chỉ bao gồm khoảng 50 nhân viên. Ít ai ngờ được công ty nhỏ bé này lại đang ăn nên làm ra nhờ ngành nghề "kinh doanh" là bán phần mềm đột nhập và giám sát cho Chính phủ cùng lực lượng hành pháp của "vài chục quốc gia" thuộc cả 6 châu lục.
Các chuyên gia của Kaspersky Lab đã sử dụng một phương pháp in dấu tay để quét toàn bộ các địa chỉ IPv4 nhằm nhận dạng những địa chỉ IP mà máy chủ C&C RCS trên khắp thế giới sử dụng. Họ phát hiện ra Mỹ chính là ổ RCS lớn nhất với 64 máy chủ C&C. Kế đến trong danh sách là Kazakhstan với 49 máy chủ, Ecuador với 35 máy, Anh với 32 máy.
|
Bản đồ phân bố máy chủ C&C của HackingTeam (màu đỏ)
|
Tất nhiên, sự hiện diện của máy chủ C&C tại một quốc gia không có nghĩa là quốc gia đó sử dụng máy chủ này để theo dõi người dân", nhà nghiên cứu Sergey Golovanov của Kaspersky nhấn mạnh. Tuy nhiên, "thường thì khách hàng của RCS sẽ triển khai máy chủ C&C ở gần khu vực mà họ điều khiển để giảm thiểu nguy cơ pháp lý xuyên biên giới hoặc rủi ro máy chủ bị cảnh sát nước khác thu giữ".
Khả năng cực rộng
Về cơ chế hoạt động, RCS có thể cài trực tiếp vào thiết bị của nạn nhân thông qua ổ USB hoặc thẻ nhớ SD, nhưng cũng có thể được cài đặt từ xa thông qua các công cụ spear phishing, các bộ công cụ khai thác lỗ hổng hoặc các cơ chế xâm nhập tương tự.
Một khi đã được cài đặt lên thiết bị iOS và Android, phần mềm này sẽ cho phép Chính phủ và lực lượng cảnh sát điều khiển mạng di động mà thiết bị kết nối, đánh cắp dữ liệu, ghi âm lại các thư thoại, can thiệp vào tin nhắn SMS, MMS, lấy được lịch sử cuộc gọi, định vị người dùng, sử dụng mic của điện thoại theo thời gian thực, tiếp cận tin nhắn (cả dạng text lẫn thoại) được gửi đi thông qua những ứng dụng OTT như Skype, WhatsApp, Viber...
"Việc bí mật kích hoạt microphone và chụp ảnh bằng chính camera của thiết bị sẽ giúp họ theo dõi liên tục mục tiêu. Đây rõ ràng là công cụ theo dõi mạnh hơn rất nhiều so với phương pháp rình mò cổ điển", Golovanov so sánh.
Chưa hết, phần mềm dành cho Android còn được bảo vệ bởi một hàng rào tối ưu hóa có tên DexGuard, giúp cho RCS cực kỳ khó bị phát hiện cũng như phân tích ra. Với mỗi mục tiêu khác nhau, Hacking Time sẽ tùy biến module di động của RCS cho phù hợp nhất, chẳng hạn như nghe lén các chính trị gia sẽ khác với nghe lén nhà báo....
Nguy cơ rất phổ biến
Còn theo hãng bảo mật BitDefender, việc theo dõi ai đó qua điện thoại di động ngày này thực sự quá dễ dàng và nhanh chóng. Nguy hiểm hơn, việc cài spyware không đòi hỏi người cài phải biết nhiều về công nghệ mới làm được. Chỉ cần ‘mượn’ được điện thoại của ai đó trong vài phút, thủ phạm hoàn toàn có thể cài đặt xong phần mềm này.
Câu hỏi lớn nhất mà người dùng quan tâm hiện nay là nếu đã cài phần mềm diệt virus thì họ có còn phải lo bị nghe lén nữa hay không. Theo các chuyên gia của BitDefender, nếu phần mềm AV không đủ mạnh thì nguy cơ là vẫn tồn tại. Nếu người dùng tin rằng mình đang bị theo dõi, trước hết họ hãy ngắt các kết nối của điện thoại, tiếp theo tìm ngay mục ‘Trình quản lý thiết bị’ (nếu dùng Android) hoặc mục có chức năng tương đương với hệ điều hành khác. Khi đó, người dùng sẽ thấy ngay các ứng dụng yêu cầu quyền quản trị thiết bị. Xóa bỏ quyền này ngay lập tức với ứng dụng nghi ngờ, sau đó tìm và gỡ bỏ ứng dụng đó.
Tốt nhất, người dùng nên lựa chọn phần mềm AV từ những hãng bảo mật có tên tuổi, sản phẩm đã qua các bài kiểm tra cấp quốc tế để đảm bảo rằng đó là phần mềm đủ mạnh.
Trọng Cầm
Vụ nghe lén hơn 14.000 điện thoại: Dịch vụ hớ hênh không hề bảo mật
Người bị nghe lén là nạn nhân đã đành, nhưng kẻ đi nghe lén cũng có thể trở thành nạn nhân.
" alt="Chính phủ nhiều nước cũng nghe lén điện thoại"/>
Chính phủ nhiều nước cũng nghe lén điện thoại
|
Phe nổi dậy ngày 8/12 tuyên bố kiểm soát thủ đô, tổng thống Syria chạy trốn khỏi đất nước. Ảnh: Reuters. |
Người dân Syria thức dậy vào sáng 9/12 với một tương lai mới, sau khi quân nổi dậy chiếm thủ đô Damascus và Tổng thống Bashar al-Assad rời khỏi đất nước. Diễn biến này chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 13 năm và hơn 50 lãnh đạo Syria của gia đình Assad.
Đợt tiến công chớp nhoáng của liên minh các nhóm nổi dậy do Hayat al-Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu đánh dấu một trong những bước ngoặt lớn nhất với Trung Đông suốt nhiều năm qua. Reutersnhận định sự sụp đổ của chính phủ Syria đã xóa sổ thành trì mà Iran và Nga xây dựng trên khắp thế giới Arab.
Hôm 9/12, hãng thông tấn TASSdẫn nguồn tin từ Điện Kremlin cho biết Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã hạ cánh ở Moscow. Nga đã cấp quy chế tị nạn cho ông Assad và gia đình. Thông tin này đã được Mikhail Ulyanov - Đại sứ Nga tại các tổ chức quốc tế - xác nhận trên kênh Telegram.
Cộng đồng quốc tế đang theo dõi chặt chẽ để đánh giá về một cục diện Trung Đông mới.
"Cùng nhau tái xây dựng Syria"
Giờ đây, lực lượng phiến quân đối mặt với nhiệm vụ to lớn: Tái thiết và điều hành một đất nước bị tàn phá bởi xung đột với hàng trăm nghìn người thiệt mạng, các thành phố bị phá hủy thành tro bụi và nền kinh tế sụp đổ bởi các lệnh trừng phạt toàn cầu. Syria sẽ cần hàng tỷ USD viện trợ.
“Một trang sử mới đang được viết nên trên toàn bộ khu vực sau chiến thắng vĩ đại này”, Ahmed al-Sharaa - hay còn được gọi là Abu Mohammed al-Golani, thủ lĩnh HT - chia sẻ.
Ông Golani đã có bài phát biểu trước đám đông tại Nhà thờ Hồi giáo Umayyad - một địa điểm có ý nghĩa tôn giáo lớn ở thủ đô Damascus hôm 8/12. Vị thủ lĩnh nhấn mạnh với sự nỗ lực, Syria sẽ trở thành "ngọn hải đăng cho quốc gia Hồi giáo".
Ông Golani là người Hồi giáo theo Sunni, chiếm đa số ở Syria. Tuy nhiên, Syria cũng là nơi sinh sống của nhiều giáo phái tôn giáo, gồm những người theo đạo Thiên chúa và đạo Alawite giống ông Assad, một nhánh của Hồi giáo theo dòng Shi'ite.
|
Ông Abu Mohammed al-Golani phát biểu trước đám đông tại Nhà thờ Hồi giáo Ummayad ở Damascus hôm 8/12. Ảnh: Reuters. |
Theo Reuters, dưới thời ông Assad, Syria được biết đến là một trong những nhà nước khắc nghiệt nhất ở Trung Đông, với hàng trăm nghìn tù nhân chính trị bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt. Hôm 8/12, những tù nhân được thả tỏ ra vui mừng xen lẫn bối rối. Nhiều người đã khóc khi được đoàn tụ với gia đình. Trên khắp đường phố Damascus, khi nhìn thấy máy quay, những tù nhân mới được trả tự do đã giơ ngón tay ám hiệu số năm họ ngồi tù.
Tổ chức White Helmets cho biết họ đã cử các đội khẩn cấp đi tìm kiếm các phòng giam ngầm, được cho là đang giam giữ nhiều người.
Theo tuyên bố trên Telegram, phe nổi dậy đã ban bố lệnh giới nghiêm 13 giờ tại Damascus. Damascus đã trải qua một đêm bình yên, với những con đường dẫn vào thủ đô vắng tanh. Một trung tâm mua sắm bị cướp phá vào hôm 8/12, với một số người nổi loạn bên trong dinh thự tổng thống và cầm theo đồ đạc.
Lực lượng phiến quân tuyên bố đang nỗ lực hoàn tất việc chuyển giao quyền lực cho một cơ quan quản lý có quyền hành pháp, ám chỉ đến việc xây dựng “một Syria cùng nhau”.
Thế giới sửng sốt
Sự sụp đổ của chính phủ đương nhiệm quá bất ngờ khiến nhiều nước trên thế giới ngỡ ngàng và lo ngại về tình hình bất ổn trong khu vực, vốn đang rung chuyển bởi xung đột Dải Gaza, Israel tấn công Lebanon và căng thẳng giữa Israel - Iran.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Syria đang trong giai đoạn rủi ro và bất ổn. Ông cho rằng đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, cả Nga, Iran và lực lượng Hezbollah không đóng vai trò ảnh hưởng tới những diễn biến mới.
Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ thông báo lực lượng nước này đã thực hiện hàng chục cuộc không kích nhằm vào các trại và hoạt động của IS ở miền Trung Syria hôm 8/12. Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã trao đổi với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ dân thường và Washington đang giám sát kỹ diễn biến.
Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc vẫn chỉ định HTS là một tổ chức khủng bố, dù nhiều năm qua nhóm này tìm cách thoát khỏi gốc rễ cực đoan và làm dịu hình ảnh trong mắt cộng đồng quốc tế và các nhóm thiểu số ở Syria.
Theo New York Times, ngoài mặt, chính phủ Mỹ tỏ ra thận trọng với HTS. Song bên trong, một số quan chức tin vào sự thay đổi của nhóm, bởi Washington biết giới lãnh đạo HTS hiểu rằng họ không thể hiện thực hóa tham vọng tham gia hoặc lãnh đạo chính phủ Syria nếu bị coi là một tổ chức thánh chiến.
|
Hàng triệu người Syria có cơ hội trở về nhà sau nhiều năm nội chiến. Ảnh: Reuters. |
Trong khi đó hôm 9/12, Yoshimasa Hayashi, Tổng thư ký nội các Nhật Bản, cho biết Tokyo đang theo sát tình hình tại Syria.
Việc chính phủ ông Assad bị lật đổ làm hạn chế khả năng cung cấp vũ khí cho các đồng minh của Iran và có thể khiến Nga mất căn cứ hải quân Địa Trung Hải. Tuy nhiên, hàng triệu người Syria sống trong các trại tị nạn khắp Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan trong hơn một thập niên có khả năng được trở về nhà.
Nội chiến Syria nổ ra vào năm 2011, khi phe ông al-Assad nhận được hỗ trợ từ Nga và Iran, cùng lực lượng Hezbollah của Lebanon, trong khi quân nổi dậy được hậu thuẫn bởi Mỹ và các quốc gia Arab giàu dầu mỏ như Saudi Arabia. Đây là khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng người tị nạn trên khắp Trung Đông, trở thành một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất thời hiện đại. Thổ Nhĩ kỳ cũng can thiệp chống lại lực lượng dân quân người Kurd.
Trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ một số phiến quân ở phía tây bắc và dọc theo biên giới nước này. Mỹ, có khoảng 900 quân ở Syria, sát cánh cùng một liên minh do người Kurd Syria lãnh đạo chống lại IS từ năm 2014-2017.
Vấn đề Trung Đông
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật".Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...
" alt="Dân Syria thức giấc thấy đất nước đã sang trang"/>
Dân Syria thức giấc thấy đất nước đã sang trang
Táo khuyết vừa chính thức bác bỏ những lời cáo buộc mới đây rằng hãng này cố ý cài các chương trình cửa sau (back door) bên trong dịch vụ hoặc thiết bị của mình, cho phép chính phủ hoặc bên thứ ba theo dõi người dùng. Trong thông cáo đăng tải trên tài khoản Twitter của nhà báo Tim Bradshaw của Financial Times, Apple cũng phủ nhận việc hợp tác cùng bất cứ cơ quan chính phủ nào để phát triển các phần mềm back door.
"Chúng tôi đã thiết kế iOS sao cho những chức năng "chẩn đoán" của nó không gây tổn hại đến tính riêng tư cá nhân và bảo mật thông tin của người dùng, nhưng vẫn cung cấp đủ thông tin cần thiết cho các nhà phát triển, bộ phận kỹ thuật của các doanh nghiệp và bản thân Apple để phục vụ việc giải quyết các sự cố kỹ thuật. Một người dùng buộc phải mở khóa thiết bị của họ, sau đó đồng ý "tin tưởng" một máy tính nào đó thì máy tính đấy mới có thể truy cập vào những dữ liệu "chẩn đoán" này. Người dùng cũng bắt buộc phải đồng ý chia sẻ thông tin, tức là thông tin sẽ không bao giờ được gửi đi mà không có sự hay biết của họ".
Những lời cáo buộc về lỗ hổng back door nhằm vào Apple và nhiều hãng công nghệ khác đã xuất hiện liên tục thời gian gần đây, đặc biệt là sau vụ Edward Snowden tiết lộ các tài liệu mật của NSA. Những lỗ hổng kiểu này sẽ cho phép các cơ quan chính phủ, hacker của bên thứ ba và các tác nhân hiểm độc dễ dàng lẻn vào thiết bị và truy cập dữ liệu người dùng. Nếu đúng, những lời cáo buộc này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của các hãng công nghệ và tất nhiên là cả doanh thu của họ, bởi người dùng nhận ra các hãng công nghệ sẵn sàng hy sinh niềm tin của khách hàng để hợp tác với Chính phủ.
Thông cáo mới nhất của Apple được cho là để đáp lại cáo buộc của nhà khoa học Jonathan Zdziarski, rằng NSA có thể đã khai thác một số tính năng và dịch vụ nhất định trong iOS để thu thập dữ liệu của những mục tiêu tiềm năng. Trình bày chi tiết quan điểm của mình trong một cuộc hội thảo bảo mật diễn ra thứ Sáu tuần trước, Zdziarski không nói thẳng ra là Apple đã bắt tay với NSA để phát triển các back door, nhưng nhấn mạnh rằng những back door này "có tồn tại".
Trên blog cá nhân, Zdziarski khẳng định lại rằng, "Tôi KHÔNG cáo buộc Apple bắt tay cùng NSA, nhưng tôi nghi ngờ (dựa trên những tài liệu đã công bố), rằng một số dịch vụ CÓ THỂ đã được NSA sử dụng để thu thập dữ liệu về các mục tiêu mà họ chú ý". Zdziarski cho rằng có một số dịch vụ đang chạy trong iOS thực chất là "không cần thiết và không nên có mặt trong nền tảng nhưng đã được Apple cố ý đưa vào dưới dạng firmware và vượt qua được cơ chế mã hóa backup trong khi sao chép dữ liệu cá nhân của người dùng. Ông tin rằng nguyên việc này đã cần một lời giải thích xác đáng tới 600 triệu người dùng của iOS từ phía Apple.
Câu trả lời của Apple hôm qua dường như không thỏa mãn được Zdziarski. Trong một bài blog khác đăng tải vào cuối ngày, nhà khoa học này cho rằng Apple đã "vô tình" thừa nhận rằng có những back door đang tồn tại trong iOS, nhưng là để phục vụ mục đích chẩn đoán sự cố dành cho các khách hàng doanh nghiệm. Việc Apple chấp nhận những back door này sẽ tạo ra "những điểm yếu về riêng tư cá nhân".
"Tôi hiểu rằng mọi hệ điều hành đều có chức năng chẩn đoán, nhưng những dịch vụ này đã phá vỡ lời hứa của Apple với người dùng khi họ nhập vào mật khẩu backup, rằng dữ liệu trên thiết bị của họ sẽ chỉ được truyền đi khỏi điện thoại dưới dạng mã hóa. Người dùng bình thường không hề hay biết gì về cơ chế này". Zdziarski phân tích. Ông cũng đồng thời bày tỏ sự nghi ngờ về khẳng định của Apple rằng những back door trong iOS chỉ thuần túy phục vụ nhu cầu chẩn đoán.
T.C
" alt="Apple phủ nhận cài phần mềm theo dõi vào iPhone, iPad"/>
Apple phủ nhận cài phần mềm theo dõi vào iPhone, iPad