Jeff Bezos sinh ngày 12 tháng 1 năm 1964 tại New Mexico. Từ nhỏ, Jeff đã sớm bộc lộ tư duy thông minh và “khác người” khi tự tay tháo rời chiếc nôi của mình bằng tuốc nơ vít với lý do muốn ngủ trên giường người lớn. Nghỉ hè, Jeff thường dành thời gian làm việc bên đàn bò tại trang trại của ông bà ở Texas. Ảnh: Pinterest.
Khi còn đi học, Jeff luôn thích trao đổi với giáo viên về một “tương lai sinh sống ngoài trái đất” của loài người. Giờ đây, vị tỷ phú đã sở hữu cho mình một công ty thăm dò không gian mang tên Blue Origin - công ty thương mại đầu tiên thành công trong việc phóng tên lửa tái sử dụng. Ảnh: Blue Origin.
Sau khi trải nghiệm công việc làm thêm vất vả tại cửa hàng đồ ăn nhanh McDonald, Jeff quyết định cùng người bạn gái kiếm thêm thu nhập bằng cách tổ chức trại hè cho trẻ con. Phí tham gia lên tới 600 USD với yêu cầu bắt buộc là phải đọc hết cuốn “Chúa tể của những chiếc nhẫn”. Ảnh: Flickr.
Tốt nghiệp Đại học Princeton chuyên ngành Khoa học máy tính, Jeff từ chối lời mời của hai ông lớn lúc bấy giờ là Intel và Bell Labs để đầu quân cho công ty khởi nghiệp Fitel. Ảnh: Bio.
Rời bỏ Fitel, Jeff làm việc tại quỹ phòng hộ D.E. Shaw. Sau 4 năm, Jeff đã vươn lên vị trí Phó chủ tịch. Đồng thời, Jeff tổ chức các lớp dạy khiêu vũ để “tăng vốn hiểu biết về phụ nữ”. Ảnh: Reuters.
Năm 1993, Bezos kết hôn với MacKenzie Tuttle – tiểu thuyết gia, chuyên gia nghiên cứu liên kết của D.E. Shaw. Ảnh: AP.
Năm 1994, vô cùng kinh ngạc khi biết thông tin thị trường web đã tăng 2.300% chỉ trong một năm, Jeff quyết định phải lợi dụng sự tăng trưởng mạnh mẽ này để kiếm lợi. Vị tỷ phú tương lai ngay lập tức đưa ra danh sách 20 sản phẩm có thể bán trực tuyến, trong đó sách là lựa chọn hàng đầu. Ảnh: The Everything Store.
Mặc dù ông chủ David E. Shaw đã cố thuyết phục ở lại song không gì có thể ngăn cản quyết tâm thành lập công ty riêng của Bezos. Vì thế, Amazon chính thức được ra đời. Ảnh: Reuters.
Các cuộc họp ban đầu của công ty diễn ra phần lớn trong ga-ra để xe của gia đình tại khu phố Barnes & Noble. Jeff cho lắp một chiếc chuông nhỏ trong văn phòng để reo lên mỗi khi có khách mua hàng. Tiếng chuông ngày một nhiều, đủ khiến cả công ty phải cho tháo bỏ. Ảnh: Flickr.
Trong tháng đầu tiên ra mắt, Amazon đã phân phối sách tới 50 tiểu bang và 45 quốc gia khác nhau. Công ty chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán từ ngày 15 tháng 5 năm 1997. Khi sự cố “bong bóng dot-com” xảy ra, công ty đã xuất sắc vượt qua và ngày càng phát triển. Ảnh: Getty Images.
Cổ phiếu của Amazon không ngừng tăng giá. Công ty đã đi xa hơn rất nhiều so với mục tiêu ban đầu là bán sách để cung cấp hầu hết tất cả mọi thứ người dùng cần từ thiết bị điện tử, quần áo… thậm chí là các dịch vụ điện toán đám mây. Ảnh: Shutterstock.
Theo lời nhận xét của các nhân viên, Jeff Bezos là một ông chủ khó tính và cầu toàn. Bezos có thể lớn tiếng với họ bất cứ lúc nào. Thậm chí, một vài nguồn tin cho biết, Bezos còn thuê hẳn một cố vấn lãnh đạo chỉ để giúp anh ta hạ hỏa trong những trường hợp như vậy. Ảnh: Reuters.
Nhân viên làm việc tại Amazon.com bị cấm sử dụng công cụ thuyết trình PowerPoint trong các cuộc họp. Thay vào đó, Bezos đòi hỏi họ phải nộp 6 trang giấy mỗi khi có đề xuất nhằm khuyến khích phát triển tư duy. Ảnh: Reuters.
Năm 2012, Bezos quyên góp 2,5 triệu USD để ủng hộ hôn nhân cùng giới ở Washington. Ngoài ra, ông cũng thể hiện sự hào hiệp qua việc tặng 42 triệu USD và một phần đất của mình ở Texas để xây dựng công trình The Clock of the Long Now - chiếc đồng hồ khổng lồ được thiết kế ngầm dưới lòng đất có khả năng làm việc trong 10.000 năm liên tục. Ảnh: Clock of the Long Now.
Từng suýt chết trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng ở Texas, song Jeff vẫn không từ bỏ niềm yêu thích bay lượn. Năm 2016, Bezos tự mình lái máy bay cá nhân tới Đức đưa Jason Rezaian - phóng viên Washington Post, người đã bị Iran giam giữ về nước an toàn. Ảnh: The Washington Post.
Số bất động sản mà Bezos sở hữu nhiều vô kể, bao gồm: một khu đất rộng 2,2 hecta trên hồ Washington, một biệt thự bảy phòng ngủ, trị giá 24,5 triệu USD ở Beverly, Textile Museum – ngôi nhà lớn nhất ở Washington nằm ở khu Kalorama, có giá 23 triệu USD cùng ba căn hộ liên kết có diện tích tổng cộng 1.000 mét vuông tại tháp Century của thành phố New York…Ảnh: Getty Images
Tháng 3 vừa qua, Bezos chính thức trở thành người giàu thứ hai thế giới sau Bill Gates với giá trị tài sản ròng hơn 81 tỷ USD. 20 năm sau khi chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán, Amazon có mức vốn hóa thị trường là 457 tỷ USD. Công ty điều hành tài chính thế giới Barclays dự đoán Amazon sẽ tiến lên thành công ty đầu tiên trị giá nghìn tỉ USD. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, đừng mong Bezos sẽ dừng lại bởi trong một cuộc phỏng vấn với Business Insider, nhà kinh doanh đại tài cho biết: “Những công ty không dám thử nghiệm hoặc không chịu đối diện với thất bại cuối cùng rồi sẽ kết thúc trong tuyệt vọng mà thôi”. Ảnh: Reuters.
Theo Zing
" alt="Ông chủ Amazon: Từ đứa con bị bỏ rơi thành người giàu thứ hai thế giới"/>