Sau ba trận đấu chưa gây được nhiều ấn tượng, OG quyết định để xạ thủ mới Toaster ngồi dự bị và sử dụng người có nhiều kinh nghiệm hơn trong trận đại chiến Châu Âu, xPeke. Nhưng ở cặp đấu này, người đi rừng của hai đội mới là thành viên định đoạt thế trận cũng như kết quả chung cuộc.
Ở ván đấu đầu tiên, với một Amazing sung sức và cực kỳ năng động, hiệu quả, OG đã dễ dàng chiếm lĩnh thế trận ngay từ đầu. Điều này cho phép họ tự tin hơn trong những pha giao tranh, mặc dù xPeke liên tiếp bắn Đại Băng Tiễn (R) hụt. Nhưng nó không ngăn bước OG vươn lên dân trước FNC sau khi giành chiến thắng với tỉ số 21-8.
Sang ván đấu quyết định, mọi thứ xoay chiều 180 độ khi mà Rumble của Spirit bên phía FNC đã tỏa sáng. Anh liên tục gây sức ép lên vị trí của sOAZ khiến cho người đi đường trên không còn không khí mà “thở” và giảm bớt đi phần nào tầm hiệu quả của OG. Amazing (KDA 1/4/3) không còn chơi tốt như ván trước, cả xPeke (KDA 1/4/4) lẫn Power of Evil (KDA 1/2/4) vẫn tệ như mọi khi…khiến cho OG không còn cách nào cứu vãn nổi tình thế mặc dù sOAZ đã cướp được Baron cực kì bất ngờ ở phút 24. FNC đánh bại OG với tỉ số 15-8 và cân bằng lại tỉ số chung cuộc.
Như vậy sau hai lượt đi và về của vòng bảng LCS Châu Âu Mùa Hè 2016, FNC và OG vẫn chưa phân định được thắng bại khi cả hai trận đấu đều kết thúc bằng tỉ số hòa. Một điểm có được chắc chắn không thể làm cả hai hài lòng khi mà OG đang sắp phải xuống hạng còn FNC chắc chắn không còn cơ hội cạnh tranh ngôi nhất bảng với G2 Esports và Splyce.
Trên lý thuyết, OG vẫn còn cơ hội trụ hạng thành công khi họ cách nhóm an toàn hai điểm trong khi vòng bảng LCS Châu Âu còn hai trận đấu nữa. Tuy nhiên, ở Tuần 9 cuối cùng, nhà đương kim Á quân sẽ vấp phải hai chướng ngại vật cực lớn là một Splyce đang bay cao và H2K Gaming không hề dễ chơi chút nào. Và đương nhiên, cơ hội để OG có được chức vô địch hay bảo vệ ngôi Á quân LCS Châu Âu sẽ không còn nữa khi cánh cửa vào chơi vòng play-off đã đóng sập lại.
Trong những diễn biến liên quan ở Ngày 2 – Tuần 8, G2 cùng Splyce đồng loạt giành chiến thắng để tiếp tục cuộc đua song mã cho đến Tuần đấu cuối cùng, GIANTS Gaming đánh bại Team Vitality để phả hơi nóng vào gáy FNC và đội cuối bảng Team ROCCAT thất thủ trước Unicors of Love.
June_6th
" alt=""/>[LCS Châu Âu Mùa Hè 2016] FNC cùng OG tự làm khó nhau sau trận đại chiếnÔng Trần Minh Tân, Giám đốc VNNIC phát biểu tại hội thảo. Ảnh: B.M. |
Hội thảo có sự tham gia và trình bày của đại diện Tổ chức cấp phát tên miền Internet quốc tế (ICANN) khu vực Châu Á – TBD, các đơn vị đăng ký tên miền tại Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí.
Theo thông tin từ VNNIC, hiện tại đã có khoảng 1 triệu tên miền tiếng Việt được cấp phát, và Việt Nam nằm trong những nước cấp phát tên miền đa ngữ nhiều nhất trên thế giới.
Cũng theo đại diện VNNIC, tên miền đa ngữ là xu thế tất yếu, có vai trò và ý nghĩa trong việc thể hiện tinh thần dân tộc, tôn vinh tiếng bản địa của mỗi quốc gia.
Trong giai đoạn từ 28/4/2011 dến 31/12/2016, phí duy trì tên miền tiêng Việt được duy trì ở mức 0 đồng để khuyến khích người sử dụng. Từ ngày 1/1/2017, theo quy định của thông tư 208/2016/TT-BTC, tên miền tiếng Việt chính thức được thu phí 20.000đ/tên miền/năm.
Cũng từ thời điểm này, VNNIC chuyển giao toàn bộ tên miền tiếng Việt được đăng ký trực tiếp tại VNNIC sang quản lý tại các Nhà đăng ký. Sau 3 tháng kể từ khi hết hạn trước ngày 31/12/2016, các tên miền tiếng Việt không nộp phí gia hạn sẽ được giải phóng về trạng thái tự do để các chủ thể khác có nhu cầu có thể đăng ký.
Trả lời câu hỏi của VietNamNetvề vai trò và tính hiệu quả của tên miền đa ngữ IDN, ông Jia-Rong Low, Trưởng đại diện Văn phòng ICANN Châu Á – TBD cho rằng điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng của mỗi quốc gia. Chẳng hạn ở Thái Lan, chính quyền dùng tên miền tiếng Thái rất hiệu quả khi giúp người dân chưa quen thuộc Internet vẫn có thể truy cập vào các website về chính phủ điện tử. Với Ấn Độ và Philippines, dù sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức, nhưng tên miền sử dụng tiếng bản địa vẫn giúp nhiều người dân không biết tiếng Anh có thể thích nghi với Internet dễ dàng hơn, đồng thời bảo tồn được ngôn ngữ bản địa trên môi trường mạng.
Có thể dễ dàng nhận thấy việc sử dụng IDN hiệu quả thường nằm ở các quốc gia sử dụng bộ chữ viết riêng, không nằm trong hệ ngôn ngữ Latin. Điều này giúp người dân chưa có kiến thức về tiếng Anh và Internet có thể thích nghi dễ dàng hơn, và đó cũng là một trong những vai trò quan trọng IDN.
Về vấn đề tên miền IDN sẽ khiến người nước ngoài khó khăn khi gõ địa chỉ truy cập, trả lời VietNamNet, ông Jia-Rong-Low cho rằng mục tiêu của IDN là hướng tới cộng đồng người dùng bản địa hơn, và IDN hướng tới việc bảo tồn các ngôn ngữ bản địa nhiều hơn là kết nối ra bên ngoài mạng Internet toàn cầu. Vấn đề này cũng có thể giải quyết dễ dàng bằng một tên miền song song sử dụng ngôn ngữ Latin thông dụng.
Đại diện ICANN cũng cho biết Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ duy nhất sử dụng hệ ngôn ngữ Latin mà vẫn phát triển IDN. Các quốc gia khác ở châu Âu như Pháp, Ý, Đức, Nga… cũng có tỉ lệ sử dụng IDN khá cao (mặc dù thấp hơn Việt Nam) nhằm bản địa hóa tên miền theo ngôn ngữ riêng của từng nước, đồng thời giúp người dân không có ngoại ngữ dễ sử dụng Internet hơn.
H.P.
" alt=""/>Đã có hơn 1 triệu tên miền tiếng Việt được cấp phát