当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Leganes, 3h00 ngày 30/3: Nhọc nhằn vượt ải 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Fulham, 01h45 ngày 2/4: Pháo thủ đáng tin
Hình thức đào tạo cũng sẽ không được ghi lên văn bằng như quy định hiện tại trên cơ sở cùng một chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên và chuẩn đầu ra của 2 hình thức đào tạo.
Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý trong quy định về hình thức đạo tạo cũng như văn bằng của giáo dục đại học được đưa ra trong dự thảo Luật GD ĐH sửa đổi đang được Bộ GD-ĐT công bố lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.
Cụ thể, tại khoản 2, Điều 6 quy định về trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học quy định, các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo tập trung và đào tạo không tập trung.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện thực hiện các hình thức đào tạo.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng trao đổi với báo chí chiều 24/11. Ảnh: Thanh Hùng. |
Trong khi đó, theo Luật Giáo dục Đại học hiện hành, các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được chia theo hai hình thức là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Tại Điều 38, quy định về văn bằng giáo dục đại học, dự thảo mới bổ sung quy định: "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thống nhất các nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục kèm theo".
Trong Luật Giáo dục Đại học hiện hành chỉ quy định: "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mẫu văn bằng giáo dục đại học".
Trao đổi với báo chí chiều 24/11, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho hay, việc phân biệt hình thức đào tạo thành đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên tạo cảm giác "ngay trong hình thức đào tạo đã tuyên bố các hạng chất lượng khác nhau rồi".
Vì vậy, dự thảo mới đã đưa ra 2 hình thức là tập trung và không tập trung nhằm nói đến hình thức đào tạo như thế nào, đối tượng nào thì đào tạo theo hình thức tập trung, đối tượng nào thì đạo tạo theo hình thức không tập trung.
Theo đó, đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm hay đào tạo tại chức là đào tạo theo hình thức không tập trung. Tuy nhiên, tập trung hay không tập trung đều được xây dựng trên cùng một chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, chuẩn đầu ra để cấp một văn bằng chuẩn.
Bên cạnh đó, theo bà Phụng, hình thức đào tạo cũng sẽ không được ghi trên văn bằng nữa.
"Chúng tôi kỳ vọng các cơ sở sở đào tạo khi quan tâm chất lượng đào tạo của cơ sở mình thì phải cẩn thận khi cấp văn bằng. Tất cả văn bằng khi cấp ra thì phải đạt chuẩn vì không phân biệt văn bằng tại chức hay chính quy nữa. Đây sẽ là lời khẳng định với xã hội về chất lượng đào tạo của trường" - bà Phụng nói.
Trong khi đó, theo quy định tại Thông tư số 19 năm 2015, hình thức đào tạo (chính quy, thường xuyên) là một trong những nội dung được ghi trên văn bằng của các cơ sở giáo dục đại học.
Trước những lo ngại liên quan tới những tiêu cực có thể phát sinh khi văn bằng không còn phân biệt các hình thức đào tạo chính quy và tại chức như trước, bà Phụng cho rằng, một khi phát sinh tiêu cực thì trước hết sinh viên sẽ không đồng ý và đấu tranh vì bằng của họ bị lẫn lộn với bằng không đảm bảo chất lượng khác.
"Về phía quản lý nhà nước chỉ làm kiểm định chất lượng. Sắp tới kiểm định chương trình đào tạo sẽ được sẽ được đẩy mạnh. Kiểm định chương trình sẽ gắn với kiểm định quá trình tổ chức, quản lý đào tạo từng chương trình và cấp bằng cho chương trình đó" - bà Phụng cho hay.
Bỏ quy định không chia lợi tức trong các trường tư thục Trong dự thảo mới cũng đã bỏ quy định các cổ đông hoặc thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ quy định tại khoản 7, Điều 4 của Luật Giáo dục Đại học hiện hành. Cụ thể, trong dự thảo mới, tại khoản giải thích về cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận, nội dung quy định chỉ được định nghĩa là: Cơ sở giáo dục đại học mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học. |
Lê Văn - Thanh Hùng
" alt="'Bằng đại học sẽ tiến tới không phân biệt chính quy và tại chức'"/>'Bằng đại học sẽ tiến tới không phân biệt chính quy và tại chức'
Võ Nguyễn Đình Trí là sinh viên năm 3, ĐH FPT Đà Nẵng. Công nghệ là niềm đam mê của Đình Trí từ nhỏ. Từ khi mới học lớp 1, Trí đã được chọn vào đội tuyển Tin học của trường, tham gia nhiều cuộc thi lớn nhỏ. Đến khi học THPT, Trí thực sự thể hiện năng khiếu và đam mê bộ môn này khi tự mày mò, nghiên cứu, sáng tạo nhiều sản phẩm công nghệ.
![]() |
Chàng sinh viên điển trai mê công nghệ - Đình Trí hiện là sinh viên ĐH FPT Đà Nẵng |
Lớp 10, Trí có sản phẩm máy hấp thu năng lượng gió và mặt trời lọt top 15 cuộc thi Young Maker Việt Nam. Một năm sau, cậu tham gia cuộc thi Ươm mầm khởi nghiệp với sản phẩm thùng rác thông minh.
Đặc biệt, Rebo - Sách sinh học ứng dụng công nghệ thực tế ảo mà Trí - khi đó học lớp 12 cùng một thành viên trong dự án sáng chế ra đã đạt giải Nhất cuộc thi Tin học trẻ TP. Đà Nẵng, Top 5 chương trình xuất sắc nhất Tri thức trẻ vì giáo dục 2019, giải Nhất cuộc thi Hult Prize on Campus TP. Đà Nẵng.
Sản phẩm của Trí và cộng sự được đánh giá cao ở hình thức sáng tạo khi biến một cuốn sách giáo khoa quen thuộc trở thành sản phẩm ứng dụng công nghệ cao. Rebo cũng đem lại trải nghiệm học tập lý thú, nhờ thực tế ảo mà tạo hiệu quả tiếp thu kiến thức, hứng thú cho học sinh. Trong khi nhiều người lo ngại công nghệ tác động xấu đến việc học của học sinh phổ thông thì nhóm bạn trẻ này đã chứng minh điều ngược lại: nếu có trải nghiệm đúng, công nghệ sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Trải nghiệm lý thú ở trường Đại học
Khi Trí tốt nghiệp THPT, bố mẹ hướng cậu thi Sư phạm, trở thành giáo viên tiếng Anh. Nhưng với niềm say mê công nghệ, Trí quyết định chọn ĐH FPT. Và môi trường này đã mở ra cho cậu sinh viên Đà thành nhiều cơ hội trải nghiệm công nghệ, kỹ năng mới.
Vốn có kiến thức và đam mê Tin học, Trí thích ứng khá nhanh với môi trường học tập nhiều trải nghiệm công nghệ và đề cao tính chủ động của mỗi cá nhân ở ĐH FPT. Nam sinh tận dụng thời gian, ngoài giờ học trên lớp tham gia các CLB, sự kiện liên quan đến công nghệ thông tin cả ở trong và ngoài trường. Từ những lần tham gia workshop, làm tình nguyện viên cho chuỗi hoạt động của Google Developer Group (GDG) miền Trung, Trí tích lũy được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm và ấp ủ mong muốn xây dựng một cộng đồng cho sinh viên công nghệ ở ĐH FPT.
![]() |
Đình Trí cùng các thành viên trong nhóm và thầy hướng dẫn chuẩn bị cho cuộc thi FPT Edu Hackathon |
Vậy là, Trí cùng vài người bạn của mình tự lên kế hoạch, tìm hiểu cách thức triển khai mô hình tương tự mà các trường ĐH lớn đã làm, bảo vệ ý tưởng của mình với Google Developer. CLB Developer Students Clubs ra đời vào năm 2020, do Trí là chủ nhiệm, trở thành diễn đàn trao đổi, chia sẻ kiến thức, trải nghiệm công nghệ của sinh viên ĐH FPT Đà Nẵng.
“CLB góp phần mang lại nhiều kiến thức hay, xu hướng công nghệ mới của Google tới cho sinh viên ĐH FPT Đà Nẵng, nhất là khi các bạn được quyền truy cập vào “kho” tài nguyên của Google Developer để mày mò, khám phá”, Trí chia sẻ về hoạt động CLB của mình.
Được tự thành lập, duy trì hoạt động CLB, môi trường học tập ở ĐH FPT còn cho nam sinh này cơ hội thỏa sức sáng tạo công nghệ ở những sân chơi toàn quốc. Trí hai lần tham gia cuộc thi lập trình Hackathon do FPT Edu tổ chức. Lần nào, nam sinh này cũng thể hiện quyết tâm với những sản phẩm sáng tạo theo xu hướng công nghệ mới như AI, IoT. Những sân chơi như thế này là nơi Trí được gặp gỡ, giao lưu với các sinh viên ĐH FPT toàn quốc có chung đam mê công nghệ. Được trải nghiệm, học hỏi từ bạn bè và các chuyên gia, Trí nhận thấy sự trưởng thành trong kiến thức, kỹ năng.
“Mình có thêm nhiều bài học mới mẻ, xứng đáng và được thực hành những kỹ năng như tiếng Anh, phản biện, làm việc nhóm…”, Trí chia sẻ.
Đang ấp ủ nhiều dự định mới mẻ liên quan tới công nghệ, Đình Trí tự tin rằng môi trường ở ĐH FPT là nơi thích hợp để anh tự tin biến công nghệ thành những trải nghiệm lý thú.
Phương Dung
" alt="Chàng sinh viên điển trai tạo hứng thú học tập bằng công nghệ"/>Chàng sinh viên điển trai tạo hứng thú học tập bằng công nghệ
NSND Kim Xuân và con dâu - Thanh Phương.
Với MC Thanh Phương, chuyện "sống chung với mẹ chồng" nổi tiếng như NSND Kim Xuân, nữ MC cho hay ban đầu cô có chút áp lực vì bà thường vào vai người phụ nữ quyền lực, khó tính. Tuy nhiên, khi ở chung cô nhận ra bà là người mẹ ấm áp, tâm lý và rất thương con dâu.
Nữ MC chia sẻ, từ sau khi sinh con, mối quan hệ giữa cô và mẹ chồng càng thân thiết hơn. Khi xảy ra xung đột giữa con trai và con dâu, nghệ sĩ Kim Xuân luôn đứng về phía con dâu vì "Mẹ bảo cũng từng làm con dâu nên rất hiểu cho hoàn cảnh của tôi".
NSND Kim Xuân coi con dâu là con ruột.
NSND Kim Xuân luôn coi con dâu giống như con ruột. "Ngày xưa còn nói là mẹ chồng chứ bây giờ tôi như mẹ ruột vậy, tôi được đi chơi với gia đình nhỏ của con trai, con dâu, tôi thấy mình trẻ hơn. Mấy đứa con của tôi thương mẹ lắm, tôi cũng cảm ơn bên nhà ngoại vì họ biết tôi bận rộn nên luôn hỗ trợ chăm sóc cháu ngoại. Tuy nhiên, tôi và cháu nội cũng thân thiết lắm", nữ nghệ sĩ gạo cội chia sẻ.
NSND Kim Xuân vui vẻ cùng con trai và con dâu trong một chương trình.
Có thời gian con của NSND Kim Xuân chuyển ra ngoài sống, bà cũng buồn lòng nhưng luôn tôn trọng con. Bà tâm sự: "Nếu nói con trai ra ở riêng mà không buồn là nói dối, cách đây mấy năm khi hai cháu quyết định ra riêng, vợ chồng tôi buồn lắm. Nhưng các cháu vẫn biết cha mẹ buồn nên luôn điện thoại hay tìm cách nào đó để qua thăm. Thế nên, tôi nghĩ lại rằng hồi mình bắt đầu sự nghiệp cũng muốn có hạnh phúc riêng và vun vén cho nó. Vì vậy, mình không thể nào bắt một cá tính khác nghe theo mình, như thế là không nên".
NSND Kim Xuân và MC Thanh Phương có cuộc sống thuận hòa nhờ cách ứng xử khéo léo của 2 người phụ nữ. Bao đời nay, chuyện mẹ chồng - nàng dâu luôn là vấn đề nhạy cảm nhưng trong gia đình nữ nghệ sĩ gạo cội lại bình yên.
NSND Kim Xuân từng buồn vì gia đình con trai ra ở riêng.
NSND Kim Xuân chia sẻ chưa bao giờ mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu mà chỉ xảy ra va chạm với con trai. Nữ nghệ sĩ U70 nói: "Tôi chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn với con dâu. Các cháu là vợ chồng trẻ nên không tránh khỏi bất đồng quan điểm, mỗi lần như thế tôi lại đến an ủi con dâu. Tôi nghĩ rằng một người phụ nữ rời nhà cha mẹ để đến nhà chồng sẽ luôn có tâm trạng bất an. Nếu mình không biết điều đó còn làm cho con dâu bất ổn hơn, vậy là mình có lỗi. Tôi nói với mọi người rằng tôi được lời vì có con trai và có thêm con dâu như con gái ruột. Cho nên, khi tôi thấy hai cháu có vấn đề gì là tôi la con trai trước".
Sau bao năm làm mẹ chồng, NSND Kim Xuân cho rằng tâm lý chung của các bà mẹ, kể cả những người mẹ chồng có con gái đi lấy chồng hầu như đều có thành kiến về mối quan hệ này. Nữ nghệ sĩ chỉ ra rằng chủ nghĩa cá nhân quá lớn đã khiến cho vấn đề giữa mẹ chồng – nàng dâu trở nên khó giải quyết.
Gia đình hạnh phúc của NSND Kim Xuân.
Riêng bản thân bà khi nghĩ về những ngày tháng làm dâu trong quá khứ có được người mẹ chồng tuy nghiêm khắc nhưng yêu thương đúng mực đã giúp bà hoàn thiện bản thân ngày hôm nay. Để từ đó, NSND Kim Xuân biết cách đối xử sao cho hợp tình hợp lý để tạo thiện cảm nơi con dâu. Bên cạnh đó, bà lại tỏ ra khó hiểu khi một số người mẹ chồng có suy nghĩ "trước kia đã quá cực khổ nên bây giờ muốn đày đọa con dâu cũng khổ như mình".
(Theo GĐXH)
- "Vì mải mê với công việc nên tôi chỉ sinh một đứa con trai duy nhất là Huy Luân. Tôi rất mê con gái, nên tôi nghĩ nếu mình có thêm bé gái nữa sẽ trọn vẹn hơn" - nữ diễn viên kỳ cựu chia sẻ.
Con dâu MC xinh đẹp của NSND Kim Xuân giỏi giang, ứng xử rất khéo với mẹ chồng
Nhận định, soi kèo Varnamo vs Sirius, 0h00 ngày 1/4: Đả bại tân binh
Đây là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm và đưa ra tại hội nghị tham vấn chuyên gia về sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội tổ chức ngày 15/12.
GS.VS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Thanh Hùng. |
GS.VS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng đây là vấn đề được bàn đến nhiều nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.
“Tôi nghĩ lần này nên phải thực hiện. Trước chúng ta quy định miễn học phí cho sinh viên sư phạm, sau khi tốt nghiệp phải phục vụ cho ngành giáo dục, nếu không phải trả lại tiền cho Nhà nước. Nhưng trên thực tế, chúng ta không thu lại được khoản đó nếu sinh viên không theo sư phạm. Bởi Nhà nước có phân công đâu mà thu? Các em nói tôi sẵn sàng đi dạy nhưng không có chỗ cho tôi dạy”, ông Thi nói.
Ông Thi đề xuất có thể chuyển thành việc cho các sinh viên ngành sư phạm được vay tín dụng ưu đãi và ra trường nếu em nào làm trong ngành giáo dục một số năm thì được miễn, không thu lại.
“Còn em nào không làm thì phải trả lại. Như vậy lúc đó mới có cơ chế thu và thực chất là chính sách ưu đãi không thay đổi. Nhưng rõ ràng sẽ giải quyết được vướng mắc như hiện nay”, ông Thi nói.
Các đại biểu trao đổi tại hội nghị góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học. Ảnh: Thanh Hùng. |
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Trường Giang (Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính) cũng cho rằng thực tế chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm lâu nay vẫn chưa đạt được mục tiêu. Bất cập nảy sinh một phần vì sau tốt nghiệp, nhà nước không sắp xếp, điều động được việc làm cho sinh viên.
Sinh viên không kiếm được việc làm trong các cơ sở giáo dục đào tạo dẫn đến lãng phí nguồn lực ngân sách nhà nước.
“Sinh viên sư phạm ra trường nhưng không được đứng trong ngành sư phạm thì học phí miễn giảm gần như là sử dụng không đúng mục đích. Thay vì miễn giảm có thể cấp tín dụng sinh viên để trang trải học phí. Sau khi tốt nghiệp nếu công tác trong lĩnh vực sư phạm đáp ứng đủ điều kiện thời gian theo quy định thì sẽ được miễn hoàn trả phần vay. Nếu các em không công tác thì phải bồi hoàn cho nhà nước”, ông Giang nói.
Thanh Hùng
"Phải bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm" - đề xuất này được đưa tại Hội thảo Tác động của chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đến chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên, diễn ra sáng ngày 13/12 tại TP.HCM.
" alt="Đề xuất chỉ miễn học phí cho sinh viên sư phạm nếu làm đúng nghề"/>Đề xuất chỉ miễn học phí cho sinh viên sư phạm nếu làm đúng nghề
![]() |
Ảnh minh họa: Lê Văn. |
Theo đó, các cơ sở đào tạo muốn được mở ngành đào tạo trình độ đại học phải bảo đảm các điều kiện nhất định.
Ngành đăng ký đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học; phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương, vùng, miền và cả nước; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo. Việc mở ngành đào tạo đã được xác định trong phương hướng, kế hoạch phát triển của cơ sở đào tạo.
Tên ngành đăng ký đào tạo phải có trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV theo quy định.
Trường hợp ngành đăng ký đào tạo chưa có trong Danh mục đào tạo (gọi là ngành mới) thì cơ sở đào tạo phải làm rõ: Luận cứ khoa học, nhu cầu của xã hội về ngành mới này; thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới kèm theo ít nhất 2 chương trình đào tạo tham khảo của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng hoặc cho phép thực hiện và cấp văn bằng (trừ các ngành chỉ có đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng).
Đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cơ hữu phải bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu để tổ chức đào tạo, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện đào tạo trình độ ĐH của các ngành khác đang đào tạo. Trong đó có ít nhất 1 tiến sĩ (TS) cùng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội.
Cụ thể, có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ (ThS) trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó ít nhất 1 TS và 4 ThS, hoặc 2 TS và 2 ThS cùng ngành đăng ký đào tạo; trừ các ngành riêng biệt dưới đây:
Đối với những ngành thuộc nhóm ngành ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài (trừ các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc) phải có ít nhất 6 giảng viên cơ hữu có trình độ ThS trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có 1 TS và 3 ThS, hoặc 2 TS và 1 ThS cùng ngành đăng ký đào tạo.
Đối với một số ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe: Giảng viên và người hướng dẫn thực hành các môn học, học phần liên quan đến khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo nhóm ngành sức khoẻ theo quy định. Mỗi môn học thuộc kiến thức cơ sở ngành hoặc chuyên ngành của chương trình đào tạo phải có ít nhất 1 giảng viên cơ hữu có văn bằng, luận văn, luận án tốt nghiệp phù hợp với môn học chịu trách nhiệm giảng dạy.
Đối với ngành đăng ký đào tạo thuộc nhóm ngành Nghệ thuật phải có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu cùng ngành hoặc ngành gần, trong đó phải có 1 TS và 3 ThS cùng ngành đăng ký đào tạo. Nếu ngành đăng ký mở mới mà trong nước chưa có cơ sở đào tạo trình độ ThS, TS thì có thể thay thế giảng viên cơ hữu trình độ TS bằng nghệ sĩ nhân dân có bằng ĐH cùng ngành đăng ký đào tạo, thay thế trình độ ThS bằng nghệ sĩ ưu tú có bằng ĐH cùng ngành đăng ký đào tạo.
Giảng viên cơ hữu giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trình đào tạo; khối lượng kiến thức còn lại do giảng viên thỉnh giảng (trong và ngoài nước) đã được ký kết hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo thực hiện. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đều phải có chuyên môn phù hợp với nội dung các học phần được phân công giảng dạy.
Đối với cơ sở đào tạo ngoài công lập, phải có tối thiểu 40% giảng viên cơ hữu giảng dạy ngành đăng ký đào tạo trong độ tuổi lao động.
Đối với các ngành mới mà chưa có ThS, TS được đào tạo trong nước, nếu chưa đủ số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ cùng ngành theo quy định thì có thể thay thế bằng ThS, TS ngành gần. Các giảng viên này phải có kinh nghiệm giảng dạy trình độ ĐH ít nhất 5 năm và có ít nhất 2 công trình khoa học thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo đã công bố trong 5 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo đăng ký mở ngành đào tạo.
Về cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình phải đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập theo yêu cầu của ngành đăng ký đào tạo trình độ đại học. Cụ thể, có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của ngành đăng ký đào tạo, đảm bảo đủ theo danh mục trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác đào tạo của ngành hoặc nhóm ngành đã được quy định (nếu có); Có hợp đồng liên kết giảng dạy thực hành, thực tập trong lĩnh vực ngành mở mới với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo.
Cùng đó phải có thư viện, thư viện điện tử đảm bảo đủ tài liệu hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên.
Cơ sở đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo khi xảy ra một trong những trường hợp: Không bảo đảm một trong các điều kiện mở ngành đào tạo; tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm được phép tổ chức hoạt động đào tạo; vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt ở mức độ phải đình chỉ tuyển sinh; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Các cơ sở đào tạo bị Bộ GD-ĐT thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ ĐH liên quan khi để xảy ra một trong các trường hợp: Có hành vi gian lận để được mở ngành đào tạo trình độ đại học; vi phạm nghiêm trọng quy định về tuyển sinh, quản lý, tổ chức đào tạo; hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh; vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt ở mức độ phải thu hồi quyết định mở ngành; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Chi tiết về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học tại đây.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/10/2017 và thay thế các quy định về mở ngành đào tạo trình độ ĐH tại Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Thanh Hùng
" alt="Quy định mới về mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh"/>Theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT), 15 nước này bao gồm 10 quốc gia ASEAN cùng 5 nước đối thoại Úc, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Tại Việt Nam, diễn tập ACID được tổ chức tại 3 điểm Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với sự tham gia của đại diện đến từ các các đơn vị trong và ngoài Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia, bao gồm các ISP lớn (VNPT, Viettel, Netnam), các doanh nghiệp làm về an toàn thông tin (BKAV), các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của các Bộ ngành, đại diện Sở TT&TT các tỉnh, Thành phố, các Tổng Công ty, các Tập đoàn lớn...
Chia sẻ về ý nghĩa của cuộc diễn tập, đại diện VCNERT cho biết, việc tổ chức hoạt động diễn tập quốc tế thường xuyên sẽ củng cố và duy trì kênh liên lạc thông suốt giữa các nước, sẵn sàng phối hợp ứng cứu sự cố an toàn mạng trong các trường hợp khẩn cấp. Đây cũng chính là cơ hội để các cán bộ kỹ thuật được rèn luyện kỹ năng trong tình huống thực tế, giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho công tác chuyên môn trong ứng cứu sự cố an toàn mạng.
Được biết, các chương trình diễn tập về an toàn thông tin do ASEAN tổ chức luôn bám theo các vấn đề nóng trong an toàn thông tin của các quốc gia trong khu vực. Năm nay, tình hình lây nhiễm mã độc mã hóa dữ liệu trong các cơ quan tổ chức ở Việt Nam diễn ra nhiều và nghiêm trọng hơn so với năm 2016. Các mã độc mã hóa dữ liệu không chỉ tấn công người dùng cá nhân (máy tính cá nhân) mà đã nhắm vào các trung tâm dữ liệu (máy chủ) với các động cơ phá hoại và trục lợi tài chính rất rõ ràng, các biến thể mã độc liên tục xuất hiện. Đặc biệt nghiêm trọng là đã bắt đầu có dấu hiệu tham gia của các tin tặc có tổ chức (các tấn công có chủ đích) và các nhóm tội phạm trong nước sử dụng các dòng mã độc mã hóa tài liệu này.
"Do đó, VNCERT đã phối hợp VNPT tổ chức chương trình diễn tập năm nay, tập trung thực hành các kỹ năng điều tra, phân tích và phản ứng với mã độc mã hóa dữ liệu và tống tiền", ông Lịch cho biết. Các kỹ thuật viên sẽ tham gia các nhiệm vụ như: Tìm ra tất cả các hành vi của mã độc, phân tích tác động của mã độc, truy vết và mô phỏng lại cách thức tấn công mã hóa dữ liệu, điều phối để tiến hành bóc gỡ mã độc, cảnh báo và tư vấn cho các đơn vị bị ảnh hưởng về cách khắc phục, giảm thiểu rủi ro, các biện pháp phòng ngừa...
T.C
" alt="Diễn tập quốc tế chống mã độc tống tiền, tấn công mạng"/>