Nhận định, soi kèo Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01: Khách trượt dài

Nhận định 2025-01-29 07:03:50 73
ậnđịnhsoikèoGenoavsMonzahngàyKháchtrượtdàkét qua bong da   Nguyễn Quang Hải - 27/01/2025 06:21  Ý
本文地址:http://slot.tour-time.com/news/85a693257.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo góc AC Milan vs Parma, 18h30 ngày 26/1

Bầu Thụy xây khách sạn 5 sao tại Hà Nội, lộ khả năng thâu tóm thêm 'đất vàng'

Gia Tộc Rồng  01.jpg

Hoành tráng gấp đôi

So với mùa đầu tiên, series mới của House of the Dragon được xác nhận sẽ có tổng cộng 8 tập, giảm 2 tập. Nhiều ý kiến đồn đoán cho rằng quyết định này xuất phát từ việc thu hẹp ngân sách của hãng nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. 

Dù chưa có con số chính thức, đại diện hãng HBO cho biết đã tiêu tốn một khoản đầu tư “khủng” cho phần phim này. Con số này có thể còn lớn hơn cả tổng ngân sách 200 triệu USD, tức là 20 triệu USD cho mỗi tập, ở mùa trước. 

Gia Tộc Rồng  02.jpg

Trong buổi chiếu ra mắt ở New York, Casey Bloys - ông chủ HBO - tiết lộ mùa 2 đã mất tổng cộng 270 ngày quay; có 2.500 thành viên đoàn làm phim; với sự tham gia của 9.000 diễn viên phụ, 8 nhà hiệu ứng hình ảnh ở 7 quốc gia; sử dụng 2.600 mũi tên, 2.000 đôi ủng, 114 bộ tóc và 125 lít máu giả.

Khi kinh phí sản xuất mùa 1 vốn đã sánh ngang một tác phẩm điện ảnh, những con số ấn tượng này cho thấy mức độ hoành tráng chỉ có tăng mà không giảm. Nếu đặt trong kế hoạch phát triển Gia Tộc Rồng đến mùa thứ 4, số tập giảm đi chỉ là vấn đề liên quan đến cách phân chia nội dung từ tiểu thuyết gốc.

Chiến trường mở rộng

Một trong những lý do quan trọng tạo nên sức nóng trước ngày công chiếu chính là những diễn biến mới trong cuộc chiến giành Ngai Sắt của hai thế lực Xanh - Đen. Cuối phần 1, cái chết của vương tôn Lucerys Velaryon dưới tay người cậu Aemond Targaryen đã báo hiệu những sự kiện sẽ bùng nổ trong mùa 2.

Gia Tộc Rồng  03.jpg

Trước đó, hai phe của Rhaenyra Targaryen (Emma D'Arcy) và Alicent Hightower (Olivia Cooke) mới chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo nhau thông qua các âm mưu chính trị và xung đột giới hạn. Ngay cả sự kiện kịch tính nhất là cuộc rượt đuổi giữa “cụ” rồng Vhagar và Arrax cũng chưa thể được tính là một cuộc chiến thật sự.

Theo HBO, các tập phim sắp tới sẽ tái hiện loạt trận chiến tầm cỡ và bạo lực nhất lịch sử Seven Kingdoms. Đáng chú ý hơn cả là Battle of Gullet. Trong trận thủy chiến này, tất cả 90 chiến thuyền của liên minh Hightower - Triarchy chỉ còn 28 chiếc trở về.

Thay đổi quan trọng này cũng đánh dấu sự gia tăng đáng kể số lượng rồng tham chiến. Ngoại trừ Arrax đã chết, các con rồng khác trong mùa 1 như Syrax, Meleys, Caraxes, Seasmoke, Vermax, Dreamfyre và Vermithor đều tái xuất. Khán giả còn được chứng kiến sự xuất hiện lần đầu tiên của rồng Sunfyre, Moondancer, Silverwing, Tyraxes và một số con rồng hoang dã khác ở Dragonstone.

Gia Tộc Rồng  04.jpg

Dấu ấn gia tộc Stark

Bối cảnh của House of the Dragon diễn ra vào khoảng năm 129 - 131 AC, trong giai đoạn vương triều Targaryen, sau cuộc chinh phạt Westeros của Aegon. Thời điểm này cách xa khoảng 200 năm trước khi Game of Thrones diễn ra.

Do tập trung vào các sự kiện diễn ra King's Landing và Dragonstone, các nhân vật chủ chốt trong series Trò Chơi Vương Quyền là gia tộc Stark xuất hiện tương đối mờ nhạt trong mùa 1. Lần xuất hiện duy nhất là khi Vua Mùa Đông Rickon Stark thề trung thành với tân vương Targaryen tương lai trong buổi lễ ra mắt người kế vị vua Viserys I.

Sau đó, họ biến mất hoàn toàn trong những tập kế tiếp, chỉ được nhắc qua lời kể của Jacaerys (Harry Collett) khi lên đường tìm kiếm liên minh với các đại gia tộc. Cùng với với sự mở rộng các địa điểm của mùa mới, “Sói phương Bắc” Cregan Stark - con trai của Rickon - đã xuất hiện trong phân đoạn nói chuyện với vương tử Jacaerys ở bức tường băng vĩnh cửu The Wall.

Gia Tộc Rồng  05.jpg

Chi tiết này làm dấy lên hy vọng nhà Stark sẽ hiện diện rõ ràng hơn trong chuỗi diễn biến kịch tính sắp tới. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng nếu Cregan muốn tham chiến, đây là một thử thách không nhỏ với việc tập hợp lực lượng và di chuyển một hành trình dài từ Winterfell đến King’s Landing. 

Mùa 2 Gia Tộc Rồng tiếp tục có sự tham gia của các ngôi sao Matt Smith, Olivia Cooke, Emma D'Arcy, Eve Best, Steve Toussaint, Fabien Frankel, Ewan Mitchell, Tom Glynn-Carney, Sonoya Mizuno và Matthew Needham…

Khán giả đăng ký gói SVIP để thưởng thức trọn vẹn mùa 2 Gia Tộc Rồng (House of the Dragon) với phụ đề đầy đủ trên FPT Play từ ngày 17/06 tại: https://fptplay.page.link/m7ug9caKajmm7DYW9.

Đậu Linh

">

Phim Gia Tộc Rồng mùa 2: Hoành tráng gấp đôi, chiến trường mở rộng

Nhận định, soi kèo U20 Sassuolo vs U20 Cesena, 20h00 ngày 27/1: Chủ nhà ‘ghi điểm’

Hà Nội không thể vì những yếu kém, hạn chế mà "vơ bèo vạt tép" - ĐBQH Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) nêu quan điểm.

PV:- Thưa ông, Trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D) của Samsung trị giá 300 triệu USD dự kiến sẽ đặt tại đường Nguyễn Xiển, Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài việc xin rất nhiều ưu đãi, Samsung còn dự kiến xây cao ốc 21 tầng, 2 tầng hầm, diện tích sàn 116.490m2...

Phải nhìn nhận như thế nào về một dự án công nghệ cao nhưng lại hướng tới mục đích xây cao ốc, nhà ở như vậy? Mục đích Samsung hướng đến là gì, thưa ông?

ĐBQH Cao Sỹ Kiêm:-Tôi cho rằng, nếu Samsung đầu tư vào Việt Nam đúng với mục đích của dự án công nghệ cao họ sẽ được hưởng đầy đủ những chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam. Tại Hà Nội, đã xây dựng khu công nghệ cao trên đường Láng Hòa Lạc, là nơi giành riêng để thu hút các doanh nghiệp, lĩnh vực công nghệ cao. Do đó, cần khuyến khích Samsung vào đây. Ở đây, Samsung nghiễm nhiên sẽ được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi mà không cần phải xin mới có.

{keywords}
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, dự án Trung tâm nghiên cứu của Samsung lại được xem như một dự án thành phần của KĐT The Manor Central Park, với dự kiến sẽ xây dựng cao ốc 21 tầng và 02 tầng hầm với tổng diện tích sàn xây dựng là 116.490 m2; Diện tích sử dụng đất là 30.000 m2; Mật độ xây dựng 33%; dự kiến thu hút khoảng 2.000 nhân lực chất lượng cao trong năm 2015/2016, 4.000 nhân lực trong các năm tiếp theo tùy theo kết quả kinh doanh…

Tôi thấy, dự án công nghệ cao mà đặt trong khu dân cư đã là bất hợp lý. Samsung lại còn xin rất nhiều ưu đãi về miễn thuế đất trong 50 năm; miễn toàn bộ các khoản đóng góp GPMB, chi phí bồi thường; miễn thuế nhập khẩu thiết bị; được chuyển nhượng tài sản, đất trong trường hợp cần thiết... vượt khung ưu đãi của Việt Nam là khó chấp nhận được.

Tại sao tôi nói như vậy? Thứ nhất, về dự kiến xây dựng cao ốc 21 tầng. Hiện nay, BĐS Việt Nam đang bị ế thừa, xây dựng cao ốc 21 tầng Samsung định tính toán thế nào? Nó sẽ ảnh hưởng, tác động tới thị trường BĐS Việt Nam ra sao? Chưa nói tới việc phải hạn chế xây cao ốc ngay giữa khu dân cư đông đúc như vậy.

Thứ hai, vị trí đặt trung tâm nghiên cứu là không hợp lý. Xét riêng trong điều kiện hạ tầng, dịch vụ, giao thông hoàn toàn không thuận lợi cho một dự án nghiên cứu công nghệ cao như vậy. Thế giới, không ai làm thế cả.

Thứ ba, tại đây thiếu hẳn các điều kiện để Samsung có thể phát triển kinh doanh lâu dài. Vì thế, không thể dễ dàng đồng ý với những đề xuất của Samsung. Nếu nhà đầu tư nào cũng như Samsung thì không cần phải sinh ra các khu công nghệ cao nữa.

Tôi ngờ rằng, chủ trương xin xây dựng Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao nhưng sau đó chủ đầu tư lại xin chuyên đổi mục đích khác. Có thể là xây dựng trung tâm thương mại hoặc nhà ở, kinh doanh dịch vụ. Nếu thật sự như vậy, dự án có thể phá vỡ quy hoạch, gây nguy hại cho môi trường hoặc tạo điễm nghẽn về giao thông, hạ tầng cho Hà Nội. Rất phức tạp.

PV:-Cùng với Samsung, Apple cũng đang dự kiến xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển trị giá 1 tỷ đô tại Hà Nội. Các chuyên gia đã nói thẳng, nếu tiếp cận không đúng cách, ưu đãi thành thừa. Việt Nam không được gì. Trong bối cảnh, Samsung đang xin quá nhiều ưu đãi, Bộ KHĐT cũng đã có văn bản bác nhiều đề xuất ưu đãi của Samsung thì HN có nên tính toán, cân nhắc để tránh tình trạng chạy đua ưu đãi, ưu đãi đến hụt hơi?

ĐBQH Cao Sỹ Kiêm:-Đúng vậy, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chỉ để kiếm lợi từ chính sách ưu đãi, từ thị trường tiềm năng, từ nguồn lao động giá rẻ...

Bây giờ không phải là lúc sẵn sàng trải thảm đỏ, mời gọi FDI bằng mọi giá nữa, lúc này thu hút phải có chọn lọc. Vì thế, Hà Nội phải tính toán và phải rút ra kinh nghiệm từ chính những bài học thực tế đó, không thể chạy đua ưu đãi.

Riêng Hà Nội, so sánh chất lượng thu hút FDI với các địa phương khác chỉ ở mức trung bình. Rất nhiều hạn chế vẫn đang tồn tại làm ảnh hưởng tới quá trình thu hút của Hà Nội như thủ tục rườm rà, phức tạp, dịch vụ chưa thông thoáng. Chỉ số cạnh tranh của Hà Nội cũng chưa bao giờ lọt được Top 10 trong các địa phương. Hà Nội nếu muốn thu hút FDI chất lượng tốt hơn thì phải cải thiện môi trường đầu tư, thay đổi tư duy, chứ không chỉ vì những yếu kém, hạn chế mà "vơ bèo vạt tép". Thu hút chạy theo số lượng, chạy theo chỉ tiêu, thành tích sẽ kéo chất lượng toàn nền kinh tế tụt xa hơn nữa.

Thời gian vừa qua đã thấy rất nhiều địa phương dũng cảm nói không với những dự án FDI không tốt, có nguy cơ gây hại cho môi trường rồi. Đó là bài học dũng cảm mà Hà Nội cần phải nhìn vào đó để học tập.

PV:- Các chuyên gia cũng nói thẳng, kể cả trong trường hợp Samsung, Apple đầu tư vào Việt Nam, thì Việt Nam cũng không có gì để đón khách. Trong khi, dự án công nghệ cao nhưng lại kinh doanh BĐS, như vậy, có thể lo ngại đến khả năng sản xuất bao bì cho Samsung cũng khó? Vậy ông kỳ vọng, Việt Nam có thể tận dụng thế nào từ dự án của Samsung? Và làm sao để tham gia vào Samsung?

ĐBQH Cao Sỹ Kiêm:- Đúng vậy, thu hút FDI, thu hút Samsung tới cả chục năm rồi nhưng Việt Nam chưa có được gì. Đó là do chất lượng thu hút và mục đích thu hút của Việt Nam. Các nhà đầu tư vào Việt Nam vẫn với vai trò đặt nhà xưởng, lắp ráp, gia công, Việt Nam không có gì cũng đúng.

Điều tôi lo ngại hơn là nền sản xuất Việt Nam đang bị phụ thuộc quá nhiều vào FDI. Nhìn những báo cáo xuất nhập khẩu thời gian qua có thể thấy kim ngạch xuất khẩu các ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam đều nằm trong tay các doanh nghiệp FDI.

Nếu phụ thuộc quá nhiều vào FDI, đến một ngày ưu thế, ưu đãi cạn kiệt, FDI bóc hết lợi nhuận về nước, Việt Nam còn lại cái gì? Cái còn lại là những phân xưởng chuyên gia công, lắp ráp, làm thuê cho nước ngoài hay cái còn lại chỉ là những xưởng phế liệu với máy móc, thiết bị lạc hậu, không sản xuất được, bán sắt vụn không ai mua?

Tôi nói như vậy để thấy, chính sách thu hút FDI đang có quá nhiều vấn đề bất hợp lý. Bên cạnh thu hút FDI, cần phải có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước phát triển, thúc đẩy nền sản xuất nội địa, nâng cao năng lực, tự sản xuất. Tuy nhiên, thực tế đang đi ngược lại.

Với dự án công nghệ cao của Samsung cũng vậy, đầu tư công nghệ cao nhưng chỉ nhắm tới BĐS thì Việt Nam sẽ có được gì? Đến lúc đó, khả năng làm bao bì cho Samsung liệu có còn không?

Vì thế, Hà Nội phải có quy hoạch rõ ràng, có lộ trình, từng bước đổi mới công nghệ, có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cao có thể tiếp nhận được dây chuyền công nghệ mới.

Hà Nội phải tỉnh táo lựa chọn tránh tình trạng lợi dụng dự án công nghệ cao nhưng mục đích chỉ để kinh doanh BĐS, vơ vét tài nguyên, lợi ích.

PV:-Trước đó, các chuyên gia đã cảnh báo, Việt Nam nên dùng quyền của mình để lựa chọn nhà đầu tư. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, không thể chạy đua ưu đãi để thu hút nữa mà phải thu hút có chọn lọc. Nếu áp vào dự án của Samsung thì quyền lựa chọn của Việt Nam phải được hiểu thế nào? Làm sao để không bị thiệt?

ĐBQH Cao Sỹ Kiêm:- Nếu nhìn vào dự án, hoàn toàn có thể đặt ra các nghi vấn liên quan tới lợi ích nhóm trong trường hợp này.

Các đòi hỏi đó là quá vô lý, các cơ quan quản lý nhà nước chắc chắn không thể nhắm mắt cho qua một dự án bất hợp lý như vậy. Phải tỉnh táo, không thể bỏ quên lợi ích quốc gia chỉ vì lợi ích của một nhóm người.

PV:- Xin cảm ơn ông!

Theo Báo Đất Việt

  • Dự án 6.750 tỷ, đền bù cho dân bao nhiêu mà SamSung không muốn trả?
  • Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án gần 7.000 tỷ của Samsung
">

Samsung xây trung tâm 300 triệu USD: Hà Nội cần dũng cảm

Trong một bài nói chuyện, Neil deGrasse Tyson khẳng định, sự tò mò và hăng say khám phá những điều mới mẻ chính là chìa khóa để ươm mầm cho một nhà khoa học tương lai. Tuy nhiên, cha mẹ luôn tỏ ra cáu gắt khi trẻ muốn tìm kiếm hay khám phá một điều gì mới.

Trẻ em là những nhà khoa học bẩm sinh. Lúc nào lũ trẻ cũng lật những hòn đá lên, bứt cánh mấy bông hoa. Chúng làm những việc mà chúng ta thường nhìn là “phá hoại”. Nhưng đó là một kiểu khám phá.

Nếu tách rời mọi thứ ra, bạn có thể biết cách lắp lại như cũ. Đó là việc những đứa trẻ hay làm. Một nhà khoa học trưởng thành đều là một đứa trẻ không bao giờ lớn lên. Đó là việc một nhà khoa học trưởng thành làm.

Ở nhà, bọn trẻ mở tủ lạnh lấy một quả trứng tung hứng lên xuống. Việc đầu tiên các bậc phụ huynh làm là gì?

“Đừng có nghịch trứng! Vỡ bây giờ. Cất lại ngay!”.

Thật ra, đây là một thí nghiệm về sức bền vật liệu.

Hãy để trẻ tự khám phá ra rằng khi trứng rơi, nó sẽ vỡ. Đây là một thí nghiệm vật lý. Và nó cũng có thể trở thành thí nghiệm sinh học rất nhanh.

Khi đó lòng trắng và lòng đỏ sẽ chảy ra. Bạn nói với trẻ: “Này con. Lòng trắng và đỏ sẽ biến thành con gà đấy!”.

“Mà sao lòng đỏ này lại biến thành con gà được nhỉ?”.

“Chà, sinh học đấy! Tìm hiểu thử xem”.

Và quá trứng giá bao nhiêu tiền? Nó không đáng kể nhưng đổi lại trẻ được trải nghiệm và tư duy.

Chủ tịch Trường Đại học Havard từng nói: “Nếu bạn nghĩ giáo dục đắt đỏ, cứ thử trả giá cho sự ngu dốt xem!”. Chúng ta không có đủ những ông bố, bà mẹ hiểu được hoặc biết cách trân trọng bản tính hiếu kì của con cái họ vì họ muốn duy trì trật tự trong nhà.

Khi những đứa trẻ vào bếp, bày bừa hết nồi niêu xoong chảo ra và gõ loảng xoảng, các vị phụ huynh sẽ nói gì đầu tiên? “Đừng có làm ồn nữa! Ồn ào quá! Con làm bẩn hết nồi niêu rồi!”.

Bạn vừa phá hỏng một thí nghiệm về âm thanh đấy! Vì vậy tôi không lo lắng cho trẻ em.

Mọi người thường hỏi: “Tôi phải làm gì để con tôi yêu khoa học đây?”. Thật ra, trẻ con đã yêu khoa học sẵn rồi. Vấn đề là ở chính các vị phụ huynh.

Thực tế, sự tò mò và hăng say khám phá những điều mới mẻ chính là chìa khóa để ươm mầm cho một nhà khoa học tương lai.

Thúy Nga (Theo Goalcast)

Khi con phạm lỗi, thay vì đánh mắng hãy hỏi 8 câu này

Khi con phạm lỗi, thay vì đánh mắng hãy hỏi 8 câu này

Nhiều cha mẹ thường la mắng, quát tháo trong những tình huống trẻ mắc lỗi. Tuy nhiên đó không phải là cách cư xử đúng đắn giúp trẻ rút ra bài học từ những sai lầm của mình.

">

“Muốn con hạnh phúc, bố mẹ đừng làm gì cả”

Tôi giải thích, trường phổ thông dạy tiếng Anh theo sách giáo khoa, còn bên ngoài họ dạy theo giáo trình cho người học thi lấy chứng chỉ tiếng Anh. Điều này đã dẫn theo nhiều sự khác biệt. Để dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, tôi có 5 kiến nghị với ngành giáo dục:

Một là đặt lại mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh nói riêng đối với THPT. Trước hết, học sinh học tiếng Anh để có thể nghe, nói. Chỉ số ít học sinh có nguyện vọng chuyên sâu, chọn ngôn ngữ Anh ở bậc đại học, các em cần được hỗ trợ thêm chuyên đề, thầy cô hướng dẫn, kết hợp tự học. Nếu dạy tiếng Anh chỉ để thi, việc dạy và học môn này sẽ đối phó, hời hợt, kém hiệu quả. Điều này dẫn đến hao phí tiền của mà kết quả dạy và học tiếng Anh ở phổ thông vẫn "lối cũ ta về"…

Hai là thời lượng dạy tiếng Anh trong tuần, kiểm tra, thi đối với môn học này cần thay đổi. Để học sinh được rèn luyện thường xuyên, tăng tiết học tiếng Anh lên 4 tiết/tuần; đồng thời, môn tiếng Anh là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tuyển sinh các lớp đầu cấp, thi tốt nghiệp THPT. Từ những năm 1990, tiếng Anh là môn học chính ở Hà Lan. Để tốt nghiệp trung học, học sinh Hà Lan phải vượt qua một kỳ thi quốc gia bằng tiếng Anh. 

W-IMG_7A54982FF5BE 1.jpg
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Ba là nhiều quốc gia nằm trong nhóm thông thạo tiếng Anh rất cao như Hà Lan, Singapore, Áo, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Bỉ, Bồ Đào Nha, Nam Phi, Đức, Croatia, Hy Lạp. Chúng ta cần học tập xem họ đã, đang và sẽ dạy tiếng Anh như thế nào? Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa tiếng Anh các nước này sử dụng. Với giáo trình hay, phù hợp, chúng ta có thể đàm phán mua bản quyền. 

Bốn là dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, khó khăn lớn ở đội ngũ giáo viên và khoảng cách giữa các địa phương. Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Trao đổi với một số tổ trưởng tổ tiếng Anh ở các trường THPT, tôi biết rằng, đây không phải là trường hợp cá biệt. 

Bên cạnh giải pháp đầu tư, đào tạo lâu dài, trước mắt, chúng ta cần tăng cường dạy học trực tuyến để học sinh được học tập với thầy cô dạy giỏi và còn để chính giáo viên cần cố gắng có cơ hội giao lưu với các đồng nghiệp giỏi nghề. 

Năm là giáo viên giảng dạy tiếng Anh, học sinh được học và vận dụng tiếng Anh mỗi ngày, theo kế hoạch giáo dục đúng - chắc - bền -  lặp đi lặp lại. 

Ví dụ các em có thể đọc sách, báo, xem phim, nghe nhạc tiếng Anh tại lớp, ở thư viện, thông qua các câu lạc bộ, xây mô hình giờ/ngày toàn trường giao tiếp bằng tiếng Anh, sử dụng tài liệu tiếng Anh học tập các môn học khác, thao giảng bằng tiếng Anh, tổ chức các cuộc thi hướng đến học tốt tiếng Anh…

Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, giáo dục - đào tạo góp nguồn lực quan trọng và dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường sẽ tích lũy năng lượng cho hành trình ấy. Đó là tất yếu, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng bằng kế hoạch khả thi, linh hoạt, sáng tạo, đột phá!

Nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Bạn đọc có ý kiến hoặc câu chuyện tương tự có thể gửi về email: [email protected]. Bài viết được đăng tải trên VietNamNet sẽ nhận nhuận bút theo quy định của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn!">

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

友情链接