Chợ Mơ Hà Nội đang bị “bức tử”?
Nằm dưới tầng hầm sâu 28 bậc,ợMơHàNộiđangbịbứctửâm hôm nay quạt thông gió bị bịt gây ngột ngạt khó thở; cống tắc ngập gây hôi thối; chợ phiên thuế chỗ ngồi đắt... đang góp phần đẩy chợ Mơ đến chỗ chết hẳn!
Hiu hắt chợ truyền thống, ảm đạm chợ phiên
Chợ Mơ truyền thống vốn là nơi buôn bán rất sầm uất của Hà Nội. Sau khi bị phá đi để xây thành trung tâm thương mại, chợ được hoạt động trở lại dưới phần tầng hầm bắt đầu từ tháng 10/2014. Cùng với đó, chợ phiên tổ chức hàng tuần cũng được kỳ vọng đem lại không khí truyền thống. Tuy nhiên, sau gần 1 năm hoạt động, trái ngược với những hình ảnh sầm uất, đông đúc của chợ Mơ truyền thống xưa kia, cũng không được nhộn nhịp hào nhoáng như ngày khai trương chợ - trung tâm thương mại hay chợ phiên, chợ Mơ giờ đây ngày càng hắt hiu, lay lắt.
Có mặt tại phiên chợ vào một ngày Chủ nhật của tháng 7 này, phóng viên không khỏi ngỡ ngàng trước không khí buồn tẻ, lạc lõng của cái gọi là “chợ phiên” bên hông tòa nhà cao 25 tầng. Đã hơn 7 giờ sáng, trong không khí náo nhiệt của người người tập thể dục, đánh cầu lông, ngồi hóng mát, duy nhất có 2 hàng cây cảnh với lèo tèo vài loại ngồi chắn ngay lối ra vào.
Ở "chợ phiên" truyền thống, có duy nhất 2 hàng cây cảnh với lèo tèo vài loại. Vậy nhưng, những người bán hàng này vẫn bị buộc phải nộp tiền 3 tháng liền mới được ngồi
Chị Gấm, một người buôn cây cảnh từ Văn Giang (Hưng Yên) sang cho biết, mỗi tháng có 4 phiên chợ vào các ngày chủ nhật, những người buôn cây cảnh được phép đưa hàng đến bán. Nhưng không phải cứ thích là được vào, họ phải đăng ký và nộp tiền luôn 3 tháng. “Bán đã chẳng có người mua, mà chúng tôi là nhà nông, phiên đi được phiên không, nhưng họ bắt phải đóng đủ tiền 3 tháng, mỗi tháng tới 150.000 đồng mới được ngồi. Chúng tôi nói thế nào họ cũng không giảm nên đa số người bán hàng bỏ hết không đến. Bán ở chợ khác mỗi buổi chỉ mất vài ngàn đồng” – chị Gấm buồn bã chia sẻ.
Đi sâu vào phía sau tòa nhà, lác đác có vài hàng cây cảnh nữa được xếp chỗ ngồi cố định. Một chủ cửa hàng cho biết, trước đây chị được xếp bán cá ở trong tầng hầm, nhưng ế quá không bán được nên xin ra ngoài. “Chỗ chúng tôi ngồi trước đây để trống, bọn nghiện hút, lang thang vào đây nhiều lắm nên họ bố trí cho chúng tôi ngồi đây lấp chỗ trống, giữ cho sạch đẹp thôi. Nhưng chúng tôi vẫn phải đóng tiền triệu cho chỗ ngồi như thế này đấy” – chị này nói.
Một tiểu thương khác cho biết, trước đây khi chợ cũ chưa bị phá, buôn bán tấp nập nhưng mỗi quầy một tháng chỉ phải đóng góp vài trăm nghìn. Nay thì buôn bán ế ẩm nhưng phải đóng tiền triệu nên nhiều người đã phải “bỏ của chạy lấy người”.
Trong khi đó, dưới tầng hầm, “chợ truyền thống” cũng hết sức ảm đạm và kinh khủng hơn, không khí vô cùng ngột ngạt khiến ai cũng chỉ muốn nhanh chóng quay trở ra.
Đã là 8 giờ sáng, giờ mà với bất cứ khu chợ nào cũng đang tấp nập người mua bán thì tại nơi gọi là chợ Mơ, hàng quán vẫn đóng im ỉm, một phần do buôn bán ế ẩm nên họ không muốn dọn sớm, phần còn lại là những quầy đang rao bán, cho thuê.
Cả khu đồ tươi sống sâu hut hút chỉ có 2-3 hàng thịt, 1 hàng cá, 1 hàng rau và... 1 khách, trong khi đó, số quầy dành cho các mặt hàng này lên tới hàng trăm, nhưng do buôn bán ế ẩm nên họ đã nghỉ hết, dù vẫn phải đóng tiền quầy (có thể lên đến vài triệu).
Trong hầm, người bán người mua thưa thớt, dưới nền, cống tắc ngập lênh láng, bốc mùi hôi thối
Giữa không khí nóng ngột ngạt, một cụ bà bán bún đang ngồi phe phẩy quạt nan cho biết, trước đây khi ở chợ cũ, mỗi ngày bà bán được 50-60kg, Từ ngày chợ xây lại, xuống hầm, bà chỉ bán được bằng 1/10. Có hôm chỉ bán được 3-4kg, ế mang về đổ đi. Hỏi vì sao bà không bật quạt điện mà lại dùng quạt nan, bà nói, vì điện giá cao quá (3.600 đồng 1 “số”) mà hàng lại ế nên nên dù nóng, bà cũng không dám bật quạt. “Buôn bán thế này ngày kiếm bát phở còn khó” - cụ bà than thở.
“Dân họ chỉ thích đi chợ cóc”
Một điều khiến phóng viên thắc mắc, đó là không chỉ người dân bên ngoài không mua hàng trong chợ mà ngay cả người dân ở trong chính tòa nhà cũng không xuống hầm đi chợ. Theo các tiểu thương ở chợ Mơ, dân bên ngoài và ngay cả dân tòa nhà đều không muốn xuống hầm đi chợ dù ở đây giá rẻ hơn, đó là vì ở bên ngoài không khí thoáng mát, lại tiện mua. Họ tỏ ý muốn nhà chức trách dẹp chợ cóc để người dân phải xuống hầm, vào chợ mua hàng. Tuy nhiên, một tiểu thương cũng thừa nhận, trước đây khi còn chợ cũ, người dân vẫn vào chợ mua bình thường, nhưng từ ngày chợ Mơ chuyển sang chợ tạm thì chợ cóc bắt đầu xuất hiện.
“7 năm rời chợ, dân người ta mua chợ cóc quen rồi. Quen chủ, quen hàng, giờ họ không muốn xuống hầm nữa. Ngay cả nhiều tiểu thương xưa kia bán ở chợ, khi dẹp chợ, họ ra bán ngoài vỉa hè, ngõ ngách cũng còn khá hơn chúng tôi ở trong chợ bây giờ.” - một tiểu thương cho biết.
Chị Hương, ở 124 Minh Khai cũng cho biết, trước đây rất thích mua hàng ở chợ Mơ, nhưng từ ngày chợ xây lại và chuyển xuống hầm, chị rất hiếm khi vào chợ mà thường mua ngay trong ngõ tạm Hòa Bình.
Đủ kiểu “o ép”
Ngoài việc mua bán không tiện thì điều khiến khách hàng “ngán” nhất khi xuống chợ Mơ hiện nay là không khí quá ngột ngạt. Khi được hỏi, một tiểu thương giải thích: “Trước khi phá chợ thì họ ngon ngọt bảo sau này xuống tầng bán hầm, nhưng giờ thì chui xuống tới 28 bậc. Dưới hầm ngột ngạt đã ít khách, mấy ngày nay người ta lại còn bịt cả các cửa thông gió. Chúng tôi phản đối thì họ bảo bịt đi để bớt chi phí do ít quầy hoạt động quá. Không khí thế này, có cô bé bán hàng sức khỏe yếu thỉnh thoảng lại ngất xỉu, còn khách thì ngày càng chán không muốn đến. Cứ thế này thì chúng em chết luôn”.
Không những buôn bán ế ẩm, tiểu thương còn hết sức bức xúc vì các quạt thông gió bị bịt bằng tôn khiến không khí ngột ngạt, khó thở. Nhiều người cho rằng đây là cách "bức tử" chợ nhanh nhất
Chủ quầy cá duy nhất đang hoạt động tại chợ Mơ cho biết, chợ tuy mới hoạt động trở lại, nói là hiện đại nhưng tắc cống liên tục, nước dềnh lên hôi thối không chịu được. Khi tiểu thương đề nghị sửa cống, ban quản lý chợ đã từ chối. “Họ còn nói rằng, muốn sửa thì đi mà tự sửa, còn không muốn thì “đứng lên” - ý nói là bỏ chợ. Nói thế thì hóa ra họ đang ép chúng tôi ra khỏi chợ để họ chuyển mục đích sử dụng cái chợ này à?” - một tiểu thương không muốn nêu tên cho biết.
Trước tình thế đó, không chịu được mùi hôi thối và ngập ngụa, các tiểu thương khu vực này đã phải góp tiền để sửa cống. Số tiền đóng góp mỗi quầy cũng lên đến cả triệu bạc, trong khi làm ăn thì khó khăn. Tuy nhiên, sửa được khu này thì khu khác lại hỏng, ngập. Vào thời điểm phóng viên có mặt, khu vực bán hàng ăn và hàng gạo, nước cũng đang dâng ngập, bốc mùi hôi thối.
Theo VnMedia
Vì sao TTTM Chợ Mơ chưa đi vào hoạt động?(责任编辑:Nhận định)
Nhận định, soi kèo RB Bragantino vs Ceara, 06h00 ngày 1/4: Khó phân thắng bại
Theo số đo nhân trắc học ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam công bố, Doãn Hải My (ảnh trái) và Nguyễn Thị Trân Châu có vòng eo nhỏ nhất - 58 cm. Hai cô gái thuộc nhóm thí sinh có chiều cao dưới 1,7 m, nhưng vóc dáng cân đối. Trong đêm thi bán kết vừa qua, họ cũng hoàn thành phần thi an toàn, không gặp sự cố trên sân khấu.
Doãn Hải My nền nã trong phần thi áo dài. Nữ sinh Đại học Luật Hà Nội được chú ý ngay từ đầu bởi thành tích học tập tốt. Cô có năng khiếu nghệ thuật ở nhiều lĩnh vực như hát, vẽ, chơi piano.
Nguyễn Thị Trân Châu là ứng viên đến từ Quảng Nam. Trước Hoa hậu Việt Nam, cô từng tham gia một số cuộc thi sắc đẹp nhỏ như Miss Teen 2017.
Lê Nguyễn Bảo Ngọc là thí sinh có chiều cao nổi trội nhất cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm nay (1,84 m). Đây là lần đầu tiên Bảo Ngọc đi thi nhan sắc. Hiện, cô được đánh giá là một trong những ứng viên tiềm năng.
Trong top 35, Bảo Ngọc cũng là thí sinh có số đo hình thể gợi cảm nhất 87-67-96. Ở vòng sơ khảo, Bảo Ngọc tâm sự bản thân còn bỡ ngỡ, chưa có nhiều kinh nghiệm như những thí sinh khác: "Mọi chuyện bắt đầu từ chiều cao 1,84 m, con số khiến người xung quanh không khỏi giật mình và cũng là lý do được khuyên 'Cao quá, đi thi hoa hậu, người mẫu đi'. Khi nghe câu nói này vào thời điểm cấp 3, mình chỉ cười cho qua vì nghĩ rằng không phù hợp. Đến bây giờ, một phần trong mình vẫn nghĩ vậy. Nhưng phần lớn hơn không cho phép bản thân bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào".
Nguyễn Hà My, Hoa khôi Đại học Ngoại thương, có chiều cao "khiêm tốn" nhất trong top 35. Cô cao 1,64 m, số đo ba vòng 75-61-88. Theo chia sẻ từ ban giám khảo, cuộc thi năm nay giảm tiêu chuẩn chiều cao so với những mùa trước, lựa chọn thí sinh từ 1,63 m trở lên. Tiêu chí này được cho là phù hợp với vóc dáng của phụ nữ Việt. Ban giám khảo muốn trao cơ hội cho những cô gái có thể không cao nổi bật nhưng gương mặt đẹp và hình thể cân đối. Ảnh: BTC, Kieng Can.
(Theo Zing)
Hoa hậu Việt Nam 2020
Vietnamnet cập nhật những hình ảnh và tin tức mới nhất về cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2020.
" alt="Thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2020 có vòng eo nhỏ nhất" />Thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2020 có vòng eo nhỏ nhấtCác công ty bán dẫn Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào các nhà máy chip mới để nâng cao năng lực, vượt qua các biện pháp kiểm soát xuất khẩu do Mỹ và các đồng minh áp đặt. (Ảnh: Pixabay) Dựa theo dữ liệu hải quan chính thức, Bloomberg ước tính lượng máy móc sản xuất chip mà Trung Quốc nhập khẩu năm 2023 đã tăng 14% lên gần 40 tỷ USD, nhiều thứ hai kể từ năm 2015.
Xu hướng này diễn ra bất chấp tổng kim ngạch nhập khẩu giảm 5,5% năm ngoái, cho thấy tầm quan trọng của việc tự cung tự cấp bán dẫn mà chính phủ nước này đang theo đuổi.
Các công ty bán dẫn Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào các nhà máy chip mới để cố gắng nâng cao năng lực của quốc gia và vượt qua các biện pháp kiểm soát xuất khẩu do Mỹ và các đồng minh áp đặt.
Những hạn chế đó đang khiến họ khó tiếp cận với các máy móc cần thiết để sản xuất những con chip mạnh nhất và cản bước phát triển của lĩnh vực công nghệ cao Trung Quốc, vốn được coi là mối đe dọa đối với Mỹ.
Đáng chú ý, máy móc nhập khẩu từ Hà Lan tăng vọt vào năm ngoái, ngay trước khi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới có hiệu lực.
Các quy định mới sẽ hạn chế hơn nữa khả năng tiếp cận máy móc tối tân của các công ty Trung Quốc như Semiconductor Manufacturing International (SMIC).
Cụ thể, tháng 12/2023, nhập khẩu thiết bị in thạch bản từ Hà Lan đã tăng gần 1.000% so với một năm trước đó, lên 1,1 tỷ USD khi các công ty đổ xô mua sắm. Hà Lan bắt đầu vòng kiểm soát xuất khẩu mới ngay trong tháng 1/2024.
Đầu tháng 1/2024, Bloomberg đưa tin, vài tuần trước khi những hạn chế đó có hiệu lực, công ty ASML Holding của Hà Lan – nhà sản xuất thiết bị sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới - đã hủy các lô hàng đến Trung Quốc theo yêu cầu của chính phủ Mỹ.
(Theo Bloomberg)
" alt="Trung Quốc chi gần 40 tỷ USD mua máy móc sản xuất bán dẫn" />Trung Quốc chi gần 40 tỷ USD mua máy móc sản xuất bán dẫn
Hương Trà và bạn ở Ý năm 2003
" alt="Cô bé hát 'Chú ếch con' mơ làm ngoại giao" />Cô bé hát 'Chú ếch con' mơ làm ngoại giaoNhận định, soi kèo Estoril vs Porto, 0h00 ngày 31/3: Nhọc nhằn vượt ải
- Soi kèo góc Ulsan HD FC vs Daejeon Hana Citizen, 17h30 ngày 1/4: Lợi thế sân bãi
- Nữ tiếp viên trưởng từng làm bưng bê, lễ tân vào bán kết Hoa hậu Việt Nam 2020
- Lốc xoáy cuốn tốc mái nhiều nhà dân ở Phú Yên
- Chàng trai trẻ muốn đưa võ Việt ra Thế giới
- Nhận định, soi kèo Defensor vs Miramar Misiones, 07h15 ngày 1/4: Bệ phóng sân nhà
- Đề thi tham khảo môn Vật lý thi THPT quốc gia 2019
- Microsoft thách thức 'ngôi vương' Apple, Google đối mặt vụ kiện 7 tỷ USD
- Hoa hậu Dy Khả Hân khác lạ trong bộ ảnh đón tuổi mới
-
Nhận định, soi kèo Nữ Tigres UANL vs Nữ FC Juarez, 08h06 ngày 31/3: Hang hùm đi dễ khó về
Linh Lê - 30/03/2025 11:38 Mexico ...[详细]
-
Nữ sinh bị đánh dã man vì tội 'cướp chồng'
- Clip 6 phút 52 giây gắn tên “nữ sinh Quốc Oai đánh nhau” được đưa lên Youtube từ ngày 30/3/2011. Ngày 10/4, clip này lại được đưa lên Youtube một lần nữa. Cộng đồng mạng lại thêm một phen kinh hãi khi chứng kiến những hành động hành hung người khác hết sức dã man của một nhóm 3-4 phụ nữ cùng vây lại đánh một cô gái còn rất trẻ, được cho là một nữ sinh ở Quốc Oai- Hà Nội.
" alt="Nữ sinh bị đánh dã man vì tội 'cướp chồng'" /> ...[详细]Nữ sinh bị bắt quỳ, người can (áo trắng sọc đỏ) bị canh chừng ngồi im một chỗ -
Teen Ams rực rỡ trong lễ chia tay
- Những giọt nước mắt đã rơi trên gương mặt các cô cậu học trò lớp 12 Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Hà Nội trong lễ hội “Tri ân và trưởng thành”.
Xinh xắn trong bộ đồ đồng phục, rực rỡ với những bộ vest hay đồ đầm lộng lẫy, học trò Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam đã có đêm hội đáng nhớ trước khi chia tay mái trường yêu thương.
Và khi những ca khúc thân thương, những lời chúc thầy cô vang lên đã có chàng trai-cô gái gục đầu vào nhau khóc nức nở, nghẹn ngào, đầy lưu luyến. Chẳng còn bao lâu nữa hơn 600 Amsers lớp 12 sẽ mỗi người một nơi đi theo những lựa chọn của riêng mình.
Cùng VietNamNet hòa mình vào đêm hội đầy sắc màu và cảm xúc của học trò Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam trong buổi “Tri ân và lễ trưởng thành” vừa diễn ra vào chiều tối qua 21/5:
CLIP HỌC TRÒ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM NỨC NỞ TRONG “LỄ TRI ÂN VÀ TRƯỞNG THÀNH”
" alt="Teen Ams rực rỡ trong lễ chia tay" /> ...[详细] -
Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba tặng hai phi công Trung đoàn 940
Trung tướng Trần Ngọc Quyến, Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân phát biểu khen ngợi hai phi công.
Phi công mở máy lúc 9h42, cất cánh lúc 9h54 phút (đây là chuyến bay thứ tư trong ban bay), phi công thực hiện Bài bay 208 (bay đường dài, không vực động tác giản đơn trong (trên mây) vào hạ cánh từ tuyến tính trước).
Khi đối chuẩn đường băng thả càng để xuyên xuống, phi công phát hiện càng phải thả không ra lúc 10h01. Phi công đã xử lý thả càng khẩn cấp nhưng vẫn không ra; Chỉ huy bay đã ra lệnh cho phi công lấy độ cao thực hiện cơ động tạo quá tải nhưng càng vẫn không ra.
Chỉ huy bay ra lệnh tiếp cho phi công bay thông qua đài chỉ huy để kiểm tra càng, phát hiện càng vẫn không ra. Chỉ huy bay lệnh cho phi công cố gắng đưa máy bay ra khỏi khu đông dân cư và tiến hành nhảy dù.
Phi công đã bình tĩnh, bản lĩnh tìm mọi cách xử lý bất trắc, đến lúc không thể khắc phục được mới quyết định đưa máy bay ra xa khu dân cư vào chân núi thuộc khu vực Trung tâm huấn luyện quân sự Quốc gia 2 để thực hiện nhảy dù lúc 10 giờ 51 phút 05 giây, vị trí nhảy dù tại thôn Bình Lộc, xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Phi công nhảy dù an toàn, sức khỏe ổn định, tại vị trí máy bay rơi không gây thiệt hại về người.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Trung tướng Trần Ngọc Quyến trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba tặng hai phi công.
Phát biểu tại buổi Lễ đón nhận và trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công, Trung tướng Trần Ngọc Quyến, Chính ủy Quân chủng PK-KQ đã biểu dương lãnh đạo, chỉ huy Trường Sĩ quan Không quân, Trung đoàn 940 và các cán bộ, chiến sĩ, nhân viên trong ban bay đã làm tốt công tác chuẩn bị, tổ chức chỉ huy bay chặt chẽ, xử lý kịp thời, linh hoạt tình huống xảy ra; đồng thời nhấn mạnh: Hai phi công được nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hôm nay là một vinh dự lớn, đánh dấu sự trưởng thành và cống hiến xuất sắc của các đồng chí trong công tác huấn luyện đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quang cảnh buổi lễ.
Với trình độ, kinh nghiệm huấn luyện dày dạn cùng với bản lĩnh, ý chí quyết tâm cao, các phi công đã bình tĩnh, tự tin, không sợ hy sinh, xác định đúng thời cơ, xử lý kịp thời tình huống bất trắc trên không. Việc làm đó thể hiện trình độ huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu và hành động dũng cảm vì sự nghiệp bảo vệ bầu trời Tổ quốc, vì bình an và hạnh phúc của nhân dân của Đại tá Nguyễn Văn Sơn và Đại tá Nguyễn Hồng Quân, càng tô thắm thêm phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, hình ảnh người chiến sĩ PK-KQ ưu tú; các đồng chí xứng đáng để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, Quân chủng PK-KQ nói riêng tôn vinh, học tập và noi theo.
Ghi nhận những thành tích xuất sắc, trước đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định thăng quân hàm Đại tá trước thời hạn đối với Thượng tá Nguyễn Hồng Quân và nâng lương với Đại tá Nguyễn Văn Sơn.
(Nguồn: Quân đội nhân dân)Link: https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/tin-tuc/trao-huan-chuong-bao-ve-to-quoc-hang-ba-tang-hai-phi-cong-trung-doan-940-804219
" alt="Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba tặng hai phi công Trung đoàn 940" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Kingston City vs Manningham United Blues, 15h30 ngày 31/3: Thế trận hấp dẫn
Hồng Quân - 30/03/2025 18:40 Úc ...[详细]
-
Đại học Việt Nam tăng hạng trong bảng xếp hạng QS châu Á 2019
- Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) (Anh) vừa công bố kết quả bảng xếp hạng QS ASIA 2018-2019 cho 505 trường đại học hàng đầu châu Á.
Vị trí xếp hạng của các trường đại học Việt Nam trong QS châu Á 2019 Theo đó, ĐHQG Hà Nội xếp thứ nhất trong các trường Việt Nam với vị trí 124 (tăng 15 bậc so với vị trí 139 năm 2018).
Đứng ở vị trí thứ 2 của Việt Nam là ĐHQG TP.HCM với thứ hạng 144. Kế đó là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Đặc biệt, năm nay, Trường Bách khoa Hà Nội xếp vị trí 261-270, vươn lên 30 bậc so với năm 2018 (2018: 291-300).
Như vậy, với vị trí 261-270 trong bảng xếp hạng QS Asia 2018-2019, Trường Bách khoa Hà Nội đã tăng gần 100 bậc so với năm 2013.
Vị trí xếp hạng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ở từng tiêu chí Như vậy, với tổng số 505 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng, cùng vị trí xếp hạng mới, cả 3 trường này đều thuộc tốp 52% các trường trong danh sách.
Năm nay, sau "top 3" trường này là Trường ĐH Tôn Đức Thắng (nhóm 291-300), Trường ĐH Cần Thơ (nhóm 351-400), ĐH Đà Nẵng và ĐH Huế (nhóm 451-500). Đây cũng là năm đầu tiên Trường ĐH Tôn Đức Thắng tham gia "cuộc chơi" xếp hạng trên QS.
So với năm 2018, bảng xếp hạng QS-Asia năm 2019 bổ sung thêm tiêu chí “Mạng lưới nghiên cứu quốc tế”, nâng tổng số lượng tiêu chí lên 11. Chỉ số này sử dụng dữ liệu được cung cấp bởi SCopus để đo mức độ công khai quốc tế về mặt hợp tác nghiên cứu cho từng tổ chức được đánh giá và được tính trọng số là 10%.
Bên cạnh đó, có hai tiêu chí bị giảm trọng số, đó là “Tỉ lệ giảng viên/sinh viên” từ 15% xuống 10% và “Số lượng bài báo/giảng viên” từ 10% xuống còn 5%. Các chỉ số còn lại được giữ nguyên.
Năm 2018 cũng là năm đầu tiên các trường đại học Việt Nam lọt vào top 1000 đại học thế giới theo bảng xếp hạng QS World.
Đứng đầu bảng xếp hạng QS châu Á năm nay là ĐH Quốc gia Singapore, tiếp theo là ĐH Hồng Kông. ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore và ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc cùng giữ vị trí số 3. Vị trí thứ 5 và thứ 6 thuộc về 2 đại học Trung Quốc là ĐH Bắc Kinh và ĐH Fudan. Trong top 10 cũng có sự góp mặt của 2 đại học Hàn Quốc.
Top 10 đại học châu Á 2019 theo bảng xếp hạng QS
Nguyễn ThảoBảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất nước Mỹ năm 2019
US News and World Report vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất nước Mỹ năm 2019. Có khoảng hơn 1800 trường đại học ở Mỹ được đưa ra xếp hạng trong danh sách này.
" alt="Đại học Việt Nam tăng hạng trong bảng xếp hạng QS châu Á 2019" /> ...[详细] -
Sự cố tấn công mạng và các hệ thống tại Việt Nam tiếp tục giảm trong tháng 7
Một nhiệm vụ trọng tâm của Cục An toàn thông tin trong tháng 8/2020 là hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp.
Thông tin về công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng, Cục An toàn thông tin cho biết, trong tháng 7/2020 Cục đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 521 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Trong đó, có 232 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing), 168 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface) và 121 cuộc tấn công cài mã độc (Malware).
Như vậy, tiếp tục xu hướng giảm, số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 7/2020 đã giảm 0,19% so với tháng 6/2020 và giảm 38,78% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thống kê đã được Cục An toàn thông tin công bố trước đó, trong 6 tháng đầu năm 2020, số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam dẫn đến sự cố đã giảm 26% so với 6 tháng cuối năm 2019 và giảm 27,1% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm ngoái.
Cục An toàn thông tin cũng cho hay, trong tháng 7/2020, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma – PV) là hơn 2 triệu địa chỉ, giảm 4,84% so với tháng 6/2020. Kết quả này có được là nhờ Bộ TT&TT tiếp tục tăng cường việc ghi nhận, cảnh báo và tăng hướng dẫn xử lý để đảm bảo an toàn thông tin.
Đặc biệt, theo Cục An toàn thông tin, trong tháng 7/2020, tỷ lệ bộ, tỉnh triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp đã tăng nhanh so với tháng 6, đạt hơn 43% (tỷ lệ này là 19% tính đến hết tháng 6/2020).
Mới đây, trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương và phiên họp thường kỳ tháng 6/2020, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành mô hình bảo đảm an toàn thông tin 4 lớp theo hướng dẫn của Bộ TT&TT trước ngày 30/9/2020.
Đảm bảo an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp thống nhất từ Trung ương đến địa phương là một trong những chỉ đạo quan trọng về an toàn, an ninh mạng Việt Nam cho giai đoạn tiếp theo. Đây là định hướng được Thủ tướng Chính phủ đưa ra cho các bộ, ngành, địa phương tại Chỉ thị 14 ngày 7/6/2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.
Mô hình bảo đảm an toàn thông tin chuyên nghiệp 4 lớp bao gồm: Lực lượng tại chỗ; Tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; Tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp, giúp các bộ, ngành, địa phương và các chủ quản hệ thống thông tin có định hướng trong việc thuê mua dịch vụ giám sát, an ninh mạng chuyên nghiệp, ngày 3/7, Bộ TT&TT đã cho ra mắt các nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin. Đây là những nền tảng do doanh nghiệp Việt Nam phát triển, sẵn sàng cung cấp dịch vụ ra thị trường và kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh, những nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin sẽ giúp các bộ, ngành, địa phương rút ngắn 90% khối lượng, thời gian triển khai mô hình 4 lớp; bởi lẽ lựa chọn nền tảng cung cấp dịch vụ SOC đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin sẽ bảo đảm hoàn thành 2 lớp quan trọng trong mô hình 4 lớp là lớp 2 và lớp 4.
Trong định hướng công tác tháng 8/2020, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp.
Cùng với đó, trong tháng 8/2020, Cục sẽ tập trung hoàn thiện các Đề án: “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025”, “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025”, “Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng” giai đoạn 2021-2025” và Kế hoạch bảo đảm an toàn thông tin giai đoạn 2021 – 2025”.
Vân Anh
Bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành mô hình đảm bảo ATTT 4 lớp trước 30/9
Chính phủ mới đây đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương hoàn thành mô hình bảo đảm an toàn thông tin 4 lớp theo hướng dẫn của Bộ TT&TT trước ngày 30/9/2020.
" alt="Sự cố tấn công mạng và các hệ thống tại Việt Nam tiếp tục giảm trong tháng 7" /> ...[详细] -
5 học sinh mất tích trên sông Hồng: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ hai
Thi thể nạn nhân thứ hai được tìm thấy vào chiều 19/11. (Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ)
Lúc 15h50 ngày 18/11, 10 học sinh Trường THCS Hiền Quan rủ nhau ra bãi sông Hồng thuộc khu 1, xã Hiền Quan chơi. Trong khi vui chơi, 6 em xuống tắm sông (3 trai, 3 gái) thì gặp nạn, một em bơi được vào bờ, 5 em mất tích.
Các học sinh bị mất tích đều đang học lớp 8, gồm: T.M.D, H.T.T.L, B.K.L.A, H.T.D, L.A.D.
Lúc 19h ngày 18/11, lực lượng chức năng tìm được thi thể nữ sinh đầu tiên.
Từ hôm qua tới nay, Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với các lực lượng khác và chính quyền địa phương nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mất tích. Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Phú Thọ huy động 2 xe cứu nạn cứu hộ, 1 xuồng máy, 2 máy nạp khí thở cho thiết bị lặn, 2 phao bè, 10 phao cứu sinh, 30 áo phao.
Công an tỉnh cũng huy động 35 cán bộ, chiến sĩ (tổ người nhái gồm 12 cán bộ, chiến sĩ với đầy đủ trang thiết bị lặn chuyên dùng) phối hợp cùng 2 cano của lực lượng Cảnh sát đường thủy triển khai 2 thiết bị rà tìm dưới lòng sông từ khu vực các nạn nhân gặp nạn xuôi xuống hạ lưu.
"Các lực lượng Công an tỉnh phải khắc phục mọi khó khăn, khẩn trương triển khai tích cực các biện pháp cứu nạn cứu hộ, với nỗ lực lớn, quyết tâm cao tìm kiếm các cháu bị mất tích, xoa dịu nỗi đau cho các gia đình”,Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ chỉ đạo.
Đại tá Nguyễn Minh Tuấn cũng yêu cầu các đơn vị tập trung cao độ lực lượng, phương tiện, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ xuyên đêm, rà soát kỹ lưỡng từng vị trí trên sông.
Ngoài ra, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ huy động 20 cán bộ do Đại tá Trần Nho Lương - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trực tiếp chỉ huy. Đơn vị huy động 4 xuồng máy, 2 ô tô tải, thiết lập sở chỉ huy dã chiến tại xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ.
Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Phú Thọ và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Lâm Thao huy động 40 cán bộ, chiến sĩ bao gồm cả lực lượng thường trực và dân quân tham gia tìm kiếm. Cấp ủy, chính quyền thị xã Phú Thọ cũng có mặt tại hiện trường phối hợp chỉ đạo công tác tìm kiếm.
Nguyễn Huệ" alt="5 học sinh mất tích trên sông Hồng: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ hai" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Napoli vs AC Milan, 1h45 ngày 31/3: Tiếp tục bám đuổi
Phạm Xuân Hải - 30/03/2025 07:08 Ý ...[详细]
-
Đông Nam Á là mảnh đất màu mỡ cho thanh toán không dùng tiền mặt
Thời của thanh toán trực tuyến và ví điện tử
Theo ông Yeo Siang Tiong, từ cuối năm 2019, trước ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 trên toàn khu vực Đông Nam Á, 2 lĩnh vực quan trọng là giao dịch tài chính trực tuyến và phân khúc thị trường của ví điện tử sẽ có bước tiến rất xa tại khu vực này.
Ông Yeo Siang Tiong phân tích, do những yêu cầu về giãn cách xã hội, hiện nay, người tiêu dùng ở khu vực này lựa chọn tránh sử dụng dịch vụ trực tiếp tại các chi nhánh ngân hàng bởi vì đây là những không gian công cộng có thể phát tán virus SAR-CoV-2. Thay vào đó, họ gia tăng sử dụng những giải pháp an toàn hơn như các ứng dụng ví điện tử và giao dịch trực tuyến bằng điện thoại di động.
Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á Yeo Siang Tiong "Từ cuối năm 2019, trước ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 trên toàn khu vực Đông Nam Á, tôi đã đọc một bài báo với nội dung cho thấy rằng, các giao dịch tài chính trực tuyến trong khu vực sẽ đạt quy mô 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025 và phân khúc thị trường của ví điện tử cũng tăng trưởng gấp năm lần, đạt quy mô 114 tỷ USD trong cùng thời điểm. Tôi cho rằng, hai lĩnh vực quan trọng này sẽ còn vượt xa con số dự đoán khi chúng ta vẫn đang cố gắng giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp để bảo vệ sức khỏe cộng đồng", ông Tiong nhận định.
Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á đưa dẫn chứng: "Một nghiên cứu mới đây cũng ghi nhận rằng, 40% số người tiêu dùng trong khu vực Đông Nam Á cho biết họ có mức độ sử dụng ví điện tử nhiều hơn bao giờ hết và Malaysia đang là đất nước dẫn đầu trong lĩnh vực này. Mặt khác, tiền mặt cũng đang dần mất đi “ngôi vương” khi số người sử dụng tiền mặt để mua sắm hàng hóa và dịch vụ giảm đi."
Lý giải việc Đông Nam Á sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ của các hệ thống ngân hàng số và thanh toán trực tuyến, ông Tiong cho rằng đây là khu vực của các quốc gia với dân số trẻ. Người trẻ không quen với việc phải đến trực tiếp các cơ sở cung cấp dịch vụ tài chính, xếp hàng rất lâu để điền vào các mẫu phiếu bằng giấy và bút giống như những gì mà những thế hệ trước thường làm.
Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác, đó là hiện vẫn còn một tỷ lệ đáng kể số người chưa được thụ hưởng dịch vụ ngân hàng tương xứng, có nghĩa là, những người này còn chưa có bất kỳ tài khoản ngân hàng hoặc bản sao kê tín dụng nào. Điều đó đặc biệt rõ nét tại các quốc gia mới nổi như là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.
Lấy ví dụ với Singapore, ông Tiong cho biết cả khu vực tư nhân và khu vực công của quốc gia này đều đang triển khai những chiến dịch tích cực để nâng cao trình độ nhận thức về dịch vụ tài chính trực tuyến cho dân số già tại quốc gia này.
"Theo một khảo sát mới đây mà tôi có cơ hội được đọc, những hoạt động này đang gặt hái thành công khi những người lớn tuổi ở Singapore bắt đầu đồng ý sử dụng các công cụ và ứng dụng trực tuyến để thực hiện các giao dịch tiền tệ", ông Tiong cho biết thêm.
Chuyển đổi số và phòng tuyến an ninh mạng
Nói về Quá trình chuyển đổi số của ngành tài chính và những thách thức về tăng trưởng, Tổng Giám đốc Yeo Siang Tiong nhấn mạnh, niềm tin chính là giá trị cốt lõi của một cuộc cách mạng số, khi khách hàng sử dụng các ứng dụng web, ví điện tử và ngân hàng di động là bởi vì họ thật sự có nhu cầu.
"Chuyển đổi số, trong bất kỳ lĩnh vực nào, luôn đặt ra những thách thức mới, đặc biệt là đối với các ngân hàng và các tổ chức dịch vụ tài chính. Nói một cách đơn giản, việc đổi mới phương thức thực hiện giao dịch của ngân hàng đồng nghĩa với yêu cầu nâng cấp các hệ thống cũ, bao gồm cả con người, quy trình và công nghệ", ông Yeo Siang Tiong khẳng định.
Về phương diện an ninh bảo mật, ông Tiong cho biết thiết bị đầu cuối phải trở thành nền tảng cơ sở vững chắc và các ngân hàng phải hiểu rõ điều đó. Các tổ chức dịch vụ tài chính, trong quá trình chuyển đổi và quản lý, phải xử lý nhiều dữ liệu hơn và cần phải sử dụng một cách tiếp cận thích ứng về bảo mật, đồng thời cách tiếp cận đó nên mang tính chủ động hơn là thụ động - để luôn sẵn sàng đối phó trước khi bị tấn công.
Để khẳng định tầm quan trọng của phòng tuyến an ninh mạng cho dịch vụ thanh toán điện tử, ông Tiong đưa ra dẫn chứng: "Một câu trả lời không mong muốn cho câu hỏi về lý do tại sao các ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử nên coi trọng vấn đề an ninh mạng một cách hết sức nghiêm túc, từ sự cố an ninh mạng gây thiệt hại 81 triệu USD của ngân hàng Bangladesh - một cú sốc lớn với cả thế giới vào năm 2016. Sự cố này bắt nguồn từ một email tấn công lừa đảo trực tuyến (spear-phishing email) mà một nhân viên bất cẩn đã click vào để lại hậu quả là những thiệt hại vô cùng lớn về kinh doanh, uy tín và tài chính.".
"Chúng ta đang triển khai hành trình chuyển đổi số và nhu cầu sử dụng các thiết bị cổng thanh toán trực tuyến (online payment gateways) và ví điện tử (e-wallets) chắc chắn sẽ tiếp tục và thậm chí là gia tăng. Mặc dù các ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ tài chính chịu trách nhiệm bảo vệ các hệ thống của mình, tôi tin chắc rằng họ có thể vững bước trên hành trình hướng tới tương lai khi xây dựng được các phòng tuyến an ninh mạng hiệu quả và thông minh.", ông Yeo Siang Tiong kết luận.
H.N.
Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam tăng trưởng mạnh
Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng nhanh, đặc biệt thời gian trong và sau dịch bệnh.
" alt="Đông Nam Á là mảnh đất màu mỡ cho thanh toán không dùng tiền mặt" /> ...[详细]
Siêu máy tính dự đoán Barca vs Girona, 21h15 ngày 30/3
“Kết quả thi THPT quốc gia chưa ổn định”
- Đây là một trong 3 vấn đề được nhóm nghiên cứu khoa học của ĐHQG Hà Nội nêu ra tại hội thảo khoa học “5 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Thành tựu và Thách thức” diễn ra sáng 18/9.
Đại diện nhóm nghiên cứu, PGS Nguyễn Quý Thanh (Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) nhìn nhận, sau 4 năm tổ chức, kỳ thi THPT quốc gia bám sát yêu cầu Nghị quyết 29 "đã cho thấy những chuyển biến tích cực".
PGS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: VNU)
Vẫn còn gian lận
PGS Thanh nhận định việc tổ chức một kỳ thi tại các cụm địa phương đã tạo nên sự đồng thuận xã hội vì đáp ứng yêu cầu gọn nhẹ, tiết kiệm, giảm áp lực cho thí sinh, gia đình.
Thêm vào đó, việc các thí sinh thi trắc nghiệm với tất cả các môn ngoại trừ môn Ngữ văn đã giảm bớt hiện tượng quay cóp, chép bài nhau. Học sinh không thể học lệch, học tủ mà phải nắm được kiến thức tổng quát mới đạt kết quả cao. Nhờ đó đã không còn hiện tượng lò thi hay “phao thi”.
Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực ấy vẫn có những bất cập.
Cụ thể, vẫn còn một số tiêu cực gian lận trong quá trình triển khai công tác chấm thi ở một số địa phương.
Kết quả thi chưa đảm bảo tính ổn định. Ví dụ, có những năm tỉ lệ điểm 10 cao đột biến đã gây ra băn khoăn trong dư luận xã hội về tính trung thực, khách quan của kết quả thi.
Tuy nhiên, GS Thanh cho rằng, vẫn cần thiết tiếp tục duy trì mô hình thi THPT quốc gia như hiện nay để đảm bảo tính ổn định, phát huy những điểm tích cực.
“Muốn phát huy được điều đó, trước nhất cần phải bổ sung, nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi, câu hỏi tích cực đồng thời hoàn thiện kỹ thuật trong công tác tổ chức thi.
Ngoài ra cần phát huy triệt để tính ưu việt của bài thi chuẩn hóa, trong đó cần bảo mật tối đa cho câu hỏi đã được chuẩn hóa, sử dụng điểm thi năng lực để dư luận không còn phải băn khoăn về kết quả thi vì độ khó của kỳ thi qua các năm là khác nhau” – GS Thanh chia sẻ.
Đề xuất tổ chức ma trận chấm thi để chống tiêu cực
Còn PGS.TS Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) lập luận rằng: Thi THPT không phải là kỳ thi tuyển chọn mà là kỳ thi nhằm đánh giá học sinh đủ năng lực để hoàn thành khối THPT. Vì vậy, có thể có nhiều học sinh đạt điểm cao, nhưng cũng có thể là không cao. "Không thể đòi hỏi sự ổn định về số % điểm giỏi hay khá qua các năm mà phải phụ thuộc vào năng lực của học sinh".
PGS.TS Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Ảnh: Thúy Nga)
Bà Nga giới thiệu 3 xu hướng tổ chức kỳ thi THPT quốc gia: Xu hướng thứ nhất, không thi THPT quốc gia. Hiệu trưởng các trường THPT sẽ cấp giấy chứng nhận hoàn thành THPT cho học sinh. Xu hướng này có ít nước đi theo, tiêu biểu như Hàn Quốc hay Úc. Tuy nhiên ở Úc đã có kỳ thi khác lồng ghép vào.
Xu hướng thứ hai, tổ chức thi THPT trong đó có sự vào cuộc của các tổ chức, cơ quan Nhà nước (ở đây là các Bộ) điều hành tổ chức. Một số quốc gia đi theo xu hướng này như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Hà Lan, Phần Lan.
Xu hướng thứ ba, có thi THPT nhưng do các đơn vị khảo thí chuyên nghiệp đứng ra tổ chức và một năm thi nhiều lần.
Trong 3 xu hướng này, xu hướng thứ hai và thứ ba được áp dụng nhiều ở các nước tiên tiến và một năm tối thiểu thi 2-3 lần. Ví dụ ở Mỹ, các tổ chức khảo thí chuyên nghiệp thi 4-6 lần/ năm. Các thí sinh tự do thi, đăng ký theo nguyện vọng thi để tự đánh giá năng lực của mình.
“
Tham gia Hội thảo có hơn 400 đại biểu đại diện lãnh đạo các Bộ, ban ngành, cơ quan Trung ương; đại diện lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, trường đại học, trường phổ thông cùng các chuyên gia, các nhà khoa học.
Bà khẳng định sự cần thiết vẫn duy trì kỳ thi THPT quốc gia và đề xuất: Trong thời gian đợi chờ sự thay đổi lớn, năm 2019-2020, cơ chế tuyển sinh cần phải làm chặt hơn nữa để tránh các hiện tượng tiêu cực. Song song với đó, phần mềm chấm thi, quản lý thi phải được hoàn thiện.
Ngoài ra, cần có một "ma trận tổ chức chấm thi" để tránh hiện tượng bắt tay nhau giữa các tỉnh. "Ma trận" này sẽ phức tạp hơn việc chấm chéo giữa các tỉnh với nhau.
Về lâu dài, bà Nga nói có thể tổ chức 2-3 lần/năm; tổ chức thi trên máy tính thí nghiệm vào năm 2021-2023 trên tinh thần tự nguyện. Đến năm 2024, hình thức này sẽ được áp dụng chuyên nghiệp.
Cần những con số thuyết phục hơn
Góp ý về báo cáo của PGS Nguyễn Quý Thanh, PGS.TS Hoàng Minh Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng, những phân tích, đề xuất nói trên mới chỉ đưa ra dựa vào cơ sở lý luận nghiên cứu từ các văn bản, chính sách mà chưa đưa ra những con số thuyết phục.
“Tôi nghĩ rằng, khi đánh giá về 5 năm đổi mới theo Nghị quyết của Trung ương cần bám sát vào những nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết đề ra".
Ông Sơn khuyến nghị nhóm nghiên cứu nên tập trung làm rõ kết quả đạt được mức độ như thế nào ở 4 điểm.
Thứ nhất là yêu cầu "giảm áp lực tốn kém cho xã hội". Điều này tất cả chúng ta đều thấy rõ nhưng vẫn cần số liệu để thuyết phục. Bằng những con số minh chứng sẽ thuyết phục được toàn xã hội.
Thứ hai là "tạo độ tin cậy, trung thực bằng cách thay đổi đề thi, cách thức ra đề thi, tổ chức coi, chấm thi, nâng cao trách nhiệm của các trường đại học, các Sở GD&ĐT và các trường THPT". Rõ ràng, so với những năm trước kia, việc thi THPT quốc gia đã có sự thay đổi lớn trong quan điểm, trong tính nghiêm túc của các trường đại học cũng như các Sở GD&ĐT và các trường THPT. Việc tạo độ tin cậy như thế nào cũng cần phân tích, làm rõ để thuyết phục xã hội.
Thứ ba, nhóm nghiên cứu cần phải đi sâu vào yêu cầu "đánh giá đúng năng lực học sinh" về mặt khoa học và số liệu thực tế, thông qua những khảo sát học sinh phổ thông, khảo sát giáo viên và các trường đại học.
Cuối cùng là yêu cầu "cơ sở cho tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học". Ông Sơn nhìn nhận việc tổ chức thi xét tuyển đại học đã có sự chuyển biến lớn, trơn tru và thuận tiện hơn, "đúng theo tinh thần Nghị quyết 29".
"Còn một điều tôi muốn góp ý thêm, là chúng ta chưa nhắc đến phẩm chất của thí sinh. Rõ ràng, với một sinh viên, ngoài yếu tố năng lực thì phẩm chất cũng rất quan trọng. Ở các trường đại học nước ngoài còn thêm một vòng phỏng vấn nhằm có thể đánh giá được phẩm chất người học. Tôi đề xuất cũng nên nghiên cứu điều này".
Thúy Nga
Đề xuất 6 giải pháp đổi mới thi THPT quốc gia 2019
6 nhóm giải pháp đã được đại diện các Sở GD-ĐT đề xuất tới Bộ GD-ĐT để kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 được tổ chức tốt hơn.
" alt="“Kết quả thi THPT quốc gia chưa ổn định”" />
- Nhận định, soi kèo Samgurali Tskaltubo vs Kolkheti Poti, 23h00 ngày 1/4: Tiếp tục cải thiện
- 6 đại kỵ phong thủy phòng ngủ nên tránh ngay kẻo ảnh hưởng sức khỏe
- Thái Bình kỳ vọng cán đích giải ngân 100% vốn đầu tư công
- Chiếc dương cầm 7,5 tỷ xuất hiện trong đêm diễn của Trịnh Minh Hiền
- Soi kèo góc Cagliari vs Monza, 17h30 ngày 30/3: Lợi thế sân bãi
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia
- Sứ thần nào của Đại Việt bị nhà Minh sát hại vì đối đáp quá thẳng thắn?