Giải trí

Thức suốt đêm để gọi cho mẹ sau 2 năm bị cô lập, mất Internet

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-01-19 20:17:44 我要评论(0)

Khi Lemlem biết tin vùng chiến sự Tigray,ứcsuốtđêmđểgọichomẹsaunămbịcôlậpmấkết quả ngoại hạng anh đêkết quả ngoại hạng anh đêm quakết quả ngoại hạng anh đêm qua、、

Khi Lemlem biết tin vùng chiến sự Tigray,ứcsuốtđêmđểgọichomẹsaunămbịcôlậpmấkết quả ngoại hạng anh đêm qua miền Bắc Ethiopia được khôi phục kết nối di động, cô đã thức suốt đêm để gọi cho mẹ mình ở thị trấn Adwa, Tigray.

“Tôi đã thử gọi 20 hay 30 lần gì đó nhưng đều không có ai bắt máy. Đến khi được nghe giọng nói của bà ấy, cảm xúc của tôi như vỡ òa. Trong suốt hai năm qua, tôi không hề biết bà ấy còn sống hay đã chết”, cô gái tâm sự.

Theo The Guardian, 6 triệu cư dân ở Tigray đã phải sống trong bóng tối kể từ khi nội chiến và khủng hoảng xảy ra từ tháng 11/2020. Mọi kết nối của họ với thế giới bên ngoài, từ kết nối di động, Internet, đường sá hay đường bay đều bị đóng cửa. Liên Hợp Quốc cho rằng những lệnh cấm trực tiếp vào nhu cầu thiết yếu của người dân đã đẩy hàng trăm nghìn người ở Tigray đến tình cảnh chết đói.

Sau hơn 2 năm, cuối cùng chính phủ Ethiopia cũng đã khôi phục đường dây điện thoại và Internet cho họ sau khi tuyên bố ngừng bắn tại Tigray.

Những kẻ cô độc không có điện, Internet, sóng điện thoại

Song, với nhiều người, niềm vui khi liên lạc lại được với người thân lại xen lẫn với không ít nỗi buồn. Mẹ Lemlem nói với con gái rằng 2 người hàng xóm của họ đã chết trong cuộc xung đột. Có một người là bệnh nhân bị tiểu đường và chết vì không có thuốc.

“Rất khó để tôi diễn tả những nỗi đau, khốn khó của họ trong suốt 2 năm qua. Tôi rất lo cho gia đình mình”, cô nói.

Tigray co mang tro lai anh 1

Trong suốt 2 năm qua, ngay cả việc liên lạc với người thân cũng là điều khó khăn với người dân Ethiopia. Ảnh: Shutterstock.

Câu chuyện của Lemlem không phải là duy nhất. Kesate Gebrewah sống ở thủ phủ Mekelle của Tigray chia sẻ gần đây anh mới biết tin một người bạn thân của mình đã chết trên chiến trường. Anh cho biết khi sóng điện thoại được khôi phục, anh đã cố liên lạc và hỏi bạn bè xung quanh xem có gặp được người bạn không.

“Sau đó, tôi đành phải chấp nhận sự thật. Tôi là kẻ may mắn hy hữu trong số họ. Giờ đây, mỗi khi thức dậy ở Mekelle, bao trùm sẽ là sự thương tiếc và đau khổ. Chuyện như vậy xảy ra mỗi ngày”, Gebrewah kể.

Nói với The Guardian, Gebrewah cho biết được kết nối lại với thế giới bên ngoài khiến anh rất háo hức. “Trước khi chiến sự xảy ra, chúng tôi có thể trò chuyện với bạn bè từ châu Âu đến Mỹ, sang khắp thế giới. Đến khi đường truyền bị cắt đứt, tôi như rơi vào địa ngục. Tôi phải sống những ngày tháng như kẻ độc hành trên sa mạc”, chàng trai chia sẻ.

Felicia Anthonio, chuyên gia tại tổ chức quyền Internet Access Now, gọi đây là lần bị cắt mạng lâu nhất từng diễn ra trong chiến sự, khiến quân đội càng lộng hành vì cho rằng những tin tức này sẽ không thể truyền ra ngoài.

“Không thể liên lạc với gia đình giữa chiến tranh là điều đáng sợ biết bao. Trẻ em ở bên ngoài không thể kết nối hay viện trợ cho bố mẹ vì không có mạng. Những người trẻ khởi nghiệp đành phải đóng cửa vì mất kết nối”, Anthonio nói.

Khoảnh khắc sum vầy sau 2 năm

Đến tháng 12/2022, khi chính phủ phát lệnh ngừng bắn, mọi thứ mới dần trở lại guồng quay ban đầu. Điện đã được khôi phục ở một số thị trấn. Ngân hàng chi nhánh Tigray cũng bắt đầu mở cửa. Ngày 28/12, hãng bay Ethiopian Airlines đã mở đường bay đến Tigray, giúp nhiều gia đình được sum vầy vào dịp Giáng sinh.

Dere, giảng viên tại Đại học Mekelle, là một trong những hành khách đầu tiên trở về quê nhà. Lúc chiến sự xảy ra, anh đang đi công tác ở thủ đô Addis Ababa, Ethiopia và không thể về nhà suốt 2 năm qua.

Chia sẻ với The Guardian, Dere nói rằng anh đã rơi nước mắt vì vui sướng khi được đặt chân đến Mekelle. “Không khí ăn mừng diễn ra khắp sân bay, mọi người đều rất vui vẻ. Mọi người dù là bố, mẹ hay con cái đều đang đợi những người thân của mình”, anh kể lại.

Anh đã dừng chân tại Mekelle vài ngày, sau đó trở về thành phố Adigrat để đoàn tụ với gia đình. “Được gặp lại họ, tôi rất xúc động. Chúng tôi đều òa khóc ngay trước cửa nhà”, Dere chia sẻ.

Tigray co mang tro lai anh 2

Không có Internet, sóng điện thoại, người dân Ethiopia như bị cô lập với thế giới. Ảnh: Access Now.

Hôm 10/1, các vận động viên người Tigray từng đạt huy chương tại giải điền kinh thế giới năm 2022 cũng trở về quê nhà sau nhiều năm xa cách. Họ nói rằng tình trạng cắt mạng đã khiến họ không thể chia sẻ niềm vui chiến thắng với gia đình.

Theo The Guardian,mặc dù đã được khôi phục các dịch vụ thiết yếu, miền Bắc Ethiopia vẫn chưa thể đón hòa bình trong lâu dài. Dere nói mong rằng mọi thứ sẽ sớm kết thúc.

“Rất khó để diễn tả những gì đã xảy ra trong suốt thời gian qua. Chúng tôi ở chung một nước nhưng không thể về nhà, không thể gọi cho gia đình, càng không thể gửi tiền, viện trợ những người thân đang gặp khó khăn”, anh nói. Vì thế, khoảnh khắc được gặp lại gia đình lúc này đây là rất quý báu.

Theo Zing

Bị chặn khỏi Internet toàn cầu, Nga rơi vào trạng thái cô lập kỹ thuật số

Nga chính thức rơi vào cuộc khủng hoảng Internet khi bị các tập đoàn công nghệ trên thế giới hạn chế bằng rào cản kỹ thuật số.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章