Trong đợt dịch Covid-19 thứ 4, lực lượng do Bộ Y tế điều động tham gia hỗ trợ cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam có hơn 20.000 cán bộ, viên chức, học viên và sinh viên tình nguyện. Tại nhiều bệnh viện, các y bác sĩ đăng ký tình nguyện lên đường vượt quá cả số lượng dự kiến ban đầu.Chia sẻ về điều này, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nhấn mạnh, đây là tình thế bắt buộc. Khi TP.HCM bắt đầu bùng phát dịch, y tế địa phương phải huy động tối đa. Số lượng ca quá lớn, lượng bệnh nhân nặng tăng nhanh gây ra tình trạng quá tải ở các bệnh viện. “Sự vào cuộc của Bộ Y tế là đương nhiên. Đó chính là mệnh lệnh của cả nước”, ông nói.
 |
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ảnh: VietNamNet |
Trong bối cảnh như vậy, các bệnh viện lớn cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng cũng phải điều động nhân lực vào miền Nam. Nhưng một bài toán đặt ra là làm sao vừa huy động được lực lượng tinh nhuệ vào miền Nam nhưng vẫn đảm bảo công tác điều trị bệnh nhân của bệnh viện.
Theo ông Hiếu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội còn thêm nhiệm vụ là thành lập Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 (cơ sở ở quận Hoàng Mai). “Chúng tôi phải chia 3 đơn vị, ở cơ sở Tôn Thất Tùng, cơ sở ở Hoàng Mai (Hà Nội) và Bình Dương. Tất nhiên, dịch bệnh bùng phát số bệnh nhân giảm hơn. Tại đơn vị Tôn Thất Tùng, chúng tôi chỉ giữ khoảng 70% nhân lực, 20% đi vào Bình Dương, 10 % luân chuyển đến Hoàng Mai (Hà Nội)”, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nói thêm.
Điều may mắn là bệnh viện có thêm nhiều tình nguyện viên trong số các y bác sĩ đang điều trị ở Bình Dương (khoảng 100 người). Họ là y bác sĩ đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh, các tỉnh khác… cùng đăng ký với Bệnh viện ĐH Y Hà Nội vào tâm dịch. “Đây là lực lượng vô cùng quý, xuất phát từ lòng quyết tâm, không phải do mệnh lệnh, nhiệm vụ nào cả. Tình nguyện viên là người rút khỏi Trung tâm Hồi sức Covid-19 sau cùng và chỉ có một số bạn phải đi học, đi làm nên rút. Còn khoảng 50 tình nguyện viên vẫn làm cùng chúng tôi ở Bình Dương”, ông Hiếu chia sẻ.
Mặc dù công việc của các nhân viên y tế tại tâm dịch hết sức vất vả nhưng ông Hiếu nhận định đây cũng là một cơ hội lớn cho chính họ.
“Tôi nghĩ qua đợt dịch Covid-19 này, các nhân viên y tế được nâng cao trình độ, nâng cao hiểu biết. Anh em điều dưỡng mới ra trường có thêm kinh nghiệm vô giá. Ngoài chữa bệnh, họ được học tập nhiều kiến thức mới. Các y bác sĩ trẻ rất hiểu điều đó và hăng hái tham gia chống dịch”, ông Hiếu phân tích.
 |
Nhân viên y tế Bệnh viện ĐH Y Hà Nội lên đường vào tâm dịch Bình Dương. Ảnh: BV Đại học Y Hà Nội |
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, tại Trung tâm Hồi sức Covid-19 tỉnh Bình Dương, các nhân viên y tế chia 3 ca 4 kíp để làm việc. 3 ca nghĩa là một ngày chia làm 8 tiếng. Người làm tua sáng sẽ đi từ 6h30 về lúc 3h. Người làm tua chiều sẽ bắt đầu từ 3h đến 10h tối. Người làm tua đêm từ 10h đến 6h sáng. 4 kíp là kíp làm thâu đêm sẽ được nghỉ 1 hôm.
Họ luân chuyển 3 ca 4 kíp, quay vòng nhau. Đấy là một cách làm việc không phải tối ưu, tối ưu phải 4 ca 5 kíp. Nhưng hiện nay chúng ta cố gắng làm 8 tiếng và trong mỗi kíp chúng tôi cũng chia để anh em không làm trong khu ICU quá liên tục 8 tiếng. Cứ 3 tiếng, bác sĩ lại ra ngoài nghỉ xong lại vào làm.
Theo ông Hiếu, các y bác sĩ ban đầu cũng mệt nhưng sau khoảng 1, 2 tuần đã quen công việc. Khó nhất là nhiều y bác sĩ không phải chuyên khoa hồi sức cấp cứu. Họ có cả tình nguyện viên các bệnh viện khác như đông y, phụ sản... Có bác sĩ chưa nhìn thấy máy thở bao giờ.
Nhưng sau một thời gian đào tạo, mỗi người được phân làm một nhiệm vụ. Ví dụ y bác sĩ Đông y sẽ được phân sang vận chuyển bệnh nhân, y bác sĩ phụ sản sẽ phụ trách khoa sản nhi của bệnh viện Covid-19… Từ những bài học thực tiễn, họ đã có thêm nhiều kinh nghiệm để có thể ứng phó với các làn sóng dịch bệnh tiếp theo.
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, sau đại dịch Covid-19, bài học lớn nhất là chúng ta phải nâng cao chất lượng y tế cơ sở. Ông Hiếu cho rằng: “Trước đây, chúng ta phát triển quá mạnh mẽ các kỹ thuật cao ở các bệnh viện Trung ương, tuyến tỉnh. Điều này cũng tốt như đầu tàu kéo tất cả tiến lên. Nhưng trong đại dịch mới thấy hệ thống y tế cơ sở của chúng ta còn rất kém, cụ thể là vấn đề con người, chuyên môn”.
Trong thời gian tới, các địa phương cần bồi dưỡng cho nhân viên y tế, đảm bảo cuộc sống để họ yên tâm học tập. Các nhân viên y tế tuyến huyện không đủ điều kiện sinh sống rất khó để tập trung vào nâng cao tay nghề.
Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ, tại Trung tâm Hồi sức Covid-19 tỉnh Bình Dương có những điều dưỡng, bác sĩ bị mắc Covid-19 nhưng không có triệu chứng. Họ cách ly trong khu điều trị và làm việc như nhân viên y tế thông thường. “Chế độ làm việc được tính như các y bác sĩ khác. Đồng thời bệnh viện có thưởng, chia sẻ động viên tinh thần kịp thời”, ông Hiếu nói.
Cũng theo Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, Bộ Y tế chưa có quy định về chế độ của nhân viên y tế nhiễm Covid-19.
"Trong đợt này, chúng ta không chỉ bàn chế độ cho nhân viên y tế nhiễm bệnh mà chế độ cho các y bác sĩ nói chung cần rõ ràng hơn nữa. Hết dịch, chúng ta nên nâng cao thu nhập cho nhân viên y tế. Ở vùng sâu vùng xa, tuyến càng thấp, thu nhập nhân viên y tế càng khó khăn”, ông Hiếu nhấn mạnh.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Lê An - Nguyễn Liên

Nỗ lực không mệt mỏi nơi tâm dịch Covid-19: Đừng gọi chúng tôi là anh hùng
Trong chương trình giao lưu trực tuyến do báo VietNamNet tổ chức, 3 vị khách mời chia sẻ về nỗ lực không mệt mỏi, những sự hy sinh của các y bác sĩ tham gia chống dịch ở miền Nam.
" alt="PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Dịch Covid"/>
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Dịch Covid
, Calibrated (hiệu chỉnh), Dynamic (sinh động), Filmmaker (nhà làm phim)…</p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Chế độ Cinema/Movie thường cho chất lượng hình ảnh tốt hơn Tiêu chuẩn. Ảnh: Cnet.
Điều chỉnh Đèn nền hoặc Đèn OLED
Hầu hết TV đều cho phép điều chỉnh chế độ đèn, tức cường độ sáng mà TV sẽ phát ra bên ngoài. Các cài đặt này thường được gọi là Điều chỉnh đèn nền hoặc Điều chỉnh đèn OLED, với các dòng TV Sony, chế độ này được gọi là Độ sáng.
Bạn nên điều chỉnh độ phát sáng của TV theo mức ánh sáng của phòng và sở thích cá nhân. Nếu đang ở một căn phòng sáng hoặc đang xem TV vào ban ngày, hãy tăng độ sáng của màn hình lên và ngược lại. Tuy nhiên về cơ bản, cần lưu ý những điều sau:
• Kiểm soát cường độ ánh sáng của màn hình
• Ánh sáng quá cao có thể gây nhức đầu hoặc mỏi mắt ở một số người và có thể gây lãng phí điện và giảm tuổi thọ TV.
• Ánh sáng quá thấp làm hình ảnh bị mờ và khó nhìn
Độ tương phản
Không giống với điều chỉnh đèn nền, độ tương phản là thao tác thay đổi cường độ của phần sáng hình ảnh. Hãy nhớ rằng nếu bạn điều chỉnh độ tương phản ở mức quá cao, các chi tiết gần trắng sẽ thành trắng, khiến cho các hình ảnh sáng màu như mây, khói sẽ biến mất trên màn hình.
Để điều chỉnh độ tương phản, đầu tiên bạn hãy tìm một bộ phim hay chương trình nào đó có những hình ảnh sáng màu như quả bóng chày, bầu trời, mây hoặc tuyết. Cơ bản, bạn cần tìm một khung hình có cả chi tiết sáng màu và các chi tiết khác đan xen để bắt đầu cài đặt độ tương phản.
Sau khi chọn được khung hình để làm tham khảo, bạn hãy tăng dần độ tương phản của TV lên cho đến khi các chi tiết màu sáng bị mất, sau đó giảm độ tương phản cho đến khi có thể nhìn thấy chúng trở lại, điểm giữa của khoảng này là điểm lý tưởng nhất cho độ tương phản.
 |
Bức tường của tòa nhà bên phải trông thô kệch hơn khi chỉnh Độ tương phản quá cao. Ảnh: Cnet. |
Độ sáng
Ngược với Độ tương phản, Độ sáng lại dùng để thay đổi độ tối của các chi tiết tối màu trong khung hình. Giống với hướng dẫn ở trên, bạn hãy đưa độ sáng về khoảng giữa của hình ảnh bắt đầu bị mờ không thể nhìn thấy và hình ảnh bắt đầu bị tối đen, đó sẽ là mức độ hợp lý nhất cho Độ sáng của TV.
Để điều chỉnh Độ sáng, bạn hãy tìm những khung hình sẫm màu, chẳng bạn như phim Aliens, Dark Knight hoặc các chi tiết như mái tóc, áo khoác màu tối. Tuy nhiên cần lưu ý, phim trắng đen sẽ không hiệu quả để điều chỉnh Độ sáng.
 |
Nếu chỉnh sáng quá mức, các hình ảnh mây trời, sóng biển sẽ bị nhòa như trong ảnh bên phải. Ảnh: Cnet. |
Độ sắc nét
Trên thực tế, việc thay đổi Độ sắc nét không cải thiện độ nét của hình ảnh mà chỉ giúp làm nổi bật các góc cạnh của chi tiết, làm cho các đường nét trông nổi bật hơn.
Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm độ thực của hình ảnh, khiến hình ảnh trông giả tạo và thô hơn, với ít các chi tiết tinh tế.
Vì vậy, lời khuyên là bạn nên giảm Độ sắc nét của TV xuống, một số TV thậm chí cho chất lượng hình ảnh tốt nhất khi ở mức 0 của độ sắc nét, một số khác trông đẹp nhất trong khoảng 10-15%.
Màu sắc
Nhìn chung, màu sắc của TV thường đã gần ở mức chuẩn khi bạn cài đặt thiết bị ở chế độ Cinema/Movie.
Bạn có thể trải nghiệm chương trình mà không cần phải điều chỉnh gì thêm, hoặc có thể làm thêm một vài thao tác nhỏ để có được chất lượng màu sắc tốt nhất như điều chỉnh độ bão hòa màu sắc hoặc cường độ xanh/đỏ của hình ảnh.
Nhiệt độ màu hoặc cân bằng trắng
Color temperature (nhiệt độ màu) là phần tùy chỉnh khó, bởi vì não của bạn thường đã quen với chế độ màu hiện tại của TV, nên bất cứ thay đổi gì cũng sẽ khiến bạn cảm giác điều gì đó bị sai.
Thực tế, nhiệt độ màu sẽ là phần bạn cảm thấy khác đi đầu tiên khi đổi TV về chế độ Cinema/Movie. Hình ảnh sẽ trở nên “ấm” hoặc “đỏ” hơn khi ở hai chế độ này, nhưng đó mới là chế độ chuẩn với hầu hết TV, chỉ là bạn đang xem TV với nhiệt độ màu không đúng, trong thời gian quá lâu.
Hãy chuyển TV về chế độ màu ấm hơn và giữ như vậy trong vài ngày. Nếu vẫn không quen với tùy chỉnh mới, bạn có thể chuyển TV về chế độ Tiêu chuẩn mặc định của nhà sản xuất.
Tắt chế độ Motion interpolation/smoothing
Tính năng Motion interpolation hay Motion smoothing (làm mượt hình ảnh) là chế độ mà các TV đời mới tự động thêm các khung hình chèn vào các khung hình có sẵn, nhằm tăng số khung hình/giây hiển thị.
Chế độ này phù hợp với các chương trình thể thao, đòi hỏi sự chuyển động liện tục của hình ảnh. Tuy nhiên, tính năng này lại không hiệu quả khi xem phim, đặc biệt là phim điện ảnh, nơi các nhà làm phim đã tính toán tốc độ khung hình/giây đáp ứng ý đồ của nội dung phim.
Những TV đời mới thường tự động bật tính năng làm “mượt” này khi ở chế độ Tiêu chuẩn. Vì vậy, nếu cảm thấy hình ảnh của bộ phim bạn đang xem không thực hoặc các chuyển động của nhân vật có vẻ gượng gạo, hãy tìm và tắt chế độ Motion interpolation/smoothing, bạn sẽ cảm nhận mọi thứ hoàn toàn khác.
 |
Tắt tính năng làm mượt sẽ giúp bộ phim bạn đang xem sống động và thực tế hơn. Ảnh: Cnet. |
Tắt chế độ Game
Ngoài tính năng làm mượt, những TV hiện đại còn được trang bị khả năng tăng độ phản ứng, gọi là Input lag. Đây là chế độ giúp cho việc chơi game trên TV nhạy và nhanh hơn, bằng việc giảm thiểu độ trễ từ thao tác tay đến phản ứng hình ảnh trên màn hình.
Tuy nhiên, tính năng này lại có thể “kìm hãm” một số chế độ liện quan đến chất lượng hình ảnh, vì vậy nếu bạn mới mua TV nhưng không thấy hài lòng với khả năng hiển thị, hãy thử tìm phần cài đặt Game mode và tắt tính năng Input lag này đi.
Khác
Cuối cùng, ngoài những gợi ý ở trên, hãy chắc chắn rằng bạn đã kết nối các thiết bị nguồn như streaming stick, cable/satellite box tương thích với độ phân giải của TV, ví dụ thiết bị 4K phải đi với TV 4K và tương tự cho các dòng TV khác.
Thông thường, các bộ nguồn và TV đã được kết nối tương ứng tuy nhiên, sẽ không phí thời gian nếu bạn kiểm tra lại một lần nữa, bởi vì một màn hình 4K sẽ không thể phát ra những hình ảnh tốt nhất nếu không được kết nối với một bộ phát 4K.
Theo Zing/CNET

Sử dụng smartphone đang cắm sạc trong lúc tắm, cô gái bị điện giật tử vong
Một cô gái trẻ người Nga đã bị điện giật dẫn đến tử vong do sử dụng smartphone đang cắm sạc trong nhà tắm. Con trai 4 tuổi của cô gái này đã phải chứng kiến khoảnh khắc đau đớn của mẹ mình.
" alt="Đừng dùng chế độ hình ảnh 'Tiêu chuẩn' của TV"/>
Đừng dùng chế độ hình ảnh 'Tiêu chuẩn' của TV
Thay vì phải kiểm tra trên máy tính, Phillipe Christodoulou muốn xem lượng Bitcoin ở trong ví lạnh Trezor trên điện thoại. Anh lên App Store, tìm đúng tên nhà sản xuất đó, và chọn ứng dụng cùng tên được chấm 5 sao.
Chỉ chưa đầy một giây sau khi nhập mật khẩu, toàn bộ 17,1 Bitcoin của Christodoulou, có giá 600.000 USD vào lúc đó, đã biến mất. Hóa ra thứ mà anh tải về là ứng dụng giả mạo, được thiết kế với nhiều đặc điểm như logo giống hàng xịn và đánh giá cao để lừa người dùng.
“Apple đã phản bội niềm tin tôi đặt vào họ”, thay vì trách kẻ lừa đảo, Christodoulou tin rằng Apple đã để lọt ứng dụng và là nguyên nhân lớn nhất khiến anh mất tiền.
“Kho ứng dụng an toàn và đáng tin cậy”
Đó là cách Apple mô tả App Store, kho ứng dụng trên iOS, macOS của hãng. Mỗi ứng dụng muốn đưa lên đây đều trải qua quá trình thẩm định, kiểm duyệt để đảm bảo chúng an toàn và không lừa người dùng. Apple cho biết mức phí 15-30% mà họ thu của các nhà phát triển được trích ra để đảm bảo kho ứng dụng này luôn an toàn.
 |
Để đảm bảo an toàn, nhiều người trữ Bitcoin vào các ví lạnh. Tuy nhiên, hacker vẫn có cách lấy hết lượng tiền trong ví lạnh mà không cần tiếp cận thiết bị. Ảnh: Captain Alt Coin. |
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng những bước thẩm định này vẫn có thể bị vượt qua, khiến người dùng mất tiền. Apple sẽ xóa ứng dụng và cấm nhà phát triển nếu nhận thấy lừa đảo, nhưng khi đó thì đã có nhiều người bị thiệt hại.
Theo Washington Post, những ứng dụng hoặc trang web lừa tiền mã hóa khá phổ biến trên hệ điều hành Android và web. Tuy nhiên, vẫn có những ứng dụng lừa đảo trên App Store. Người dùng có xu hướng tin tưởng App Store, nên khi app lọt qua cửa kiểm duyệt thì sẽ dễ dàng lừa đảo hơn.
“Apple thường đưa ra những thông điệp về tôn trọng người dùng và bảo mật để biện minh cho hành vi độc quyền trên App Store. Thực tế là các tiêu chuẩn bảo mật của Apple rất thiếu ổn định và không nhất quán giữa các ứng dụng, chủ yếu được dùng để bảo vệ chính họ”, Meghan DiMuzio, Giám đốc tổ chức Công bằng ứng dụng cho biết. Tổ chức này có sứ mệnh chính là yêu cầu Apple thay đổi mô hình độc quyền trên App Store.
Apple thừa nhận trên App Store tồn tại những ứng dụng lừa tiền mã hóa, nhưng không nói rõ số lượng.
“Ứng dụng lừa tiền mã hóa trên Play Store và App Store đều có rất nhiều”, Pawel Aleksander, Giám đốc thông tin của công ty tư vấn luật về tiền mã hóa Coinfirm nhận xét.
Theo dữ liệu của Coinfirm, đã có 5 người báo với họ về việc mất tiền do app Trezor trên iOS. Tổng số tiền thiệt hại lên tới 1,6 triệu USD. Ứng dụng lừa đảo này cũng có trên Android, nhưng mới lừa được 3 người với tổng số tiền 600.000 USD.
Apple từ chối cung cấp thêm thông tin về nhà phát triển ứng dụng lừa đảo Trezor, hay liệu họ có ứng dụng nào khác trên App Store không.
Trong khi đó, Google xác nhận đã có 2 ứng dụng giả mạo Trezor xuất hiện trên Play Store, và hãng đã xóa cả 2. Tuy nhiên, Google không tiết lộ vì sao ứng dụng lừa đảo lại lên được kho.
Theo công ty phân tích App Figures, có tới 8 ứng dụng Trezor giả mạo trên Play Store.
Thủ thuật lừa đảo của hacker
Trong số những trò lừa đảo trên mạng, lừa lấy tiền mã hóa là thứ mang lại hiệu quả cao nhất. Hacker có thể lấy cắp hàng triệu USD tiền mã hóa trong vài giây. Năm 2018, khi Coincheck bị hack, thiệt hại lên tới 530 triệu USD.
Vào năm 2014, Apple đã cấm các ứng dụng ví tiền mã hóa, nhưng sau đó lại cho phép chúng trở lại trên App Store. Tuy nhiên, người sở hữu nhiều tiền mã hóa thường dùng những “ví lạnh”, là những thiết bị lưu trữ như ổ nhớ USB để chuyển lượng tiền mã hóa vào đây.
Để truy cập ví lạnh, chủ sở hữu sẽ phải cắm nó vào máy tính, nhập mã PIN hoặc mật khẩu. Sau khi qua bước xác thực, người chủ mới có thể thực hiện lệnh chuyển tiền khỏi ví.
 |
Ứng dụng giả mạo Trezor trên App Store. Ảnh: Reddit. |
Nếu như làm mất ổ lưu trữ này, người chủ vẫn có thể dùng một mã đặc biệt gọi là seed phrase. Mã này cho phép nhập vào một ví ảo tương thích để rút toàn bộ số tiền trong ví lạnh. Những người sở hữu ví lạnh có thể viết cụm mã seed phrase ra giấy và cất vào két, để đảm bảo nó khó bị hư hại nhất.
Trong trường hợp của người dùng Phillipe Christodoulou, anh đã bị lừa nhập seed phrase vào ứng dụng giả mạo Trezor. Có cụm mã này, hacker có thể rút hết số Bitcoin trong ví lạnh của Christodoulou từ xa. Trezor là hãng ví lạnh nổi tiếng của Czech, và họ không có ứng dụng trên di động. Tất cả những ứng dụng mang tên Trezor ở các kho đều là lừa đảo.
Kristyna Mazankova, đại diện của Trezor cho biết công ty này đã cảnh báo Apple, Google về ứng dụng giả mạo nhiều năm nay. Bà Mazankova cho rằng báo cáo vi phạm là quá trình rất mệt mỏi, và chẳng có đại diện nào của Apple hay Google phản hồi. Cứ mỗi lần một ứng dụng bị xóa, lại có thêm ứng dụng giả mạo khác xuất hiện chỉ sau vài ngày.
Theo Apple, ứng dụng Trezor được nhắc tới ở đầu bài viết giả là một ứng dụng mã hóa, cho phép khóa các tập tin iPhone và lưu trữ mật khẩu. Nhà phát triển của ứng dụng này cam đoan với Apple họ không liên quan gì đến tiền mã hóa.
Ứng dụng được cấp phép vào ngày 22/1. Sau đó, lập trình viên của Trezor đã thay đổi app này thành ví tiền mã hóa mà Apple không biết. Theo Apple, họ chỉ biết được nếu người dùng phản ánh lại. Theo công ty thống kê Sensor Tower, ứng dụng Trezor giả mạo tồn tại trên App Store từ 22/1 - 3/2, được tải về khoảng 1.000 lần.
Christodoulou không phải nạn nhân duy nhất. James Fajcz, kỹ sư tại Georgia, Mỹ cũng mất tiền vì ứng dụng Trezor. Vào tháng 12/2020, khi thấy tiền mã hóa tăng giá, anh mua Ethereum và Bitcoin trên các sàn giao dịch, sau đó chuyển vào ví lạnh Trezor Model T.
 |
Khi thiết lập lần đầu, người dùng sẽ phải tự nghĩ ra cụm mã khóa đặt cho ví lạnh để có thể khôi phục sau này nếu cần. Đây chính là điểm yếu để hacker tấn công. Ảnh: Bitgear. |
Sau khi mua ví, Fajcz tải ứng dụng Trezor về iPhone. Ứng dụng này yêu cầu anh nhập seed phrase. Thiết lập xong vẫn không thấy ứng dụng kết nối với ví, Fajcz chỉ nghĩ rằng có lỗi gì đó. Anh chỉ nhận ra mình đã mất tiền sau vài tuần, khi mua thêm Ethereum và chuyển vào ví lạnh nhưng nhận ra số tiền trước đó đã mất hết.
“Tôi há hốc miệng, tim chùng xuống khi nhận ra mình đã sai lầm”, Fajcz kể lại.
Apple từ chối trách nhiệm
Khi anh liên lạc với Apple, nhân viên chăm sóc khách hàng của Apple cho rằng công ty này không chịu trách nhiệm.
“Đây là ứng dụng được tin cậy trên App Store, nơi tự gọi mình là kho ứng dụng tốt nhất và đáng tin cậy nhất. Thế mà họ để lọt app lừa đảo này. Tôi nghĩ rằng Apple phải chịu một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm”, Fajcz chia sẻ.
Lượng Bitcoin trong ví được Phillipe Christodoulou mua dần trong nhiều năm. Tới tháng 2, khi giáBitcoin vượt trên 40.000 USD, anh đã hi vọng số tiền này sẽ giúp công ty của mình vượt qua khó khăn.
Ngày 1/2, Christodoulou muốn có thêm cách để kiểm tra số dư trong ví thay vì phải cắm vào máy tính. Do vậy anh tìm ứng dụng trên App Store, tải về app Trezor giả mạo, nhập seed phrase, và nhận ra ngay lập tức rằng mình đã mất tiền.
 |
Những người dùng bị mất tiền cho rằng Apple nên chịu trách nhiệm khi ứng dụng lừa đảo xuất hiện trên App Store. Ảnh: Coin Telegraph. |
Trước khi bị xóa, Christodoulou cho biết ứng dụng Trezor có 155 bài đánh giá trên App Store, đạt gần 5 sao. Tuy nhiên, hầu hết bài đánh giá đều là của những người đã bị lừa. Anh cho rằng điểm số cao, yếu tố tạo ra niềm tin để cài đặt ứng dụng, chắc chắn cũng là một chiêu trò.
Chainalysis, công ty tư vấn về blockchain nhận định lượng tiền mã hóa của Fajcz và Christodoulou đều đã bị chuyển tới những tài khoản rất đáng ngờ, và có thể hai vụ trộm liên quan đến nhau.
“Có bằng chứng cho thấy đây là vụ lừa đảo tới hàng trăm nghìn USD”, Madeleine Kennedy, đại diện của Chainalysis cho biết.
Christodoulou đã bị lấy cắp 17,1 Bitcoin. Lượng tiền mã hóa trị giá 600.000 USD vào đầu tháng 2, nhưng giờ đã lên tới hơn 1 triệu USD.
“Vụ việc đã khiến tôi gục ngã. Đến giờ tôi vẫn chưa gượng dậy được”, Christodoulou chia sẻ. Anh cũng chưa nhận được một phản hồi nào từ Apple.
Theo Zing/Washington Post

Ứng dụng ví Bitcoin giả mạo trên App Store, Google Play
Một người đàn ông bị mất số Bitcoin trị giá 600.000 USD do tải nhầm ví tiền ảo giả mạo trên cửa hàng ứng dụng.
" alt="'Tôi mất nửa triệu USD vì một ứng dụng trên iPhone'"/>
'Tôi mất nửa triệu USD vì một ứng dụng trên iPhone'