'Việc nhận thưởng Tết rồi nghỉ với tôi chẳng có gì gọi là hành động vô ơn. Thưởng Tết cuối năm là phần thưởng cho sự đóng góp của người lao động với công ty trong suốt cả năm trước đó, nên nó hoàn toàn sòng phẳng. Có ai thưởng Tết trước một năm đâu mà gọi là vô ơn?Còn nhân viên nghỉ trước Tết mà công ty 'xù' thưởng Tết cho họ mới gọi là lợi dụng công lao mà nhân viên đã cống hiến thời gian trước đó. Công bằng thưởng Tết nếu không vi phạm hợp đồng thì lẽ ra phải là nhân viên nghỉ sẽ được thưởng Tết theo tỷ lệ thời gian làm việc trong năm trước đó".Đó là quan điểm của độc giả Eng.txhxung quanh câu chuyện "nghỉ việc sau khi nhận thưởng Tết". Càng gần đến Tết, chủ đề "nghỉ việc cuối năm" lại trở nên nóng hổi trên các diễn đàn, mạng xã hội. Ý kiến được chia thành hai luồng: chờ nhận thưởng Tết rồi nghỉ hay nghỉ việc ngay. Nhiều người cho biết đã từ bỏ các mức thưởng cuối năm từ vài chục đến cả trăm triệu đồng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả việc sợ bị đánh giá là "vô ơn".
Nói về vấn đề này, bạn đọc Cuongnguyenphản biện: "Không nên quan tâm lắm đến việc sếp nghĩ gì khi mình nghỉ việc sau khi nhận thưởng Tết. Vì quan hệ trong kinh doanh là sòng phẳng, chẳng ai thương ai cả, ai cũng làm vì lợi ích cá nhân mà thôi. Lúc khó khăn thì công ty cũng sa thải nhân viên, chứ có nghĩ đó là hành động 'vô ơn' với nhân viên đâu?
Nguyên tắc trong kinh doanh là hợp lý, tôn trọng nhau. Nếu thấy trong thời gian làm, bạn đã nỗ lực, cống hiến đủ, xứng đáng nhận tiền thưởng thì cứ ở lại chờ nhận thưởng xong rồi nghỉ. Còn ngược lại, nếu thấy đóng góp của mình không nhiều thì bạn nên nghỉ sớm trước Tết. Mà đã xác định ở lại nhận thưởng thì nên bạn cũng nên có lịch chuyển việc hợp lý, có thông báo trước, không nghỉ đột ngột là được".
>> Từ chối nhảy việc lương cao vì tiếc thưởng Tết 3 tháng lương
Cho rằng người nghỉ việc cũng xứng đáng nhận thưởng Tết, độc giả Lộc Nguyễnbình luận: "Thưởng Tết là sự ghi nhận thành quả cống hiến trong suốt một năm lao động của cả tập thể, nên nói người nghỉ việc vô ơn là không phù hợp. Có chăng, trước khi nghỉ, bạn báo trước cho công ty theo đúng thủ tục, để họ tìm nhân sự thay thế là được".
"Giữa người lao động và người sử dụng lao động ở đây là quan hệ hợp tác, cộng tác, chứ không ai đi xin và không ai cho không. Việc nhân viên ở lại chờ lấy thưởng rồi mới nghỉ cũng là hết sức bình thường vì đây phần thưởng cho cả năm làm việc của họ.Người ta không đi xin xỏ để được số tiền ấy nên chẳng có gì là vô ơn cả", bạn đọc Thanh Phan Tiennói thêm.
Trong khi đó, nhấn mạnh tầm quan trọng trong thái độ ứng xử đúng mực của người nghỉ việc để tránh ác cảm, độc giả Luciferkết lại: "Thời điểm chuyển việc rất quan trọng. The tôi, đừng nghỉ ngay sau Tết, vì người ta sẽ nghĩ bạn 'cạn tàu ráo máng' và không tốt cho cả bạn lẫn công ty. Khi nhà tuyển dụng mới hỏi về công ty cũ và lý do nghỉ việc sau Tết, đây là một điểm trừ rất nặng cho bạn.
Tốt nhất là nên nộp đơn nghỉ việc vào khoảng sau Tết ít nhất một tháng để công ty có thời gian tuyển người mới thay thế, hoặc bố trí nhân lực khác lấp vào chỗ trống. Và bạn cũng nên bàn giao xong xuôi công việc trước khi rời đi, giữ sự chuyên nghiệp đến phút cuối cùng".
">
Mang tiếng vô ơn vì nghỉ việc sau khi nhận thưởng Tết
|
|
Từ số tiền ủng hộ của bạn đọc báo VietNamNet, anh Vũ đã vào TP.HCM để thay tủy và điều trị bệnh |
Gia đình anh em Vũ và Huệ có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Bố là ông Võ Minh Cảnh bị tai biến, yếu tim, còn mẹ là bà Nguyễn Thị Thu Phương bị ung thư não, thần kinh co giật. Trong khi đó, Vũ bị phù tủy, dập và viêm màng tủy phải nằm liệt giường, mọi gánh nặng đè lên vai cô em gái Võ Thị Minh Huệ (26 tuổi).
Qua bài viết "Rớt nước mắt cảnh cô gái bất lực nhìn cha mẹ nằm liệt, anh trai vật vã chờ chết", bạn đọc đã ủng hộ số tiền 710 triệu đồng, được đại diện Báo VietNamNet trao tận tay đến gia đình. Ngoài ra, nhiều nhà hảo tâm còn ủng hộ trực tiếp hơn 300 triệu đồng.
Sau khi nhận được số tiền hỗ trợ đó, ngày 20/5/2020 gia đình đã anh Vũ vào TP.HCM để thay tủy và điều trị bệnh.
Rót ly nước, anh Vũ tâm sự, từ khi có tiền ủng hộ, gia đình anh đã có thể mua được nhiều thuốc hơn. Bệnh tình của ba mẹ đã giảm bớt.
“Được uống nhiều loại thuốc tốt, ăn uống đầy đủ, sức khỏe ba em đã tốt hơn, có thể tự đi lại và tự chăm sóc được bản thân. Đặc biệt, mẹ em dù vẫn nằm liệt giường nhưng sức khỏe bà đã ổn định, ít nói mê sản hơn trước nhiều”, Vũ bộc bạch.
Bạn đọc báo VietNamNet đã giúp tôi "hồi sinh"
Vũ nhớ lại, sau 3 ngày bài viết về gia đình anh được đăng tải, nhiều bạn đọc đã gọi điện bày tỏ sự thương cảm.
"Trong ngày mà bài viết được đăng, tôi đã ôm em gái vì quá sung sướng, vì gia đình tôi đã có tiền để chữa bệnh và sống tiếp. Vì có hàng trăm bạn đọc điện thoại đến em gái tôi để xin số tài khoản ngân hàng. Đến buổi chiều, số tiền bạn đọc ủng hộ hơn 150 triệu đồng. Đây là con số quá lớn mà gia đình tôi được nhận", Vũ kể lại.
|
Nay anh Vũ đã đi lại được và phụ giúp được cho gia đình |
|
Đại diện báo VietNamNet đã trao 2 lần với hơn 700 triệu đồng cho gia đình anh Vũ |
Ba ngày sau đó, gia đình anh Vũ tiếp tục nhận thêm 300 triệu đồng.
"Từ 1 người nằm liệt giường, cử động còn khó khăn, mọi sinh hoạt phải phụ thuộc vào em gái. Đến nay sức khỏe dần ổn định, tôi đã đi lại được là nhờ sự giúp đỡ của nhà hảo tâm, bạn đọc báo VietNamNet. Bạn đọc báo đã cứu tôi thoát chết, giúp tôi được sống tiếp.
Thay mặt gia đình, tôi xin gửi lời cảm ơn đến báo VietNamNet và các nhà hảo tâm, mạnh thường quân đã giúp tôi và gia đình vượt qua lúc ngặt nghèo của cuộc đời", anh Vũ xúc động.
Lê Bằng
Nguy cơ mất mạng cả mẹ lẫn con của thai phụ mắc bệnh hiếm, không người thân
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đang nỗ lực hết sức để cứu thai phụ Phạm Thị Minh. Tuy nhiên chi phí cho đợt điều trị lên tới gần 300 triệu đồng khiến họ gặp nhiều trở ngại.
">