“(Tower Defense: Kingdom Wars) sau một thời gian dài phát triển và Open Beta test đã thu hút hàng trăm nghìn user trên toàn thế giới”, Zitga Studios viết trong bản thông cáo báo chí. “Đội ngũ Zitga Studios đã làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ,mục đích tối thiểu thời gian, tối thiểu chi phí sản xuất nhưng cũng không vì thế mà làm giảm chất lượng của game.”
GameSaocũng đã tải về Tower Defense: Kingdom Wars để tham gia trải nghiệm nhanh “sản phẩm mang tầm vóc quốc tế từ chính bàn tay của người Việt”, theo mô tả của Zitga Studios.
Người chơi dễ dàng nắm bắt được gameplay của Tower Defense: Kingdom Wars ngay trong màn chơi đầu tiên bởi NPH đã chủ ý xây dựng một tựa game thủ thành dạng cổ điển. Đó là lý do mà Tower Defense: Kingdom Wars có phong cách thiết kế và hoàn thiện tương tự như Kingdom Rushhay Realm Defense.
Trong hơn 20 map, người chơi buộc phải suy tính kỹ càng để lựa chọn xây dựng các trụ bảo vệ thích hợp trong những ô trống định sẵn, và không thể tùy ý biến tấu vị trí của chúng.
Sẽ có 04 tháp trụ chính – đã quá quen thuộc – có sẵn để người chơi tùy chọn nhằm phòng thủ từng đợt quái vật tràn vào. Đó là tháp trụ bắn đá với sức sát thương mạnh trên diện rộng nhưng lại chậm chạp và không thể tấn công quái vật biết bay, phù thủy tấn công mạnh mẽ nhưng ngắm bắn cũng rất chậm, lính tên xả đạn liên tục nhưng khá yếu đuối và tháp độc để làm chậm mục tiêu…
Tùy vào mỗi map, sẽ có số lượt Wave (Đàn – Lượt) quái vật khác nhau liên tục tràn vào không ngừng nghỉ. Dĩ nhiên, nhiệm vụ của người chơi trong Tower Defense: Kingdom Wars là phải làm sao xây dựng, nâng cấp những tháp trụ sao cho hợp lý nhất để không cho lượng Máu cạn kiệt dẫn tới thua cuộc.
Để hỗ trợ cho người chơi Tower Defense: Kingdom Warskhi phải đối đầu với hơn 20 đơn vị quái vật vừa có tốc độ, “trâu bò” và còn rất đông đảo, Zitga Studios còn tạo ra 32 đơn vị trụ phụ. Trụ phụ chỉ được tồn tại một đơn vị duy nhất trong mỗi map và chúng có nhiều khả năng đặc biệt khác nhau mà 04 tháp trụ chính không có.
Đơn cử như Phoenix Tower thiên về sự ổn định, sát thương trung bình nhưng khả năng xả đạn gần như liên tục không ngừng nghỉ. Hay như Chemical Sprayer, tháp trụ phụ có khả năng làm chậm hoặc đóng băng quái vật trên diện rộng tạo khoảng trống cho những đơn vị khác “nhồi” sát thương vào.
Tuy nhiên, Tower Defense: Kingdom Warschỉ mở khóa mặc định duy nhất Phoenix Tower và ba tháp trụ phụ còn lại bạn sẽ phải mất tiền để sở hữu chúng theo giá tăng dần từ 1.99 – 3.99 USD. Đó là còn chưa kể tới 02 item Lửa – Băng sẽ đóng góp lớn vào lối chơi của bạn nếu như có lỡ để quái vật lọt qua lưới phòng ngự…
Sau khi kết thúc mỗi màn chơi, dựa vào số lượng Máu của người chơi, hệ thống sẽ trao thưởng một số lượng Gem và điểm EXP. Trong khi điểm EXP, cũng có thể thu thập được trong quá trình mở khóa các Thành Tựu, để đạt được thứ hạng cao trên BXH Toàn cầu, thì Gem lại rất quan trọng.
Nó được dùng để nâng cấp các trụ bảo vệ giúp chúng gia tăng sát thương, tối đa thêm 50%. Ngoài ra, Gem còn là đơn vị thiết yếu giúp bạn mua item Lửa – Băng trong Tower Defense: Kingdom Wars, thứ cực kỳ tiêu tốn khi trò chơi bước vào những map đấu “khó nhằn”.
Nhìn chung, Tower Defense: Kingdom Warsđược Zitga Studios hoàn thiện tốt, phần hình ảnh theo phong cách hoạt hình phương Tây và âm thanh, nhạc nền phù hợp với thị yếu của người chơi. Tuy nhiên, việc liên tục hiển thị quảng cáo sau mỗi màn chơi hẳn sẽ gây ra sự ức chế không nhỏ. Để quảng cáo không còn xuất hiện, bạn phải bỏ ra 23.000 đồng để thanh toán cho Zitga Studios.
Hiện Tower Defense: Kingdom Warsđang được Google cho 4.3/5 điểm và nhận được 26 đánh giá tích cực 5 sao cho ứng dụng.
Ba Chấm
" alt=""/>Trải nghiệm nhanh Tower Defense: Kingdom WarsVà bạn có hay, ngay từ thế kỷ 17, người Nhật Bản đã nghĩ ra và áp dụng 1 cách chống kẻ xâm nhập 1 cách cực kỳ độc đáo và hiệu quả không?
Đó chính là sử dụng phương cách Nightingale (hay Uguisubari - có nghĩa là: Sàn nhà chim họa mi trong tiêng Nhật) để lắp đặt cho các sàn nhà ở phía hành lang nhà, cung điện đền thờ... hay phía ngoài phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ... như 1 hệ thống báo động vào ban đêm.
Chiếc sàn này trông cũng giống hệt như các sàn khác, tuy nhiên, nó sẽ "phát" ra tiếng hót như chim họa mi theo từng bước chân của người hoặc động vật bước đi trên đó.
Ví dụ nổi tiếng nhất của việc lắp sàn nhà Nightingale là lâu đài Nijo ở Kyoto, Nhật Bản. Được biết, lâu đài Nijo được xây dựng trong thời Edo, đây là trụ sở chính mà nhiều chỉ huy quân đội cấp cao của Nhật Bản "tề tựu" thời đó.
Nhiều người cho rằng, sàn Nightingale ở Nijo vẫn còn hoạt động ngày nay và được sử dụng như 1 phương cách bảo vệ vị quan khách ghé tới đây.
Theo truyền thuyết Nhật Bản, những sàn nhà dạng này được lắp đặt để tránh sự xâm nhập của các "Ninja" - những người vốn có biệt tài di chuyển cực nhẹ nhàng, không gây chút tiếng động nào.
Đi lại trên sàn nhà, bạn cảm giác như mình đang tạo ra bản nhạc hòa tấu từ tiếng hót chim họa mi
" alt=""/>Sàn nhà chống trộm 'biết hót' như chim họa mi độc đáo của người Nhật Bản