Trong giờ Ngữ văn sáng ngày 7/1, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Mia, Trường THCS Cát Linh (Đống Đa, Hà Nội) cho học sinh thảo luận về ý nghĩa của lời ca trong bài hát đang rất “hot” hiện nay: "Mang tiền về cho mẹ" của Rapper Đen Vâu. |
Rapper Đen Vâu |
Đây là những gì mà học sinh của cô Thùy Mia đã bày tỏ: "Con đồng ý với việc mang tiền về cho mẹ của Đen. Tiền là thứ rất quan trọng, nhiều người nói tiền không mua được hạnh phúc, nhưng con nghĩ khác, nếu không có tiền thì bố mẹ cũng không thể cho con nhiều hạnh phúc. Song song với đó là phải biết yêu thương cha mẹ, phải biết mang tình cảm về chứ không chỉ là những cục tiền vô cảm".
"Con không đồng ý với ý kiến mang tiền về cho mẹ của Đen. Vì theo con nên biến những đồng tiền đó trở thành những vật chất cần thiết cho bố mẹ có tình cảm, và nên dành thời gian tự làm một số việc giúp bố mẹ thoải mái chứ không phải đưa tiền, của cải vật chất cho mẹ là yêu mẹ".
"Con cũng đồng ý về nội dung bài hát của Đen Vâu nhưng con thấy là chúng ta không chỉ mang tiền về cho mẹ mà chúng ta nên mang cả những món quà, tình cảm yêu thương, sự biết ơn về cho mẹ. Nếu chỉ mang tiền về thì không thể hiện được hết tình yêu thương mà mình dành cho mẹ, chúng ta nên biến nó thành những món quà ý nghĩa, dùng tiền để có thể cùng mẹ đi đến những nơi mà mẹ mong muốn, dành nhiều thời gian để chăm sóc và yêu thương mẹ".
|
Học trò của cô giáo Nguyễn Thị Thùy Mia bày tỏ quan điểm về bài hát Đem tiền về cho mẹ |
"Học sinh như ở trên là mới lớp 6 thôi, nhưng ý kiến cũng đã rất mạch lạc và có chủ kiến. Cô giáo tôn trọng suy nghĩ của các con" - cô Mia chia sẻ.
Nhận xét về ca từ của bài hát, cô Mia cho rằng vì đây là một bài rap nên ca từ giản dị, đời thường, thậm chí có đôi chỗ thô mộc, nhưng không phản cảm.
"Bài hát được sự yêu mến của giới trẻ, chứng tỏ nó lôi cuốn về giai điệu, đồng cảm về ca từ.
Còn về quan điểm sống, mỗi người trẻ có quan điểm sống của riêng mình, việc "mang tiền về cho mẹ", "không mang ưu phiền về cho mẹ"là một quan điểm tích cực của một số bạn trẻ, là thước đo hạnh phúc của cá nhân một số bạn đó, quan điểm này không vi phạm đạo đức, là ổn. Vì kiếm được tiền để mang về cho mẹ, tức là con cái chứng tỏ được năng lực làm việc, giá trị của mình trong xã hội, tức là sự trưởng thành của bản thân.
Tuy nhiên, cần xác định nguồn gốc của "tiền mang về cho mẹ" phải chính đáng và song song với "mang tiền" phải là mang theo sự quan tâm, chăm sóc, kính trọng chứ không phải chỉ những đồng tiền lạnh lùng. Bố mẹ nhận tiền từ con, không có nghĩa là bố mẹ luôn cần tiền, mà cần chứng kiến sự vừng vàng của con về kinh tế, sự hiếu thảo của con với bậc sinh thành, sự tinh tế trong đối nhân xử thế".
Theo cô Mia, những bài hát kiểu này khi làm chất liệu để dạy và vào đề kiểm tra thì với học sinh từ lớp 8, lớp 9 trở lên là ổn, vì các em đã có thể nêu ý kiến của mình.
Chia sẻ thêm, cô Mia cho biết con trai mình cũng đang học lớp 6 và cũng hay nghe nhạc của ca sĩ này. "Con hay mở cho bố mẹ nghe cùng mấy hit của Đen như Đi về nhà, Trốn tìm, Mang tiền về cho mẹ. Không rõ các bài khác thế nào, còn mấy bài trên mình thấy con vui vẻ khi nghe. Và mình nghĩ ca từ không trau chuốt, không bóng bẩy kiểu của rap khiến con dễ hiểu, không ảnh hưởng tiêu cực gì đến con".
|
Đề kiểm tra thử của thầy giáo Hà Văn Vụ |
Thầy Hà Văn Vụ, giáo viên Trường THCS-THPT Trần Cao Vân, là người vừa đưa ca từ bài hát Mang tiền về cho mẹ vào đề kiểm tra thử học kỳ I cho học sinh lớp 12 của trường.
Cụ thể, trong câu 1 của phần Làm văn, học sinh được yêu cầu “viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình về câu hát:"Mang tiền về cho mẹ/Đừng mang ưu phiền về cho mẹ”.
Nói về chủ ý khi ra đề, thầy Vụ cho biết yêu cầu của câu hỏi thoát ra khỏi khuôn mẫu thường ra theo hướng đồng ý với quan điểm của người ra đề.
"Với câu hỏi này, học sinh có thể thoải mái đưa ra quan điểm đồng ý hay không với việc “mang tiền cho mẹ”… Từ đó, học sinh có thể trình bày những lý giải, phân tích của mình và qua đó giáo dục các em về tình mẫu tử thiêng liêng”.
Theo thầy Vụ, đề kiểm tra này vẫn là cấu trúc truyền thống với phần Đọc hiểu, Nghị luận xã hội, Nghị luận văn học nhưng thầy sử dụng những câu hỏi mở để kiểm tra kỹ năng làm bài môn Ngữ văn. Hơn thế nữa, thông qua đề kiểm tra, thầy Vụ muốn tạo cơ hội để học sinh bày tỏ quan điểm, nguyện vọng, chính kiến của mình trước vấn đề mà xã hội đang quan tâm.
"Nếu đề kiểm tra mang nội dung hàn lâm thì sẽ khiến học trò chán nản, nhất là sau khi các em trải qua một khoảng thời gian dài học trực tuyến ở nhà, nên cần phải đổi mới. Do đó, tôi muốn làm sao để học trò nhìn thấy đề kiểm tra là thấy cuốn hút, muốn làm, muốn thể hiện năng lực và suy nghĩ. Tôi không phải là fan của Đen Vâu. Tuy nhiên, trong xu hướng hiện nay, rap Việt đang thu hút giới trẻ, nhất là học sinh, do đó tôi đã nghe bài Mang tiền về cho mẹ đang thịnh hành trong những ngày gần đây và chọn phần nội dung phù hợp nhất làm ngữ liệu xuyên suốt cho đề bài kiểm tra" - thầy Vụ nói.
Thời gian là thử thách tốt nhất
Là một giáo viên cũng từng đưa lời ca trong bài hát của Đen Vâu vào đề kiểm tra cho học sinh, thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM) nhận xét những ca từ, bài hát, giai điệu trong nhiều bài hát của rapper này "rất nhiều ý nghĩa và mình thấy sâu sắc".
"Cá nhân tôi cũng là người không còn quá trẻ đi đi theo trend, nhưng tôi đã từng lựa chọn ca từ trong bài hát của Đen Vâu mà tôi thấy hay, ý nghĩa, sâu sắc để đưa vào đề kiểm tra cho học sinh. Học sinh của tôi cũng rất thích khi nhận đề kiểm tra về Đen Vâu, tôi thấy các em làm bài rất hứng thú”.
|
Một đề thi có sử dụng ca từ trong bài hát của Đen Vâu do thầy giáo Đỗ Đức Anh ra |
Theo thầy Đức Anh, quan điểm nghệ thuật của mỗi người là khác nhau và không thể/ không nên áp đặt.
“Đã từng có rất nhiều bài hát gây tranh cãi, mà tiêu biểu là Happy new year của ABBA. Lời bài hát buồn nẫu ruột ra đấy, nhưng mọi người vẫn cứ nghe mỗi dịp Tết đến.
Và theo tôi, không phải ngẫu nhiên giới trẻ thích Đen Vâu. Lời bài hát của bạn này thường giàu hình ảnh, có ý nghĩa và có độ sâu lắng nhất định. Có sự lắng đọng chứ không phải chỉ là sự rổn rảng của rap không đâu”.
Riêng đối với bài hát "Mang tiền về cho mẹ", thầy Đức Anh nhận xét có khá nhiều ý kiến tranh cãi như cho rằng bài hát cổ súy cho lối vòi vĩnh thực dụng của người lớn hay tạo áp lực giới trẻ phải kiếm nhiều tiền để báo hiếu.
“Nhưng Đen không hề kêu gọi cũng như áp đặt quan điểm lên bất kỳ ai, mà anh ấy chỉ ấp ủ và kể câu chuyện báo hiếu của bản thân. Mỗi người có cách báo hiếu khác nhau tùy điều kiện và sở thích của ba mẹ họ. Đen Vâu cũng có kêu gọi điều gì đâu, ca khúc này cũng không phải để tuyên truyền giáo dục lối sống mà bạn ấy đã hoàn thiện bài hát bằng cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, và không áp đặt”.
“Năm ngoái, có đề thi tôi ra với ngữ liệu là lời bái hát "Đi về nhà" của nghệ sĩ này cũng gây tranh cãi. Nhưng theo tôi, sau tất cả, tranh cãi nào rồi cũng lắng xuống. Thời gian là thử thách tốt nhất, cái gì giá trị sẽ còn mãi với thời gian".
Nói thêm về những đề thi mở với ngữ liệu nằm ngoài chương trình, SGK, thầy Đức Anh cho biết mình không muốn định hướng hay gửi gắm cái gì cho bất kỳ ai.
“Tôi muốn chọn đề đọc hiểu cho học sinh làm chỉ muốn đơn giản học sinh cảm nhận mọi thứ bằng cái nhìn tích cực, nhìn vào đó để thấy hững điều giản dị, chứ không áp đặt lên làm cái này là các em phải thương yêu cha mẹ, gia đình… Cảm xúc là cái tự nhiên, các bạn học sinh sẽ nghe và có sự thẩm thấu, cảm nhận riêng”.
Phương Mai
4 cô gái của loạt blog văn học đình đám 'hút hồn' Gen Z
Cùng là những người có niềm yêu thích đặc biệt với văn chương, các bạn trẻ này đã lập nên những cộng đồng học văn với mục tiêu có thể chia sẻ kiến thức bổ ích và lan tỏa niềm đam mê văn học tới nhiều bạn học sinh.
" alt="Giáo viên Ngữ văn nghĩ thế nào về 'Mang tiền về cho mẹ' của Đen Vâu"/>
Giáo viên Ngữ văn nghĩ thế nào về 'Mang tiền về cho mẹ' của Đen Vâu
HAMK là trường đại học khoa học ứng dụng lớn thứ 8 ở Phần Lan và là cơ sở giáo dục đại học duy nhất ở Hame - miền Nam Phần Lan. Trường có 7 khuôn viên khác nhau, nằm không quá xa 2 thành phố sầm uất nhất của Phần Lan là: thủ đô Helsinki và TP. Tampere. HAMK cũng là một trong số những trường ở Phần Lan có tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp và sinh viên khởi nghiệp cao nhất.Trường tập trung vào những mục tiêu như: giảng dạy hiệu quả và tận dụng tối đa cơ hội phát triển cho học viên; hỗ trợ sinh viên trở thành doanh nhân, chủ động và phát triển bản thân; các hoạt động giao lưu quốc tế trong và ngoài Phần Lan; kết hợp giảng dạy và nghiên cứu; liên kết với các công ty và tổ chức.
Nhờ đó, sinh viên HAMK có nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân, trở thành công dân toàn cầu, đủ năng lực làm việc ở bất cứ đâu. Đặc biệt, trong quá trình học tập tại trường, mỗi sinh viên sẽ phải hoàn thành 1 dự án quốc tế của riêng mình.
Sinh viên theo học tại HAMK sẽ nhận những quyền lợi như: được hưởng các ưu đãi khi sử dụng thẻ sinh viên như: giảm giá các bữa ăn tại nhà ăn sinh viên, hưởng hỗ trợ tài chính trong các tháng hè, tham gia các chương trình học thuật trao đổi sinh viên và chương trình song bằng; có thẻ thành viên của Hội sinh viên trường (HAMKO), được hưởng các dịch vụ hỗ trợ như: hướng dẫn học nhóm, kèm riêng, tham gia các sự kiện do Hội sinh viên tổ chức, được tư vấn hướng nghiệp và việc làm…; có thể đăng ký sử dụng các dịch vụ tư vấn tâm lý và sức khỏe tâm thần, y tế…; được làm thêm 25 giờ/ tuần; được thuê nhà với mức giá ưu đãi dành cho sinh viên.
Leevi - sinh viên ngành International Business (Kinh doanh quốc tế) chia sẻ: “Học tập tại HAMK là một trải nghiệm thật tuyệt vời, đặc biệt trong chương trình Kinh doanh quốc tế. Môi trường học tập cởi mở ở đây đã giúp tôi làm quen thêm nhiều bạn mới từ khắp nơi trên thế giới”.
Trong khi đó, Terhi - sinh viên trao đổi ngành International Business (Kinh doanh quốc tế) không khỏi ấn tượng về cơ hội phát triển tại trường: “HAMK mang lại những cơ hội trao đổi học tập tuyệt hảo. Bạn có thể đi bất kỳ đâu mà vẫn được hỗ trợ, giúp đỡ trong toàn bộ quá trình học”.
Học kỳ mùa xuân 2022, trường Đại học Khoa học Ứng dụng Hame tuyển sinh 8 ngành cử nhân bằng tiếng Anh dành cho sinh viên quốc tế gồm: Information and Communication Technology, Bioeconomy; Electrical and Automation Engineering; Mechanical Engineering and Production Technology; Constructions Engineering; Smart Organic Farming; Smart and Sustainable Design; Computer Applications; International Business (Kinh doanh quốc tế).
Đại diện HAMK cho biết, học phí dành cho các chương trình bậc cử nhân bằng tiếng Anh là 9700 euro/ năm. Trường có 2 mức học bổng dành cho sinh viên dựa trên kết quả bài kiểm tra tiếng Phần Lan và khi đạt đủ 60 tín chỉ/năm là: học bổng 3200 euro khi đạt được trình độ A2 (áp dụng từ năm thứ nhất) và học bổng 6500 euro khi đạt được trình độ B1(áp dụng từ năm thứ hai).
Hiện có nhiều hình thức để ứng tuyển vào HAMK như: xét điểm học bạ, thi đầu vào, điểm SAT. Thời gian ứng tuyển từ ngày 1/2/2022 - 10/5/2022.
Liên hệ Trawise để tìm hiểu thông tin du học chi tiết tại trường Đại học Khoa học Ứng dụng Hame (HAMK), Phần Lan. Văn phòng Trawise: - Hà Nội: Phòng A503, Tầng 5, HEAC Building, 14 - 16 Hàm Long, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm. SĐT: 0969 809 603 - Hải Phòng: Số 82 đường Điện Biên Phủ, phường Minh khai, quận Hồng Bàng. SĐT: 0964 753 225 - TP.HCM: Toà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3. SĐT: 0866 827 189 Trawise được thành lập bởi một nhóm các chuyên gia giàu kinh nghiệm về giáo dục Phần Lan và Việt Nam, mong muốn thúc đẩy các hoạt động trao đổi giáo dục giữa hai nước và kiến tạo một “hệ sinh thái du học” hoàn chỉnh, đáng tin cậy, kết nối học sinh - nhà trường - doanh nghiệp. |
Minh Hòa
" alt="Đại học Khoa học Ứng dụng Hame ở Phần Lan có gì đặc biệt?"/>
Đại học Khoa học Ứng dụng Hame ở Phần Lan có gì đặc biệt?