Ông trùm Twitter lại bị hack tài khoản Twitter khiến nhiều người bàng hoàng.
Theo Verge, hacker có tên "Đội quân Chuckle" đã tấn công tài khoản của CEO Twitter. Nhóm này trước đó đã tấn công hàng loạt tài khoản của các YouTuber nổi tiếng tại Mỹ như King Bach, James Charles và Shane Dawson... bằng cách lợi dụng lỗ hổng từ dịch vụ của nhà mạng liên kết với Twitter.
Trong trường hợp của Jack Dorsey, nguyên nhân có thể đến từ việc tài khoản của ông này đã sử dụng một dịch vụ có tên Cloudhopper, cho phép đăng tweet bằng cách nhắn tin qua SMS. Dịch vụ này vốn được Twitter mua lại từ năm 2010, nhằm cải thiện tính năng cho nền tảng của mình. Cloudhopper đã không còn được sử dụng từ lâu, nhưng CEO Jack Dorsey vẫn dùng nó, ít nhất là trong một bài tweet hồi tháng 2 năm nay. Twitter sau đó cũng cáo buộc các lỗ hổng từ nhà mạng chính là nguyên nhân của việc lần này.
" alt=""/>Twitter hủy tính năng tweet qua SMS sau khi CEO bị hack tài khoảnTheo Thenextweb, thẻ TOUGH mới của Sony sử dụng quy trình đúc một mảnh, loại bỏ công tắc chống ghi. Với nhiều người, điều này sẽ không mấy vừa lòng, nhưng Sony làm vậy vì đây là một bộ phận phức tạp lại hay hỏng. Đối với các chuyên gia yêu cầu về độ tin cậy cực cao thì việc loại bỏ công tắc này hoàn toàn là điều dễ hiểu.
Với thiết kế một mảnh, chiếc thẻ mới của Sony gần như có thể chống lại hiện tượng uốn cong, chống nước với chuẩn IPX8 và chống bụi với chuẩn IP6X.
![]() |
Thẻ SD đạt chuẩn chống nước và bụi |
Về hiệu suất, thẻ TOUGH mới có tốc độ ghi 299MB/s, điều kiện lý tưởng cho những ai chụp ở chế độ chụp có độ phân giải cao. Nó cũng hỗ trợ các đặc điểm kỹ thuật V90, đó là thuận tiện cho bất cứ ai ghi video độ nét cao.
![]() |
Dòng thẻ SF-G TOUGH được nhắm vào nhu cầu của các chuyên gia nhiếp ảnh kỹ thuật số |
Điều bạn có thể không mong muốn là thẻ SD mới nhất của Sony không hề rẻ. Phiên bản SF-G32T/T1 dung lượng 32GB có giá bán 72,99 USD. Các phiên bản 64GB và 128GB có giá lần lượt là 131,99 và 275,99 USD.
Các thẻ SD mới này của Sony sẽ được bán ra vào tháng 10 tới.
H.N.
Hãng điện tử Hàn Quốc vừa giới thiệu mẫu ổ cứng di động Samsung Portable SSD X5 mới hỗ trợ kết nối Thunderbolt 3 cho tốc độ sao chép dữ liệu ở mức siêu tốc.
" alt=""/>IFA 2018: Sony ra mắt thẻ SD nhanh và bền nhất thế giớiNghị định 73 của Chính phủ quy định quản lý các hoạt động ứng dụng CNTT gồm: dự án ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước; các hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước (Ảnh minh họa: Công ty DTT)
Là Nghị định thay thế cho thay thế cho Nghị định 102 ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và Quyết định 80 ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước, Nghị định 73 mới được Chính phủ ban hành có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vướng mắc cho hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT, thuê dịch vụ CNTT; đảm bảo phù hợp và đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan; đồng thời bãi bỏ, đơn giản hóa quy trình, thủ tục đầu tư ứng dụng CNTT, thuê dịch vụ CNTT, từ đó thúc đẩy hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử.
Trong thông tin đăng tải hôm nay, ngày 6/9/2019, Cổng thông tin điện tử Chính phủ cũng cho biết, Nghị định 73 quy định quản lý các hoạt động ứng dụng CNTT gồm: dự án ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước; các hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Cụ thể, theo quy định Nghị định 73, đối với dự án đầu tư ứng dụng CNTT tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định về quản lý chi phí, quản lý chất lượng tại Mục 2 Chương II của Nghị định này.
Đối với dự án thuê dịch vụ CNTT sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước (dự án thuê), trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định về quản lý chi phí, quản lý chất lượng tại Mục 3 Chương II của Nghị định này.
Trường hợp dự án có sản phẩm, dịch vụ CNTT chưa sẵn có trên thị trường, nếu cần thiết, chủ đầu tư xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền để lựa chọn các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, đề xuất giải pháp, phương án kỹ thuật, công nghệ; xây dựng, thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Các tổ chức, cá nhân nói trên chịu mọi chi phí phát sinh (nếu có). Sau khi thử nghiệm thành công, xác định được giải pháp kỹ thuật, công nghệ, chi phí, chủ đầu tư tiến hành các thủ tục đầu tư theo quy định.
" alt=""/>Quy định mới về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn ngân sách nhà nước