Nghiên cứu của Cybersecurity Ventures cho thấy, trên phạm vi toàn cầu, tính đến năm 2025, tội phạm mạng được dự đoán sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới khoảng 10,5 nghìn tỷ USD. Lừa đảo trực tuyến, mã độc tống tiền, phần mềm độc hại, vi phạm dữ liệu và tấn công phi kỹ thuật là một số loại tội phạm phổ biến trong các mối đe dọa an ninh mạng đang gia tăng với tốc độ đáng báo động. Ngoài tổn thất tài chính, các mối đe dọa bảo mật còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh và sự phát triển doanh nghiệp.
PwC mới đây đã khảo sát 3.522 lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo về công nghệ và bảo mật trên nhiều quốc gia. Kết quả khảo sát cho thấy 2/3 số lãnh đạo coi tội phạm mạng là mối đe dọa đáng kể nhất trong năm tới, và 38% cho rằng sẽ có nhiều cuộc tấn công nghiêm trọng hơn qua đám mây vào năm 2023. Khảo sát cũng chỉ ra rằng, tội phạm mạng ngày càng sử dụng nhiều công cụ sẵn có cũng như có thể dàn dựng nhiều cuộc tấn công khác nhau.
Chú trọng xây dựng hệ thống phòng thủ mạng vững chắc
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng, điều quan trọng với các doanh nghiệp, cả với doanh nghiệp quy mô lớn cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là đảm bảo rằng họ đã thực hiện các bước phòng vệ và đầu tư phù hợp vào các biện pháp bảo mật để có thể trực tiếp đối phó với các mối đe dọa mạng.
Bàn về vấn đề đầu tư cho an ninh mạng của các doanh nghiệp, ông Pierre Samson, Giám đốc Doanh thu của hãng bảo mật Hackuity nhấn mạnh, trước những cuộc tấn công tinh vi, lãnh đạo doanh nghiệp hơn bao giờ hết không thể ngó lơ những mối đe dọa về an ninh mạng.
Vì thế, Hackuity dự báo ngân sách của các doanh nghiệp cho an toàn, an ninh mạng sẽ duy trì ổn định bất chấp những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại. Mặt khác, nhận thức về mức độ nghiêm trọng của tội phạm mạng trong kinh doanh đã được cải thiện đáng kể cũng góp phần đảm bảo duy trì nguồn đầu tư ổn định vào bảo vệ an toàn các hệ thống.
Tuy nhiên, theo ông Pierre Samson, tình trạng thiếu đầu tư vào an ninh mạng trong nhiều năm sẽ không thể được cải thiện chỉ trong một thời gian ngắn. Quá trình này đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và nguồn lực trong nhiều năm.
Đưa ra lời khuyên với các doanh nghiệp, chuyên gia Hackuity khuyến nghị: “Hãy bắt đầu với những điều cơ bản. Tìm hiểu những rủi ro nghiêm trọng cụ thể có thể xảy ra với doanh nghiệp và tài sản kỹ thuật của bạn. Bạn không thể bảo vệ những gì bạn không biết!”.
Cần có trách nhiệm giải trình rõ ràng và xác định các bên liên quan chịu trách nhiệm về an ninh mạng của tổ chức, ở tất cả các cấp bao gồm cả Hội đồng quản trị. An ninh mạng là trách nhiệm của cả tập thể doanh nghiệp, mà nhân viên có thể là tuyến phòng thủ đầu tiên, cũng có thể là mắt xích yếu nhất. Điều này phụ thuộc nhiều vào sự đầu tư của doanh nghiệp cho các chương trình đào tạo.
Cùng với đó, đảm bảo an ninh mạng là quá trình luôn vận động không ngừng, vì vậy hãy thực hiện từng bước một. Áp dụng quy tắc “80 - 20”: Bắt đầu với 20% hành động để bù đắp 80% rủi ro. Đảm bảo nhanh chóng hoàn thiện các bước bảo vệ cơ bản, sau đó chuyển sang các bước tiếp theo.
Nhấn mạnh việc cần tăng cường hệ thống, vị Giám đốc Doanh thu của Hackuity đề xuất, doanh nghiệp hãy bắt đầu bằng cách chuẩn bị sẵn sàng các công cụ và phương pháp phát hiện để bảo vệ mạng và các thiết bị đầu cuối. Với các doanh nghiệp nhỏ không có băng thông và kinh phí để đầu tư vào công nghệ, có thể cân nhắc hợp tác với các đối tác dịch vụ có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ bảo mật. Họ sẽ cung cấp các công nghệ cần thiết được tích hợp vào dịch vụ của doanh nghiệp.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 7955 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng Dự án tại số 8B Lê Trực.
Công văn nêu rõ, về báo cáo của UBND TP tại công văn số 169 (ngày 30/9/2015), Thủ tướng chính phủ có ý kiến như sau: yêu cầu Bộ Xây dựng có ý kiến chính thức bằng văn bản về báo cáo của UBND TP Hà Nội về toà nhà 8B Lê Trực, khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
![]() |
Dự án cao ốc tại 8B Lê Trực |
Liên quan đến tòa nhà 8B Lê Trực, trước đó, ngày 25-9, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm tra việc xây dựng nhà cao tầng ở 8B phố Lê Trực, quận Ba Đình (Hà Nội), báo cáo Thủ tướng gấp trong tháng 9. Ngày 30-9, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng thay mặt lãnh đạo thành phố ký báo cáo về quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng Dự án tại 8B phố Lê Trực (quận Ba Đình, TP Hà Nội) gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo đó, quá trình giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư đã được thực hiện theo đúng quy trình và quy hoạch kiến trúc của Dự án đã chấp thuận phù hợp định hướng Quy hoạch chung Thủ đô, việc nghiên cứu xét tới yêu cầu cảnh quan đô thị khu vực…
Các sai phạm nghiêm trọng đều do chủ đầu tư khi đã tự ý điều chỉnh tăng chiều cao các tầng, xây lên chiều cao thực tế khoảng 69 m, vượt khoảng 16 m, tương đương với 5 tầng.
UBND TP Hà Nội thừa nhận, trong quá trình xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng; Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình, UBND phường Điện Biên nhiều lần kiểm tra, xử lý các vi phạm được thể hiện qua 27 văn bản của các cơ quan, tuy nhiên việc kiểm tra không thường xuyên và kịp thời, xử lý những sai phạm không kiên quyết và triệt để, nên dẫn đến xảy ra sai phạm nghiêm trọng như hiện nay.
Về hướng xử lý vi phạm cố ý xây dựng sai giấy phép của chủ đầu tư, UBND TP cho biết sẽ kiên quyết xử lý sai phạm theo đúng quy định của pháp luật, nhất là xử lý về chiều cao công trình, khoảng lùi, khoảng giật và hình thái không gian kiến trúc công trình, theo đúng thiết kế và giấy phép xây dựng đã được cấp.
"Thành phố cũng sẽ xem xét xử lý trách nhiệm các tổ chức và cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm trong trật tự xây dựng", theo báo cáo của Hà Nội.
Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê số 8B Lê Trực (Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội) do Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Kinh Đô (KinhDo TCi Group) làm chủ đầu tư. Dự án cao 18 tầng nổi và 4 tầng hầm. Đây là tòa nhà được cho là có độ cao “bất thường” ngay trong khu vực Ba Đình, là nơi mà chiều cao công trình được quy định và kiểm soát hết sức nghiêm ngặt. Khoảng cách tính theo đường chim bay từ nóc tòa nhà này tới khuôn viên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ khoảng 400m. Tổng chiều cao tòa nhà chừng 60m trong khi Lăng chỉ cao 21,6m. |
Hồng Khanh
Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng có ý kiến về toà nhà 8B Lê Trực" alt=""/>Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng báo cáo vụ 8B Lê Trực