NSƯT Út Bạch Lan trút hơi thở cuối cùng vào tối khuya ngày 4/11 sau thời gian dài chống chọi với nhiều căn bệnh, bà hưởng thọ 81 tuổi. Sau 3 ngày quàn, sáng sớm 8/11, lễ động quan đưa bà về nơi an nghỉ cuối cùng được diễn ra tại chùa Ấn Quang (quận 10, TP.HCM). Trước đó, sư thầy, người thân và nhiều bạn bè đồng nghiệp cùng tập trung bên cạnh linh cữu của "sầu nữ" Úđể cầu nguyện, mong bà ra đi thanh thản nơi chín suối. 40 năm qua, nghệ sĩ ăn chay trường, tâm niệm theo đạo lý Phật pháp, hướng về cái thiện và dành nhiều thời gian, tâm huyết để làm các công tác từ thiện. Vài thàng trước khi qua đời, bà còn kịp tập một vở kịch cùng bậc hậu bối để gây quỹ học bổng Bắc Sơn. Tuy nhiên do sức khỏe yếu dần nên bà không thể ra sân khấu diễn chính thức. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, bà dặn con cháu tiếp tục làm các công tác thiện nguyện. Những ngày qua, NSƯT Phương Hồng Thủy chịu tang cho nghệ sĩ Út Bạch Lan. Dù không phải con ruột nhưng chị được bà nuôi nấng từ bé nên xem bà như đấng sinh thành. Dù sinh lão bệnh tử là lẽ thường tình, những ngày qua Phương Hồng Thủy nén đau thương để lo lễ tang cho mẹ nhưng đến giờ phút cuối, chị bắt đầu bật khóc. Nhiều đồng nghiệp, nghệ sĩ lớp hậu bối đến để thắp cho Út Bạch Lan nén nhang cuối cùng. NSND Ngọc Giàu dù tuổi cao sức yếu vẫn nhờ con cháu đưa đến nhà tang lễ từ sớm. Vừa đến nơi, bà chạy vội vào trong vì sợ trễ giờ, không kịp nhìn người đồng nghiệp mà mình thương yêu. NSND Kim Cương, nghệ sĩ Vũ Linh an ủi Phương Hồng Thủy. Trong khi đó, Thoại Mỹ những ngày qua túc trực ở tang lễ để phụ giúp gia đình. Đến ngày cuối, chị trở nên phờ phạc vì nhiều đêm ít ngủ. Trong những ngày viếng trước đó, "kỳ nữ" Kim Cương đã đến để thắp nhang cho "sầu nữ" Út Bạch Lan. Dù vậy, sáng nay bà vẫn đến từ sớm để nói lời vĩnh biệt đến người nghệ sĩ lão làng mà mình yêu mến. Họ là hai nghệ sĩ cùng thời nên có chung nhiều kỷ niệm. Vũ Linh là thế hệ nối tiếp của "sầu nữ" Út Bạch Lan, từng may mắn có nhiều lần tham gia cùng bà trong các vở cải lương được người hâm mộ yêu mến. Nghệ sĩ Lê Tứ được làm việc với NSƯT Út Bạch Lan cách đây hơn mười năm. Không chỉ học hỏi về cách diễn, anh còn ngưỡng mộ cố nghệ sĩ ở nhân cách sống. Hay tin bà ra đi, anh đã không nén được nỗi buồn. Hữu Quốc đến nay vẫn còn mang trong lòng sự hối hận vì đã không kịp đến thăm má Út trong những ngày cuối đời. Anh chia sẻ chính sự động viên của má là động lực giúp anh theo bộ môn nghệ thuật dân tộc này. Sự ra đi của má Út được xem như sự giải thoát cho chính bà sau thời gian chống chọi nhiều bệnh tật, nhưng lại là mất mát quá lớn cho nền cải lương miền Nam. Các tăng ni phật tử đứng trước nhà tang lễ để cùng cầu nguyện cho linh hồn của Út Bạch Lan sớm siêu thoát. Những giọt nước mắt nghẹn ngào của người thân trước lễ động quan. Suốt cuộc đời, sầu nữ Út Bạch Lan không có con ruột mà chỉ có con nuôi. Những ngày qua, các con và cháu nuôi túc trực bên linh cữu bà để lo lắng cho hậu sự. Nhiều tăng ni phật tử, người dân mến mộ tài năng của cố nghệ sĩ tập trung trước chùa để tiễn đưa cây đại thụ của cải lương miền Nam đi về miền cực lạc. |
Theo Zing
" alt=""/>NSND Kim Cương, Vũ Linh khóc lúc đưa tiễn sầu nữ Út Bạch LanPhim tương tác và sitcom (phim tình huống) từng là một hướng đi của VTV trong cuộc chiến giành lại khán giả trước cơn bão của phim Trung Quốc, phim chưởng Hong Kong và sau đó là phim Hàn Quốc.
Nhật ký Vàng Anh từng được nhiều khán giả yêu thích trước khi scandal của Hoàng Thùy Linh xảy ra. |
Nhật ký Vàng Anh là một trong những tiếng vang đầu tiên. Đây là một trong những dự án phim sitcom với tính tương tác cao đầu tiên được đưa vào sản xuất. Kịch bản được Việt hoá từ chương trình Nhật ký Sofia (Diário de Sofia) của Bồ Đào Nha.
Phim xoay quanh cuộc sống thường ngày của các cô cậu học trò mà nhân vật chính là Vàng Anh. Ở độ tuổi mới lớn, Vàng Anh cũng như bạn bè cùng trang lứa bắt đầu làm quen với những mối quan hệ trong xã hội và dĩ nhiên họ cũng gặp phải những băn khoăn, thắc mắc, khó xử. Sự gần gũi và tính tương tác của phim sau mỗi tập phát sóng đã nhận được tình cảm của khán giả.
Tuy nhiên, sau scandal của nữ chính Hoàng Thùy Linh, đóng Vàng Anh trong phần 2, ngày 14/10/2017, VTV tuyên bố ngừng phát sóng loạt phim Nhật ký Vàng Anh, mặc dù đã ghi hình để phát trong 7 tuần tiếp theo. Sau khi phim dừng lại, VTV không thể có tác phẩm cùng thể loại và tạo được sức hút tương tự.
Ngay sau đó, VTV chuyển hướng sang phim sitcom, dạng phim truyền hình hài tình huống. Thời lượng của phim tương đương Nhật ký Vàng Anh, nhưng không có tính tương tác. Phim phát vào giờ vàng buổi tối trên sóng truyền hình quốc gia.
Mở màn cho sitcom là Những người độc thân vui vẻ. Chuyển từ phim sitcom ăn khách Chung cư vui vẻ của Trung Quốc, Những người độc thân vui vẻ dự kiến kéo dài 2 năm với 500 tập.
Tuy nhiên, khi được 1/3 chặng đường, Những người độc thân vui vẻ đã phải dừng lại. Phim nhận nhiều phản hồi chê bai từ khán giả. Chính các diễn viên của phim cũng nhận xét kịch bản dở, thiếu tính thực tế. Ngoài ra, phim cũng thất bại trong khâu Việt hóa.
Những người độc thân vui vẻ dừng lại vì không được khán giả đón nhận. |
Tất nhiên, sitcom trên sóng truyền hình cũng có phim được chú ý như Cô gái xấu xí. Phim được cho là thành công về doanh thu quảng cáo. Dù cũng mua từ kịch bản nước ngoài, khâu Việt hóa của phim được đánh giá là thành công.
Nhưng Cô gái xấu xí là một thành công hiếm hoi. Sitcom trên sóng VTV sau đó trượt dài vì bị chê “dài, dai, dở”, và đã không thể trở thành một cú lột xác của thương hiệu phim Việt.
Thất bại của phim xã hội hóa và “bình hoa di động”
Sau thời gian phim nước ngoài chiếm sóng, sitcom cũng không thể thành công, phim truyền hình tiếp tục loay hoay tìm hướng đi mới.
Giữa bối cảnh đó, một trong những dấu mốc của phim Việt trên sóng VTV là quy định mới của Luật Điện ảnh sửa đổi tháng 7/2010. Theo đó, tỷ lệ thời lượng phát sóng phim truyện Việt Nam của mỗi đài truyền hình phải đạt ít nhất 30% so với tổng số thời lượng phát sóng phim. Thời gian chiếu phim là vào khung giờ vàng, tức khoảng 2 tiếng, từ 20-22h trong ngày.
Do vậy, để chủ động nguồn phim, ngoài việc tự sản xuất, các đài truyền hình trong đó VTV đã mở cửa xã hội hóa. Các đơn vị phim tư nhân, các công ty truyền thông đã tích cực tham gia vào việc sản xuất phim để đáp ứng chủ trương này.
"Trăm hoa đua nở", "nhà nhà làm phim", thế nhưng, số lượng lại không đi kèm với chất lượng. Những phim nhận được khen ngợi của công chúng chỉ đếm trên đầu ngón tay như Bỗng dưng muốn khóc, Ma làng...
Bỗng dưng muốn khóc là phim xã hội hóa hiếm hoi thành công trên sóng VTV. |
Cũng trong giai đoạn bùng nổ phim truyền hình với chủ trương xã hội hóa, dàn người mẫu - ca sĩ đã "đổ bộ" ào ạt vào màn ảnh. Một số nhà sản xuất nghĩ rằng việc mời những người nổi tiếng như ca sĩ, MC, người mẫu vào các dự án của mình sẽ lôi kéo người xem, tăng rating, bán được quảng cáo. Nhưng không ngờ lại nhận "quả đắng".
Những gương mặt hời hợt, nhạt nhẽo, vừa yếu về diễn xuất, vừa tệ về đài từ, chẳng những không làm phim truyền hình khởi sắc, thậm chí còn khiến nó rẻ rúng, dễ dãi hơn bao giờ hết.
Nhận thấy tác hại của những bộ phim "mì ăn liền", vừa khiến khán giả quay lưng, vừa lãng phí giờ vàng và không mang lại lợi nhuận, VTV đã quyết định bẻ lái bằng việc đầu tư cho phim truyền hình, từ kịch bản, diễn viên đến thu tiếng đồng bộ và đổi mới công nghệ.
Và chuỗi dự án thành công thời gian qua chính là thành quả của "cú bẻ lái" đó, sau nhiều năm nỗ lực đầu tư và chuẩn bị.
Theo news.zing.vn
Đăng ảnh sexy giữa đêm khuya, fan đặt nghi vấn Quốc Trường đã sửa mũi khiến nam diễn viên phải ngay lập tức chứng minh.
" alt=""/>‘Nhật ký Vàng Anh’ và cú bẻ lái trăm tỷ của VTV