
Nói đến vấn đề này, Ive hồi tưởng lại khoảng thời gian ông thảo luận về thiết kế với Jobs. “Mặc dù anh không biết những người sử dụng sản phẩm là ai, nhưng khi anh cẩn thận làm nó, mọi người đều cảm nhận được. Tận tâm là một cách để thể hiện tình yêu của chúng ta đối với họ”, Jony Ive nhớ lại lời khuyên của Steve Jobs.
 |
Jony Ive cho biết chính lời khuyên về sự tận tâm của Steve Jobs đã giúp ông có thành công như hiện tại. Ảnh: Getty Images. |
Trả lời phỏng vấn, “phù thủy thiết kế” một thời của Apple tuyên bố rằng “nhiều sản phẩm hiện nay không xứng đáng tồn tại”. Thậm chí, Ive tỏ ra rất tức giận khi xem những thiết kế hiện nay.
“Tôi tức giận vì hầu hết sản phẩm gần đây đều có vẻ thiếu suy nghĩ trong cách thiết kế. Vì vậy, nhiều sản phẩm không xứng đáng được tồn tại. Điều tối thiểu mà họ nên làm để biện minh cho bản thân và sử dụng toàn bộ nguyên vật liệu đó là các nhà thiết kế nên thực sự quan tâm đến sản phẩm của mình”, Ive chia sẻ.
“Khi thiết kế, bạn phải tìm hiểu kỹ về chất liệu, nếu không bạn sẽ gặp khó khăn khi phát triển kiểu dáng. Bạn thường nghe mọi người xin lỗi về mọi thứ khi chúng không diễn ra theo cách họ muốn. Tôi hiểu lời bào chữa đó, nhưng tại Apple, tôi đã dành hàng tháng trời tại các công xưởng sản xuất, và lời xin lỗi của tôi không có giá trị”, Ive nói thêm.
Theo Ive, sự tận tâm đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và Ive thừa nhận ông vẫn nhớ tới lời khuyên của Jobs cho đến ngày nay.
“Nếu được thiết kế và chế tạo cẩn thận, một vật thể được sản xuất hàng loạt có thể tạo được tiếng vang. Nó phụ thuộc vào động lực và những hy sinh của bạn trong quá trình tạo ra chúng”, Ive cho biết.
(Theo Zing)

Vì sao kỷ vật của Steve Jobs luôn có giá tới vài trăm nghìn USD?
Nguyên mẫu máy tính Apple 1 – Apple Computer A từng thuộc sở hữu của cố CEO Steve Jobs đang được bán đấu giá. Và số tiền tối thiểu để có thể mua...
" alt="Lời khuyên đặc biệt từ Steve Jobs"/>
Lời khuyên đặc biệt từ Steve Jobs
 báo 14h30 chiều đến nhận lại các kỷ vật của vợ - chị Trần Thị Anh Mai mất vì Covid-19 ngày 24/8. Lặng đi một lúc, anh mới trả lời người gọi: “Cảm ơn bác sĩ và bệnh viện. Chiều nay, tôi sẽ đến nhé”.</p><p>Đầu giờ chiều, trời TP.HCM mưa tầm tã. Không có người trông con giúp, anh Minh nấn ná mãi. Phải đến khi mưa ngớt, anh mới mang áo mưa, địu con phía trước, chạy xe máy từ phường Tân Định đến bệnh viện ở phường Phú Mỹ, quận 7.</p><p>16h30 phút, anh Minh đến nơi. Do anh có con nhỏ, mọi người nhường anh nhận đồ trước. Vừa bế con, anh vừa nhanh chóng làm thủ tục. Giữa những tiếng ồn, tiếng xe cứu thương ra vào, đứa trẻ vẫn nằm trên vai ba ngủ ngon lành.</p><table class=)
Anh Minh bế con út gần 3 tuổi đến bệnh viện nhận lại kỷ vật của vợ đã mất vì Covid-19. Ảnh: Tú Anh.Kỷ vật của vợ anh là một chiếc túi xách nhỏ, màu đen, bên trong có tiền, điện thoại, giấy phép đăng ký xe và các giấy tờ tùy thân khác. Nhận xong, anh Minh cảm ơn các y bác sĩ và giữ cẩn thận các món đồ cuối cùng của vợ.
Anh Minh chia sẻ, vợ chồng anh kinh doanh tự do, sinh lần lượt 3 con, lớn nhất 19 tuổi, nhỏ nhất gần 3 tuổi. Đầu tháng 8, nhiều người trong gia đình anh nhiễm virus SARS-CoV-2, nhưng đều đã khỏi và hoàn thành việc cách ly. Còn chị Mai vốn có nhiều bệnh nền tiềm ẩn nhưng trước đó sức khỏe chị bình thường nên không đi khám. Khi mắc bệnh Covid-19, chị nhanh chuyển nặng và được đưa đến Trung tâm Hồi sức Covid-19 của Bệnh viện Bạch Mai điều trị.
“Trước khi bệnh chuyển nặng, cô ấy nói với tôi rất nhiều, trong đó có việc cố gắng lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn và có cuộc sống đầy đủ. Tôi không nghĩ, vợ có thể ra đi nên không để ý. Tối 23/8, vợ vẫn gọi điện thoại nói chuyện với tôi. Giọng cô ấy lúc đó rất yếu. Ngày hôm sau, cô ấy mất”, anh Minh khóc nhớ lại.
Anh Minh cho biết, hôm nhận tin vợ mất, con thứ của vợ chồng anh đang ở cùng bà nội. Trong nhà có anh, con lớn và con trai út. Chấm dứt cuộc điện thoại với nhân viên y tế, anh hoang mang, chỉ biết ôm con khóc. “Hai con lớn của tôi có thể tự chăm sóc được rồi, bé nhỏ không biết gì cả. Cũng may, con bám tôi hơn mẹ”, giọng anh Minh xúc động.
 |
Anh Minh vừa bế con vừa làm thủ tục nhận lại di vật của vợ. Ảnh: Tú Anh. |
Anh chia sẻ, trong gia đình có người thân qua đời vì Covid-19 sẽ rất buồn. Chặng đường phía trước với anh khá gian nan, vì vừa làm cha vừa làm mẹ các con, lại phải quán xuyến việc nhà, việc ở công ty. Thế nhưng, anh sẽ cố gắng vượt qua để lo cho các con. “Tôi phải cố vượt qua và nuôi con. Bây giờ, bà xã có di nguyện gì thì mình sẽ làm như vậy”, anh Minh nói.
Ông bố 3 con cho biết, sáng 21/9, UBND phường Tân Định đã đến nhà thăm hỏi, động viên anh và các con. Các con anh cũng được trao phần bảo hiểm nhân thọ đến năm 18 tuổi.
Được lau người cho chồng lần cuối
Chiều 21/9, chị Lư Thị Quang Ngọc, cư trú phường 8, quận 8 cũng đến bệnh viện nhận lại quần áo, điện thoại, các giấy tờ tùy thân của chồng - anh Mai Quốc Thảo, sinh năm 1970, mất ngày 29/8. “Vào đây, thấy lại cảnh cũ tôi đau lòng”, chị xúc động.
 |
Chị Ngọc được nhân viên y tế trao lại chiếc ba lô của chồng. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
Vợ chồng chị Ngọc làm công việc tự do. Trước đó, cả hai thấy sức khỏe bình thường, ngày nào cũng có thể đi làm được nên không đi khám bệnh. Đầu tháng 8, dịch Covid-19 ở nơi chị ở có diễn biến phức tạp. Rất nhiều gia đình trong phường có người F0, phải cách ly.
Lúc đó, chị Ngọc và chồng cũng có dấu hiệu bệnh. Gọi y tế phường nhiều lần xuống lấy mẫu không được, anh Thảo phải tự đến bệnh viện làm xét nghiệm PCR và có kết quả dương tính. “Lúc anh ấy gọi về, tôi cũng tự đi mua que về test cho cả nhà. Que thử của tôi có kết quả 2 vạch, còn mẹ và con gái tôi thì một vạch”, chị Ngọc kể.
Để chắc chắn, chị gọi cho một phòng khám tư đến nhà lấy mẫu xét nghiệm PCR cho mình, con gái và mẹ ruột. Kết quả, cả 4 người trong gia đình chị đều nhiễm bệnh.
Ngày 17/8, chị Ngọc và chồng có biểu hiện tức ngực, khó thở. Một người quen nói với chị đã có người bệnh có biểu hiện như vậy đã qua đời. Họ khuyên vợ chồng chị nên đến bệnh viện điều trị.
 |
Chiếc điện thoại của chồng chị Ngọc đang thất lạc, nhân viên y tế giúp chị tìm lại. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
Mẹ chị Ngọc năm nay hơn 70 tuổi, có nhiều bệnh nền. Sau khi cố gắng liên hệ, chị Ngọc, chồng và mẹ ruột cũng được chuyển đến Bệnh viện dã chiến số 16 cách ly, điều trị. Con gái chị có triệu chứng nhẹ nên theo dõi tại nhà.
Từ khi vào bệnh viện, 3 người trong gia đình chị Ngọc ở ba nơi khác nhau. Ngày 20/8, chị Ngọc và chồng cùng chuyển nặng, được chuyển sang Trung tâm Hồi sức Covid-19 của Bệnh viện Bạch Mai. “Hôm đó, tôi và anh ấy được gặp nhau, do cùng tập trung ở một điểm chờ. Lúc đó, tôi thấy anh đang thở oxy nên chỉ được nắm tay thôi. Hai vợ chồng không nói với nhau được điều gì cả”, chị Ngọc kể.
Sau đó, vợ chồng chị chuyển sang hai nơi khác nhau. Trong số những người chờ để qua Trung tâm Hồi sức Covid-19 có một người quen của vợ chồng chị cũng nhiễm bệnh. Người này và chồng chị Ngọc được chuyển sang khu nặng hơn.
Tối 22/8, anh Thảo rơi vào nguy kịch, phải chuyển vào giường ICU. Được người quen gọi điện báo, chị Ngọc xin bác sĩ đến gặp chồng một lúc. “Lúc đó, anh ấy đã thở máy rồi. Tôi chỉ kịp lau người cho anh rồi về lại khu điều trị”, chị Ngọc vừa khóc vừa nói. Chị cho biết, khi hai vợ chồng mắc Covid-19, vào bệnh viện điều trị mới biết được mình có nhiều bệnh nền tiềm ẩn.
 |
Chị Ngọc cho biết, chiếc điện thoại của chồng rất quý với chị lúc này, vì nó giúp chị có thể tra thông tin tài khoản ngân hàng, các công việc của anh Thảo đã làm trước khi mất. Ảnh: Tú Anh. |
Ngày 29/8, buổi chiều, chị Ngọc nhận được tin mẹ ruột được xuất viện. Chưa kịp vui thì chị được bác sĩ gọi báo, anh Thảo đã qua đời. Khóc xong, chị tự nhủ phải chiến thắng được virus SARS-CoV-2 để con khỏi mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Chồng mất được một tuần, chị Ngọc có kết quả xét nghiệm âm tính và được xuất viện. "Tôi đã may mắn khỏi bệnh, nhưng anh ấy thì không. Phải chứng kiến cảnh người thân mất vì Covid-19, đau xót lắm. Tôi mong mọi người đừng chủ quan. Nhiều người nghĩ mình bị rồi nên không bị nữa, hay đã tiêm vắc xin rồi lơ là nhưng không phải như vậy. Con virus này nó không chừa một ai cả", chị Ngọc nói.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Tú Anh
Với mong muốn giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật giữa vòng vây đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình Tiếp sức đẩy lùi dịch đại dịch cùng VietNamNet. Rất mong có thể đồng hành cùng Quý Bạn đọc hảo tâm, san sẻ tấm lòng thơm thảo. Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau: Gọi đến tổng đài 19001081(8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: banbandoc@vietnamnet.vnđể đăng ký. Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế. NỘI DUNG CHUYỂN KHOẢN “Ủng hộ MS 2021.Covid19” - Tại Việt Nam: Tài khoản Báo Vietnamnet STK: 0011002643148 - Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. STK: 114000161718 - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội Swift code: ICBVVNVX126 Liên hệ Toà soạn báo VietNamNet theo địa chỉ: - Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - TP.HCM: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. |

Trao kỷ vật của bệnh nhân Covid-19 đã mất cho người thân
Đang làm tình nguyện viên chăm sóc F0 ở một bệnh viện ở TP.HCM, anh Đức xin nghỉ một buổi đến nhận các kỷ vật cuối cùng của người cha quá cố.
" alt="Vợ mất vì Covid"/>
Vợ mất vì Covid
, mệt mỏi. Phổi đã bị tổn thương, X-quang phổi thấy vết mờ lan tỏa cả hai phổi.</p><p>Trong 2 ngày (4-5/8), bệnh nhân được thở oxy. Lúc 10h ngày 5/8, bệnh nhân khó thở, nên được chỉ định thở HFNC. Tiên lượng bà N. có diễn biến xấu dần, Bệnh viện Phổi đã chỉ định lọc máu liên tục trong 5 ngày. </p><table class=)
 |
Chiều nay bệnh nhân được ra viện nhưng tiếp xúc chậm, cơ còn yếu. Ảnh: BVCC. |
Ngày 9/8, nhận định bệnh nhân thở HFNF không hiệu quả, các bác sĩ quyết định chuyển sang thở máy không xâm nhập. Đến 16h, SpO2 tụt, bệnh nhân bắt đầu thở máy qua nội khí quản từ ngày 10-26/8.
Bác sĩ Lê Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phổi cho biết, từ ngày 20 đến 25/8, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.
Ngày 27/8, bệnh nhân được thở máy qua khai khí quản, đến ngày 30/8, bệnh nhân hồi tỉnh và mở mắt tự nhiên. Từ ngày 9-26/9, bệnh nhân tỉnh táo hơn, đáp ứng với tiếng gọi và kích thích đau, có phản xạ ánh sáng. X-quang phổi cải thiện, bệnh nhân chỉ còn thở oxy qua T-Tube 6l/p.
Bệnh nhân được xét nghiệm SARS-CoV-2 trong 5 lần từ 19/8 tới 26/9, đều có kết quả âm tính.
"Đây là trường hợp lội ngược dòng từ cửa tử trở về cửa sinh thành công. Nhiều bệnh nhân khác có các triệu chứng và diễn biến tương tự nhưng đều đã tử vong”, bác sĩ Phúc chia sẻ.
Chiều nay, bệnh nhân ra viện với kết quả X-quang phổi cải thiện, các xét nghiệm chức năng gan, thận, tim mạch tạm ổn. Bệnh nhân tỉnh, nhưng tiếp xúc chậm, cơ còn yếu, thở oxy qua T-Tube 2 l/p.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Nguyễn Hiền

Đà Nẵng tiêm vắc xin phòng Covid-19 gần 4.000 người nước ngoài
Chiều 25/9, Đà Nẵng tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người nước ngoài đang làm việc, cư trú trên địa bàn.
" alt="Từng bị tiên lượng tử vong, bệnh nhân Covid"/>
Từng bị tiên lượng tử vong, bệnh nhân Covid