ĐHQG Hà Nội mong được đối thoại với Thanh tra Chính phủ

时间:2025-01-22 08:05:30来源:NEWS 作者:Thể thao
- Liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) -Giám đốc ĐHQG Hà Nội - GS Mai Trọng Nhuận đã có văn bản kiến nghị xem xét lạikết luận này.

Lý do phải xét lại vì trước khi kết luận chính thức ban hành,ĐHQGHàNộimongđượcđốithoạivớiThanhtraChínhphủxếp hạng v-leaguelãnh đạo ĐHQG Hà Nội đã có giải trình rất dài nói rõ là văn bản dẫn chiếusai, cách hiểu chưa đúng... Tuy nhiên, TTCP không có bất kỳ hồi âm nào từ tháng 1đến tận tháng 6-2012 và bất ngờ cho ra kết luận.

Cuộc thanh tra bất thường?

Sáng 20/6, trao đổi với VietNamNetlãnh đạo ĐHQG HàNội cho rằng: "đến giờ vẫn chưa nhận được kết luận của TTCP dù làđối tượng trong quyết định thanh tra  mà chỉ nhận được một công văn thông báo là "đã có kết luận". Chúngtôi chỉ biết thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng".

Theo văn bản kiến nghị của GS Mai Trọng Nhuận, ĐHQG Hà Nộiđã có văn bản giải trình cho TTCP nhằm làm rõ các vấn đề mà đoàn thanh tra nêura nhưng đến nay chưa có cuộc làm việc chính thức nào giữa TTCP với ĐHQG Hà Nộivề dự thảo kết luận thanh tra.

Ông Nhuận cho biết: "qua báo chí, ĐHQG Hà Nội được biếtTTCP đã có văn bản kết luận thanh tra và nhận thấy có những dấu hiệu bất thườngcủa đợt thanh tra và việc ban hành kết luận có những biểu hiện thiếuminh bạch....".

Trao đổi với báo chí, GS-TSKH Vũ Minh Giang, phó GĐ ĐHQG HàNội cũng cho rằng, kết luận có nhiều điểm không chính xác, thiếu chứng cứ pháplí và có phần quy kết.

Ông đặt vấn đề, đây là một cuộc thanh tra có nhiều dấuhiệu bất thường. Cuối năm 2010, Chính phủ đã phê duyệt một kế hoạch thanh tra BộGDĐT và các cơ sở của Bộ về liên kết đào tạo mà không có ĐHQG trong kếhoạch đó.

Sự bất thường ở đây là khi Bộ GD-ĐT có công văn do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đề nghị TTCP lùi kế hoạchthanh tra tại Bộ GD-ĐT (cuối năm 2012) thì ngày 19/8/2011 lại xuất hiện thêm quyết định 2229thanh tra việc liên doanh, liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH của ĐHQG Hà Nội.

Phó đoàn thanh tra bị kỷ luật?

Dấu hiệu bất thường thứ hai, theo phân tích của GS Giang,khi có quyết định thanh tra, trưởng đoàn đọc quyết định và giao cho mộttranh tra viên với trách nhiệm đoàn phó là ông Nguyễn Mạnh Cường, phụ tráchtoàn bộ công việc thanh tra.

Trong quá trình thanh tra, có rất nhiều dấu hiệu vi phạmnên một đơn vị của ĐHQG Hà Nội đã báo cáo lên Tổng thanh tra Chính phủ (TTCP).

Ngày 4/11/2011 - sau gần 3 tháng thực hiện nhiệm vụ - TTCPcó quyết định về việc công chức thôi tham gia đoàn thanh tra với ông Cường.

"Từ khi Tổng thanh tra có quyết định rút ông phó đoànNguyễn Mạnh Cường về và gần như việc thanh tra bị gián đoạn, đến tháng 1/2012, ĐHQG Hà Nội nhận được văn bản của Đoàn thanh tra thông báo "Mộtsố nội dung trao đổi phục vụ kết luận thanh tra..." - ông Giang cho hay.

Sau đó, ngày 5/3/2012 - ông Cường nhận quyếtđịnh kỷ luật cảnh cáo.

Ngau sau khi có ý kiến của TTCP,  ĐHQG Hà Nội đã 2 lần cóvăn bản đề nghị được hợp tác và đề nghị TTCP gửi dự thảo kết luận thanh tra  và cho phép ĐHQG được làm việc trực tiếp.

Ngày 8/6, TTCP đã có công văn gửi ĐHQG Hà Nội thông báo: Quá trình xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra, Trưởngđoàn thanh tra và lãnh đạo TTCP đã làm việc trực tiếp với ĐHQG Hà Nội và xem xétbáo cáo giải trình của ĐHQG Hà Nội.Trước khi ký kết luận, lãnh đạo TTCP đã làm việc với BộGD-ĐT, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tốicao.

Lý lẽ chưa 'tâm phục, khẩu phục'

Lãnh đạo ĐHQG Hà Nội cho rằng, kết luận thanh tra có nhiều điểmkhông chính xác, thiếu chứng cứ pháp lý và có phần quy kết. Ví dụ, trong kêtluận nêu ĐHQG Hà Nội có trích nộp tỷ lệ % số thu học phí liên kết và trích 0,15%ngân sách nhà nước để ngoài sổ sách kế toán.

ĐHQG Hà Nội cũng cho rằng, việc TTCP khẳng định hầu hếtcác đối tác trong các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại ĐHQG Hà Nội chưađược xếp hạng hoặc có thứ hạng thấp hơn các trường ĐH của Việt Nam là vì Đoànthanh tra đã không quan tâm tới những chương trình đẳng cấp quốc tế của ĐHQG HàNội.

Trong khi đó, ĐHQG Hà Nội đã cung cấp cho Đoàn thanh trađầy đủ việc đánh giá, xếp hạng của các đối tác, trong đó có các đối tác có uytín như ĐH Upsala, ĐH Lund (Thụy Điển) nằm trong Top 100 ĐH hàng đầu thếgiới; ĐH Paris XI, ĐH Paris XII, ĐH TouLouse I, ĐH TouLouse II, ĐH Bordeaux IV,ĐH Lyon III (Pháp) là các ĐH hàng đầu Châu Âu, ĐH Illinois, ĐH Brown, ĐH Turf,ĐH Indiana (Hoa Kỳ) là các ĐH nghiên cứu công lập lớn nằm trong Top 200 ĐH hàngđầu thế giới....

Trong bản kiến nghị, GS Mai Trọng Nhuận cũng cho rằng,Đoàn thanh tra chỉ dựa vào Nghị định 18/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 và Thông tư15/2003/TT-BGD-ĐT ngày 31/3/2003 quy định về việc lập và hoạt động của các cơ sởgiáo dục nước ngoài tại Việt Nam là không đúng vì các chương trình liên kết quốctế hiện nay đều do các cơ sở trong nước  tổ chức triển khai dưới sự quảnlý, giám sát của Bộ GD-ĐT và các cơ sở có thẩm quyền theo quy định.

ĐHQG Hà Nội cũng lập luận, việc áp dụng quy chế đào tạo do Bộ GD-ĐT ban hành dành chocác chương trình đào tạo của Việt Nam để điều chỉnh các chương trình đào tạo donước ngoài cấp bằng là không phù hợp.

Do đó, ĐHQG Hà Nội mong muốn trực tiếp trao đổi với TTCPmột cách thẳng thắn, cởi mở, dân chủ trên tinh thần thượng tôn pháp luật trướckhi ra kết luận có chứng cứ rõ ràng và phù hợp với thực tế. ĐHQG Hà Nội sẵn sànglàm việc với TTCP và các cơ quan hữu quan để làm rõ các vấn đề....

  • Kiều Oanh
相关内容
推荐内容