Dự án Khu dân cư đô thị Bắc thành phố Hà Tĩnh được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết định số 615 ngày 09/3/2010, do Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị - HUD (nay là Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị - Công ty TNHH), có trụ sở tại 37 Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội làm chủ đầu tư. |
Các lãnh đạo tỉnh và đại diện nhà đầu tư làm lễ động thổ dự án vào tháng 10/2011. |
Đại diện theo pháp luật của Tổng công ty là ông Đỗ Hoài Đông, Chức danh Tổng giám đốc. Bộ máy trực tiếp quản lý dự án là Ban Quản lý dự án số 2 trực thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị.
Quy mô của dự án gồm 4 tòa nhà chung cư cao tầng, hàng chục dãy nhà liền kề và căn biệt thự. Tổng vốn đầu tư trên 1.200 tỷ đồng, thời gian sử dụng đất lâu dài; hình thức sử dụng đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Tổng diện tích đất sử dụng là 85.110m2 đất, trong đó có 59.786m2 đất sử dụng vào mục đích đất ở (10.824m2 đất ở chung cư cao tầng; 12.239m2 đất xây nhà biệt thự; 36.723m2 diện tích đất ở nhà liền kề) và và 25.314m2 đất sử dụng vào mục đích công cộng.
Theo quảng bá của chủ đầu tư, Dự án Khu đô thị Bắc Hà Tĩnh bao gồm 4 tòa nhà chung cư cao tầng, hơn 40 lô biệt thự và 300 căn nhà liền kề (trong đó sẽ có khoảng 100 căn được phát triển để trở thành nhà phố) với tổng 153.000m2 sàn nhà, cung ứng chỗ ở cho khoảng 2.200 người.
Dự án nằm ngay trung tâm TP Hà Tĩnh. Với vị trí đắc địa của khu đất vàng, dự án được thừa hưởng sự đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và kiến trúc cảnh quan, nhờ đó, cư dân khi sinh sống tại đây sẽ được tận hưởng một môi trường sống văn minh, hiện đại.
|
Vị trí quy hoạch xây nhà cao tầng của dự án đang bỏ hoang nhiều năm nay. |
Theo tiến độ cam kết, dự án được khởi công vào quý IV/2011 và hoàn thành vào quý IV/2014, cụ thể: từ quý IV/2011 đến hết quý III/2012, hoàn thành xong phần xây dựng hạ tầng kỹ thuật; từ quý I/2012, khởi công xây dựng 4 tòa nhà chung cư cao tầng, hoàn thành trong quý IV/2014; từ quý III/2012, khởi công xây dựng các khu nhà ở thấp tầng, các công trình công cộng, hoàn thành trong quý IV/2014.
Dự án "đầu voi đuôi chuột"
Được các cấp chính quyền địa phương bàn giao mặt bằng sạch, tạo điều kiện để nhà đầu tư triển khai dự án, đến nay dự án khu dân cư đô thị cơ bản đã hoàn thành các hạng mục về hạ tầng kỹ thuật (san nền, đường giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, điện chiếu sáng) và đã cấp 317 GCNQSDĐ đối với 317 thửa đất thuộc dự án. Tuy nhiên, 4 tòa nhà chung cư cao tầng với diện tích 10.824m2 vẫn chưa được triển khai xây dựng.
Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, chủ đầu tư chậm triển khai dự án, đến nay đã chậm so với giấy chứng nhận đầu tư là 06 năm 10 tháng, tại một số thời điểm còn thiếu tập trung, quyết tâm trong thực hiện dự án dẫn đến dự án đình trệ, kéo dài, nhất là việc đầu tư khu chung cư cao tầng.
|
Đường trục chính Lê Ninh, trung tâm của dự án Khu đô thị Bắc TP Hà Tĩnh. |
Quá trình thực hiện dự án, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD1 (ủy quyền của nhà đầu tư) có văn bản số 327 ngày 8/10/2011, xin giảm tiền thuê đất, đề nghị chỉ tính tiền sử dụng đất bằng 40% đối với khu đất ở chung cư cao tầng.
Theo quy định, việc nộp tiền sử dụng đất phải được thực hiện trong thời gian 90 ngày kể từ ngày 01/10/2011 (ngày có quyết định giao đất). Tuy nhiên, trong thời hạn nói trên, Tổng công ty chỉ nộp được 100 tỷ đồng và đến ngày 26/9/2014 mới nộp đủ số tiền tạm tính là 213.274.000.000 đồng.
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2012 đến thời điểm Tổng công ty nộp đủ số tiền sử dụng đất (ngày 26/9/2014), được xác định phải tính thêm tiền chậm nộp của số tiền còn lại là 113.274.000.000 đồng.
Căn cứ quy định của UBND tỉnh, sau khi xem xét, Tổng công ty được gia hạn nộp tiền sử dụng đất với thời gian 03 tháng (từ 10/5/2012 đến 10/8/2012). Theo tính toán của cơ quan thuế, số tiền phạt nộp chậm kể từ ngày 28/01/2012 đến ngày 03/5/2012 là 4.540.960.000 đồng.
Số tiền phạt chậm nộp sau ngày 10/8/2012 đến thời điểm hoàn thành việc nộp tiền sử dụng đất (ngày 26/9/2014) chưa được cơ quan này xem xét.
Tiếp đó, ngày 13/10/2014, Tổng công ty có văn bản số 3203, đề nghị UBND tỉnh xem xét, miễn số tiền phạt chậm nộp 4.540.960.000 đồng và sau đó Cục thuế Hà Tĩnh và các đơn vị đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh lúc đó kí văn bản chấp thuận.
Tuy nhiên, căn cứ khoản 1, Điều 65 Luật Quản lý thuế 2006; khoản 1, Điều 32, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 06/11/2013 của Chính phủ, thì Tổng công ty không thuộc đối tượng được xóa tiền phạt chậm nộp tiền sử dụng đất.
Cũng theo điểm C, Mục 2, khoản 22, Điều 1 Luật Quản lý Thuế sửa đổi năm 2012 thì thẩm quyền cho phép xóa tiền phạt nộp chậm tiền sử dụng đất với số tiền 4.540.960.000 đồng là của Tổng cục thuế, không thuộc về UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Mặc dù hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật dự án này không thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về giấy phép xây dựng; khoản 1, Điều 21 Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định, trình tự, thủ tục đầu tư các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trước khi khởi công xây dựng Tổng công ty không lập hồ sơ đề nghị Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Tổng công ty còn thực hiện hợp đồng dân sự mua, bán, bàn giao nhà cho các hộ dân tự hoàn thiện công trình khi chưa hoàn thành thủ tục chuyển nhượng.
UBND tỉnh Hà Tĩnh mới đây đã nêu rõ hàng loạt sai phạm tại dự án này, không chỉ nhà đầu tư mà có cả chính quyền, các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuế.
Quân Anh
Chủ đầu tư chưa khắc phục sai phạm, khu HH Linh Đàm chưa được cấp sổ hồng
Theo UBND TP Hà Nội, do doanh nghiệp chưa khắc phục các sai phạm và hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng, nghĩa vụ tài chính, PCCC… nên chưa có đủ cơ sở pháp lý để cấp sổ hồng cho người mua nhà.
" alt="Nhiều chiêu trò tại dự án nghìn tỷ án ngự đất vàng ở Hà Tĩnh"/>
Nhiều chiêu trò tại dự án nghìn tỷ án ngự đất vàng ở Hà Tĩnh
Sáng 15/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh TT-Huế cho biết, diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn đang phức tạp khi những ngày qua, số ca nhiễm ngày càng tăng.Chỉ riêng trong ngày 14/11, toàn tỉnh ghi nhận thêm thêm 94 ca nhiễm Covid-19 mới.
|
Ổ dịch ở phường Vỹ Dạ đang có nhiều diễn biến phức tạp với lịch trình di chuyển của các F0, F1 dày đặc. |
Trong đó có 7 trường hợp trong khu cách ly tập trung, 16 trường hợp trong khu phong tỏa, 1 trường hợp theo dõi sức khỏe tại nhà (từ vùng dịch về), 1 trường hợp giám sát y tế tại nhà, 1 trường hợp tại chốt kiểm soát và 68 trường hợp được phát hiện tại cộng đồng.
Liên quan đến 68 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, hầu hết là các trường hợp có có địa chỉ nơi ở tại TP Huế. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp Thừa Thiên Huế ghi nhận số ca mắc trong cộng đồng cao kỷ lục. Trước đó, ngày 13/11, tỉnh này có 65 ca mắc được phát hiện tại cộng đồng.
Theo Chủ tịch UBND TP Huế, Võ Lê Nhật, hiện trên địa bàn đã có 31/36 phường, xã có ca nhiễm Covid-19. Trong đó có các chùm ca bệnh tại phường Phú Hậu, Vỹ Dạ, Thuận Lộc, xã Hương Phong… diễn biến phức tạp.
Liên quan đến các chùm ca bệnh này, UBND tỉnh TT-Huế đã ra quyết định phong tỏa 1 số khu vực tại Hương Phong và Vỹ Dạ.
Đặc biệt, các ca F0 tại 2 ổ dịch ở Cồn Hến (Vỹ Dạ) và lò mổ Phú Hậu (Phú Hậu) có lịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc với nhiều người dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng
Quang Thành
Bác sĩ BV Trung ương Huế tại TP.HCM: Chỉ trở về khi trọn vẹn nhiệm vụ và ân tình với TP
Họ là những y bác sĩ thuộc đơn vị cuối cùng của Bộ Y tế còn lại tại TP.HCM. Họ vẫn đang tận lực mỗi ngày mỗi giờ vì bệnh nhân, mà không màng đến ngày trở về.
" alt="Ca nhiễm Covid"/>
Ca nhiễm Covid