Trọng tâm của cuộc đua mới là công nghệ lượng tử, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh kinh tế trung và dài hạn. Mỹ là nước tiên phong nhiều công nghệ khác nhau song khi nói tới lượng tử, Trung Quốc lại dẫn đầu. Hợp tác với các đồng minh như Nhật Bản sẽ là chìa khóa để chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden duy trì sức cạnh tranh của mình trong lĩnh vực này.
Hướng dẫn an ninh quốc gia tạm thời của chính quyền Biden đưa ra hôm 3/3 nêu “Mỹ phải tái đầu tư để duy trì lợi thế khoa học, công nghệ và một lần nữa dẫn đầu, làm việc bên cạnh các đối tác để thiết lập quy định và thực hành mới”. Hướng dẫn chỉ ra điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ có tác động sâu rộng đến nền kinh tế, quân sự và tuyển dụng cũng như nỗ lực cải thiện bình đẳng.
Hôm 5/3, Trung Quốc thông báo tăng chi phí đầu tư R&D trung bình thêm 7% mỗi năm trong kế hoạch 5 năm, bắt đầu từ 2021, trong đó AI, bán dẫn và công nghệ lượng tử là các lĩnh vực quan trọng.
Điện toán lượng tử sẽ cách mạng hóa phát triển vật liệu công nghiệp và dược phẩm cũng như AI. Công nghệ cũng có khả năng phá vỡ mã hóa Internet. Phát triển công nghệ lượng tử có thể dẫn tới năng lực phá vỡ thông tin liên lạc Internet của các nước khác.
Theo phân tích các bằng sáng chế liên quan tới công nghệ lượng tử của Valuenex, IBM đang đứng đầu với 140 bằng sáng chế phần cứng máy tính lượng tử. Microsoft xếp thứ ba với 81 bằng sáng chế, Google đứng thứ tư với 65. Mỹ cũng đi trước các nước khác về công nghệ phần mềm.
Song xét tới liên lạc lượng tử và mật mã, Trung Quốc lại đứng thứ nhất. Nói về những bằng sáng chế liên quan tới phần cứng trong lĩnh vực này, chẳng hạn thiết bị trao đổi photon, Huawei đứng thứ hai với 100 bằng sáng chế, Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh đứng thứ tư với 84 bằng sáng chế. Các công ty Trung Quốc cũng nắm giữ nhiều bằng sáng chế phần mềm.
Tính theo quốc gia, Trung Quốc có hơn 3.000 bằng sáng chế công nghệ lượng tử, gấp đôi Mỹ.
Dường như Trung Quốc bắt đầu tập trung vào liên lạc lượng tử và mật mã từ vụ Edward Snowden năm 2013. Năm 2016, Trung Quốc phóng thành công Micius, vệ tinh khoa học lượng tử thí nghiệm đầu tiên trên thế giới. Năm 2018, Trung tâm An ninh Mỹ mới công bố báo cáo viết: “Trung Quốc rõ ràng khao khát dẫn đầu cuộc cách mạng lượng tử”.
Theo Masahide Sasaki, một thành viên của Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông quốc gia Nhật Bản, những nhà nghiên cứu Trung Quốc trẻ tuổi theo học tại phương tây đã quay về và đóng góp cho tiến trình công nghệ lượng tử bùng nổ của quê nhà.
Mỹ đang tìm cách bắt kịp Trung Quốc thông qua tăng ngân sách đầu tư. Chính phủ Mỹ cũng đặt mục tiêu phát triển “Internet lượng tử”, thế hệ Internet mới cho phép truyền thông siêu bảo mật.
Trong khi đó, tháng 1/2021, Trung Quốc thông báo đã xây dựng mạng lưới liên lạc lượng tử có phạm vi 4.600km, kết nối vệ tinh với các địa điểm trên mặt đất.
Nhật Bản nắm trong tay nhiều công nghệ liên lạc và mã hóa hơn Mỹ. Toshiba, NEC và NTT nắm giữ gần 10% bằng sáng chế phần cứng. Tokyo muốn hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực này. Một quan chức chính phủ chia sẻ với Nikkei rằng muốn mau chóng làm việc với chính quyền Biden.
Cái bắt tay Mỹ - Nhật có thể là chìa khóa xác định kết quả cuộc đấu tranh ngôi vị bá chủ công nghệ toàn cầu.
Du Lam (Theo Nikkei)
Nguyên mẫu máy tính lượng tử của Trung Quốc được cho là nhanh gấp 10 tỷ lần so với nguyên mẫu máy tính của Google.
" alt=""/>Mỹ thề đuổi kịp Trung Quốc trên mặt trận lượng tửKính áp tròng của Mojo Vision được tích hợp ăng ten để kết nối Internet. Ảnh: Mojo Vision
QD Laser là cái tên nổi bật khác với công nghệ dùng chấm lượng tử chiếu hình ảnh trực tiếp lên võng mạc. Hình thu được bằng máy ảnh tích hợp trong kính mắt sẽ truyền qua tia laser, được gương phản chiếu vào mắt.
Nhà sản xuất kính Zoff - Intermestic kết hợp với QD Laser tạo ra kính mắt thông minh bằng công nghệ này và sản phẩm sẽ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực giải trí. Hai công ty đang cải tiến để thiết kế nhẹ hơn và không cần dây nối, dự kiến ra mắt vào đầu năm 2024.
Liên quan tới việc phát triển các loại kính thông minh, Công ty Kubota (Nhật Bản) cũng phát triển một phương pháp không xâm lấn mới để điều trị bệnh cận thị bằng cách sử dụng chiếc kính có tên gọi Kubota Glasses. Công ty này cũng cho biết, nếu đeo thiết bị từ 60 đến 90 phút mỗi ngày, người bị cận thị sẽ có thể khắc phục được tật cận thị. Đồng thời, họ cũng đang tìm hiểu xem người dùng sẽ cần đeo thiết bị này trong bao nhiêu ngày để có thể xóa bỏ tật cận thị vĩnh viễn.
Được biết, từ tháng 12/2020, Kubota đã đưa ra thông tin giải thích về cách vận hành công nghệ được tích hợp trong kính Kubota Glasses. Cụ thể, chiếc kính đặc biệt này dựa vào micro-LEDS để chiếu hình ảnh ảo trên trường thị giác ngoại vi nhằm kích thích tích cực võng mạc. Rõ ràng, nó có thể làm điều đó mà không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người sử dụng.
Sản phẩm hoạt động dựa trên nguyên lý thực hiện phương thức chiếu một hình ảnh từ thấu kính của bộ phận này lên võng mạc của người đeo để điều chỉnh tật khúc xạ gây nên cận thị.
Công nghệ Kubota Glasses thúc đẩy công nghệ nano trong thiết bị dựa trên kính điện tử của mình và tìm cách giảm sự tiến triển của cận thị bằng cách chủ động kích thích võng mạc trong thời gian ngắn hơn trong khi duy trì thị lực trung tâm chất lượng cao và không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
Tập đoàn Kubota cho biết thêm, họ đang nghiên cứu một thiết bị dạng kính áp tròng giúp điều chỉnh cận thị, dành cho những người không thể đeo kính có gọng.
(Theo vietq)
Trước kính đo tông màu da, hãng thời trang trực tuyến Nhật Bản đã xuất xưởng 1,4 triệu thiết bị Zozomat, dùng để đo cỡ chân khi mua giày, hay Zozosuit, bộ đồ đo cơ thể khi mua quần áo.
" alt=""/>Kính áp tròng thông minh có khả năng hiển thị dữ liệu như trong phim viễn tưởngNguyễn Liên
Ngày 18/10, Hà Nội ghi nhận 5 ca Covid-19 đã được cách ly. Các bệnh nhân phân bố ở Hà Đông (2), Hoàn Kiếm (1), Thanh Trì (1) và Đông Anh (1).
" alt=""/>Trên 1.800 người từ vùng dịch Covid