Kinh tế số là trụ cột chuyển đổi số quốc gia
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định, tỉ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP của Việt Nam ngày càng tăng, tỉ trọng kinh tế số tăng từ 11,91% năm 2021 lên mức 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%.
Báo cáo thường niên kinh tế số e-Conomy SEA do Google và Temasek nghiên cứu, công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam năm 2022 đạt 28%, dẫn đầu trong các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2022, có hơn 1.400 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng gần 20% so với năm 2021. Hạ tầng số được tăng cường đầu tư, nhiều nền tảng số tiếp tục được phát triển.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, điểm sáng trong phát triển xã hội số tại các địa phương trong 6 tháng đầu năm 2023, một số tỉnh đã có số lượng tài khoản thanh toán được mở tại các ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đã vượt mức dân số bình quân của tỉnh, có thể kể đến như: Thái Nguyên, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Long An, Kiên Giang.
Ngân hàng nỗ lực tham gia xây dựng kinh tế, xã hội số
Trên hành trình xây dựng “điểm sáng” phát triển xã hội số tại các địa phương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đóng góp hơn 20 triệu khách hàng sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, hơn 15 triệu khách hàng dùng dịch vụ điện tử, luôn tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên cơ sở hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ ngân hàng số đột phá. Từ năm 2022, Agribank triển khai dịch vụ ngân hàng số (Agribank Digital) tích hợp các ứng dụng công nghệ hiện đại. Khách hàng có thể đăng ký và sử dụng trực tuyến các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở định danh, xác thực bằng công nghệ sinh trắc học gồm cả khuôn mặt và vân tay.
Trong những năm qua, Agribank đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng như xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); thanh toán qua mã QR; giải pháp chấp nhận thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động... mang lại trải nghiệm mới cho khách hàng. Agribank cũng hợp tác với doanh nghiệp Fintech để triển khai ứng dụng thanh toán di động, ví điện tử, cổng thanh toán…, qua đó cho phép khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch thanh toán hàng ngày (trả tiền taxi, điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí, chuyển tiền...) từ điện thoại, máy tính có kết nối Intetnet mà không cần đến phòng giao dịch ngân hàng; tạo thuận lợi cho khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận dịch vụ tài chính.
Để có được kết quả trên, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, cấp ủy các cấp, người đứng đầu đơn vị xác định việc chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi về nhận thức, từ đó dần đưa chuyển đổi số hiện diện trong quản trị điều hành và mọi hoạt động của Agribank thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước xây dựng môi trường làm việc trực tuyến; chú trọng phát triển cung cấp sản phẩm dịch vụ trực tuyến phục vụ khách hàng, đối tác, góp phần tạo điều kiện, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian đi lại cho người dân và doanh nghiệp trong giao dịch thanh toán.
Thông qua Diễn đàn, Agribank không chỉ giới thiệu mà còn mang đến nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng giàu tiện ích, đem lại giá trị thiết thực đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng, đóng góp vào quá trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.
Đồng thời, Agribank cùng các đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực cùng quy tụ về Diễn đàn nhằm đóng góp và chia sẻ đường hướng, chính sách, kinh nghiệm thực tiễn và các khuyến nghị để thúc đẩy tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo; sớm hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.
Agribank hiện là ngân hàng thương mại duy nhất do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; tổng tài sản đạt trên 1,89 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,71 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,44 triệu tỷ đồng, trong đó luôn dành 70% dư nợ đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn - nông dân. |
Lệ Thanh
" alt=""/>Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số đầu tiên tại Việt NamHà Nội: Hàng trăm dự án chậm tiến độ Nhiều D.A BĐS chậm tiến độ đang được Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư. Ảnh: TQ |
Trong đó, có 172 D.A chậm tiến độ thực hiện D.A trên 24 tháng; 72 D.A chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với số tiền lên tới 4.715 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng quận Nam Từ Liêm, trong tổng số 100 D.A đang thực hiện trên địa bàn đã có 58 D.A vi phạm. Trong đó, 21 D.A đã giải phóng mặt bằng xong nhưng chủ đầu tư không thực hiện D.A, để hoang hóa; 8 D.A chậm tiến độ; 29 D.A chậm giải phóng mặt bằng kéo dài.
Một số D.A sử dụng đất sai mục đích vẫn được gia hạn như: D.A xây dựng Trường Mầm non Khu đô thị Đồng Tầu; D.A xây văn phòng và trung tâm dạy nghề tại 268 Trung Kính.
Một số D.A đã được chính quyền địa phương kiến nghị thu hồi nhiều lần, UBND TP đã chỉ đạo thu hồi nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm như: D.A xây dựng Bệnh viện Chữ thập đỏ; D.A xây dựng văn phòng của Cty Vạn Xuân; D.A Tổ hợp thương mại và nhà ở của Cty Cổ phần (CTCP) Kim khí Hà Nội…
Ngoài ra, Đoàn Giám sát còn phát hiện CTCP Tu tạo và Phát triển nhà Hà Nội có 3 D.A vi phạm Luật Đất đai, CTCP Bắc Hà có 2 D.A chậm triển khai.
Liên quan đến các D.A chậm tiến độ, sau khi có kết quả về cuộc kiểm tra, rà soát các D.A bất động sản chậm tiến độ, gây mất mỹ quan trên địa bàn, Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND TP Hà Nội tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư.
D.A Tòa nhà chung cư văn phòng hỗn hợp Sky Garden nằm trong ngõ 115 Định Công của Cty TNHH Định Công. D.A này có quy mô gồm 28 tầng nổi, 2 tầng hầm, 1 tầng kỹ thuật và 1 tầng mái đã được TP Hà Nội cấp phép xây dựng từ ngày 31/12/2011. Tuy nhiên, đến nay, D.A mới xây đến tầng 8 và 1 tầng hầm. Nguyên nhân D.A bị ngừng thi công là do hiện tại các cán bộ, công nhân viên của Cty cũng như các các cơ quan, đơn vị có giao dịch công tác với Cty này đều không thể liên hệ được với Giám đốc Cty TNHH Định Công. Hiện tại, khách hàng mua căn hộ tại D.A này vẫn không có thông tin về "số phận" D.A.
Các D.A Tòa tháp Doanh Nhân, tại phường Mộ Lao, Hà Đông; D.A Khu dịch vụ, văn phòng và nhà ở tại số 131 Thái Hà, quận Đống Đa; D.A Siêu thị, văn phòng tại số 198B Tây Sơn… cũng được Sở Xây dựng đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư.
Sở Xây dựng cho biết, nguyên nhân khiến các dự án trên bị chậm tiến độ chủ yếu là do bị đình chỉ thi công vì vướng mắc trong các khâu như hoàn thiện hồ sơ pháp lý, nguồn vốn, năng lực tài chính của chủ đầu tư…
Theo Báo Thanh tra
Dự án vi phạm, chậm tiến độ: Xem thường khách hàng" alt=""/>Hà Nội: Hàng trăm dự án chậm tiến độ
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Hà Lan