Công nghệ

Quẹt phải Tìm việc làm trên ứng dụng Tinder Trung Quốc

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-04-23 06:57:40 我要评论(0)

Jade Liang,ẹtphảiTìmviệclàmtrênứngdụngTinderTrungQuốrap việt đang học thạc sĩ tại Thượng Hải, quyết rap việtrap việt、、

Jade Liang,ẹtphảiTìmviệclàmtrênứngdụngTinderTrungQuốrap việt đang học thạc sĩ tại Thượng Hải, quyết định “phủi bụi” tài khoản Tinder sau khi nộp hơn 400 hồ sơ xin việc qua mạng mà không thành công. Trước đây, cô chỉ dùng Tinder để tìm người yêu nhưng bây giờ lại xem nó như công cụ hữu ích để kết nối với các chuyên gia.

“Tôi ‘quẹt phải’ để gặp người trong ngành tôi muốn làm việc”, Liang, 26 tuổi, cho biết. Ngay khi gặp mặt, cô đã nói rõ ý định của mình và nhận được phản hồi nồng nhiệt.

Liang nằm trong số những người đang muốn có một việc làm ở Trung Quốc và phải tìm đến những cách làm phi truyền thống vì cạnh tranh khốc liệt. Một số người thất nghiệp thậm chí còn quyết định trở thành “những đứa con toàn thời gian”,làm việc nhà và chạy việc vặt cho bố mẹ để được cho tiền.

Nền kinh tế thứ hai thế giới đang vật lộn với tình trạng thất nghiệp của thanh thiếu niên. Theo số liệu tháng 12/2023, tỷ lệ thất nghiệp của người trong độ tuổi 16 – 24 (không bao gồm sinh viên) ở nước này là 14,9%. Theo Cục Dự trữ liên bang Mỹ, tỷ lệ này ở Mỹ là 8%. 

img 3345.jpg
Tinder từ ứng dụng hẹn hò trở thành nơi lý tưởng để mở rộng mạng lưới quan hệ công việc. (Ảnh: Lifestyle Asia)

Theo nhà kinh tế trưởng Su Yue tại The Economist Intelligence chi nhánh Thượng Hải, vấn đề của Trung Quốc dường như nghiêm trọng hơn vì suy thoái kinh tế, tác động của dịch bệnh, giai đoạn hợp nhất của ngành công nghiệp đến cùng một lúc. Đối mặt với những áp lực như vậy, người trẻ cảm thấy hào hứng khi gặp được ai đó làm cùng ngành thông qua ứng dụng hẹn hò, Joy Geng – tân cử nhân một trường đại học ở Anh, hiện sống ở Bắc Kinh – cho biết.

Liang lần đầu xem Tinder như công cụ tìm việc sau khi thấy một bài đăng trên mạng xã hội Xiaohongshu. Dường như đây không phải điều hiếm gặp với cư dân mạng Trung Quốc. Tinder bị cấm tại nước này nhưng người dân vẫn truy cập được qua mạng riêng ảo (VPN).

Liang cho biết, dùng ứng dụng hẹn hò có thể tiếp cận được nhiều người hơn. Chỉ cần trò chuyện vài tiếng, họ đã cung cấp rất nhiều thông tin.

Một nguyên nhân khác khiến mọi người lên Tinder là vì không thể truy cập LinkedIn, mạng xã hội tuyển dụng cũng bị cấm sau khi rút lui khỏi Trung Quốc năm 2021. Các nền tảng nội tương tự lại không hấp dẫn. Theo Liang, ngay cả khi có thể dùng VPN để vào LinkedIn, cách này không hiệu quả vì thị trường tuyển dụng đã bão hòa, cô thất bại với các phương thức tìm việc truyền thống.

Dù vậy, bản thân Tinder lại không khuyến khích hành động này. Người phát ngôn khẳng định Tinder được thiết kế để thúc đẩy các mối quan hệ cá nhân, không phải công việc. Những người dùng Tinder để tìm kiếm quan hệ lãng mạn cũng chỉ trích điều đó và nói không còn tin vào động cơ của người khác.

Romy Liu, từng làm cho một công ty săn đầu người ở Hàng Châu, nhận xét: từ góc độ của người tuyển dụng, ứng viên tìm cơ hội việc làm qua Tinder cho thấy người này sở hữu “kỹ năng xã hội tốt” và tạo ấn tượng đủ mạnh để được giới thiệu công việc. Tuy nhiên, cô cảnh báo không phải nhà tuyển dụng nào cũng có cái nhìn khoan dung với Tinder. “Nếu một công ty quốc doanh biết bạn tìm việc làm trên Tinder, tôi cho rằng họ có thể đưa bạn vào ‘danh sách đen’ vĩnh viễn”,cô nói.

Một yếu tố khiến tìm việc trên Tinder có vẻ hiệu quả hơn tại Trung Quốc là phần lớn chuyên gia có trình độ học vấn cao sử dụng nó. Trong khi đó, tại Pháp, theo Zoey Zeng, người đang làm trong lĩnh vực tài chính ở Paris, Tinder nổi tiếng là nơi tìm bạn tình. 

(Theo CNBC)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
- Ngày 26/6, VietNamNet tổ chức bàn tròn trực tuyến với chủ đề "kỹ năng cho phát triển, góc nhìn doanh nghiệp" với các khách mời đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu về nguồn nhân lực và lãnh đạo các doanh nghiệp, công ty lớn.

Là một chủ đề "nóng", chương trình đã nhận được hơn 200 câu hỏi và kéo dài thêm 30 phút so với dự kiến.

Nhiều vấn đề đặt ra với giáo dục Việt Nam đã được thảo luận. VietNamNet sẽ lần lượt đăng tải nội dung của bàn tròn này.

Khách mời:

Ông Christian Bodewig, chuyên gia kinh tế cao cấp và điều phối viên quốc gia về phát triển con người của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Ông Luis Benveniste, Giám đốc phụ trách Giáo dục, Ban Phát triển Con người của Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám Đốc Thường Trực - Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

Phạm Thị Hồng Ánh, Giám đốc Nhân sự, Công ty Ernst & Young Việt Nam.

(xem thông tin chi tiết về khách mời TẠI ĐÂY)

Trong phần đầu tiên của chương trình được giới thiệu dưới đây, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra "một tin tốt" của giáo dục Việt Nam, đồng thời cũng không né tránh những vấn đề tụt hậu trong khu vực.

{keywords}

Bàn tròn trực tuyến với chủ đề kỹ năng cần thiết cho sinh viên để thành công với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới và lãnh đạo các tập đoàn lớn đang hoạt động tại Việt Nam diễn ra sôi nổi. Ảnh: Lê Anh Dũng

 

Nhà báo Hạ Anh: Xin kính chào quý vị! Năm 2012, VietNamNet đã tổ chức buổi trực tuyến “Từ gạo đến robot, Việt Nam đã chuẩn bị gì cho nguồn nhân lực tương lai”, trong đó Ngân hàng Thế giới có giới báo cáo khảo sát thực trạng nhân lực ở 350 doanh nghiệp Việt Nam. Có mặt ở đây là ông Christian, ông có thể chia sẻ một số thông tin cơ bản từ bản báo cáo đó.

Ông Christian Bodewig:Xin cảm ơn rất nhiều đã cho chúng tôi cơ hội tham dự thảo luận này.

Chúng tôi đã thực hiện một khảo sát với các doanh nghiệp chuyên về dịch vụ ở TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Trọng tâm của khảo sát này là để tìm hiểu xem các nhà tuyển dụng cần những loại kỹ năng gì ở người lao động.

Sự đặc biệtcủa khảo sát này là phân biệt các loại kỹ năng khác nhau.

Khảo sát đặt ra câu hỏi về các loạikỹ năng liên quan tới chuyên môn, kỹ thuật. Chẳng hạn, người lao động có khả năng làm việc như một kỹ thuật viên ngành điện hay không, hoặc có kỹ năng để làm kỹ sư hay không.

Nó cũng đặt câu hỏi về kỹ năng đọc viết, nhận biết vấn đề, tư duy phản biện.

Khảo sát này còn đặt vấn đề về những kỹ năng liên quan tới hành vi, những kỹ năng mềm như: giao tiếp, làm việc theo nhóm…

Ngoài ra, những câu hỏi về tầm quan trọng của các kỹ năng như kỹ năng nhận thức, kỹ năng hành vi…cũng được đề cập tới

Nhà tuyển dụng nói rằng các kỹ năng này rất quan trọng. Chẳng hạn, lãnh đạo là kỹ năng hết sức quan trọng đối với những người làm công việc văn phòng, hay khả năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng rất quan trọng đối với cả “công nhân cổ trắng” hay người làm công việc tay chân.

Còn kỹ năng tư duy phản biện cũng hết sức quan trọng với những người làm công việc văn phòng, hay kỹ năng giao tiếp cũng là kỹ năng mà các nhà tuyển dụng rất mong chờ ở người lao động.

Những kỹ năng này, người lao động có thể thu được thông qua quá trình học phổ thông chứ không phải là  thứ học được ở trường đại học hay dạy nghề.

{keywords}

Ông Christian Bodewig: Làm sao để ‘nhà trường’ và ‘nhà tuyển dụng’ gần nhau hơn? Đây là một chủ đề nóng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

 

Khi chúng tôi hỏi nhà tuyển dụng về tầm quan trọng của kỹ năng nhận thức cũng như kỹ năng hành vi, ở những nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam rất nhiều như Đức, Anh…, cũng có ý kiến tương tự.

Các nhà tuyển dụng nói rằng sinh viên tốt nghiệp đại học và các ứng viên xin làm công việc văn phòng không phải đã có được tất cả các kỹ năng mà người sử dụng mong muốn.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, có sự thiếu khớp nối giữa mong muốn của nhà tuyển dụng với những kỹ năng mà người lao động có được.

Câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao đảm bảo được hệ thống giáo dục có thể giúp cho người lao động có được tất cả các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công việc, nhưng đồng thời cũng có được các kỹ năng về hành vi cũng như là kỹ năng về nhận thức mà người sử dụng lao động mong muốn?

Làm sao để ‘nhà trường’ và ‘nhà tuyển dụng’ gần nhau hơn? Đây là một chủ đề nóng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Nhà báo Hạ Anh:Như anh Christian vừa nói thì “chủ đề này không chỉ nóng ở Việt Nam mà còn nóng ở thế giới nữa’. Trong chương trình hôm nay còn có ông Luis Benveniste, Giám đốc phụ trách Giáo dục, Ban Phát triển Con người của Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Ông có thể cung cấp một cách tổng quan và ngắn gọn nhất cho độc giả Vietnamnet những thông tin về “độ nóng” này ở khu vực.

Ông Luis Benveniste:Đúng như chị nói, đây là một chủ đề hết sức quan trọng trong khu vực. Các nước trong khu vực rất mong muốn tập trung vào đề đào tạo cho người lao động có được những kỹ năng mà người sử dụng mong muốn.

Tôi nghĩ rằng, một ý hết sức quan trọng và cũng liên quan đến điều mà ông Christian đã nói lúc nãy, đó là chúng ta phải chuyển hướng trọng tâm.

Thay vì chỉ chú trọng đến số năm mà người lao động đã đi học cũng như loại bằng cấp mà họ có được thông qua thời gian học tập ấy, chúng ta phải chú trọng nhiều hơn nữa đến kỹ năng, năng lực mà người lao động có thể thu được sau những năm học tập đó.

Một đặc điểm cũng rất thú vị trong công trình nghiên cứu ở khu vực này đó là giúp chúng tôi có thể đối chuẩn về hiện trạng của Việt Nam so với tình hình ở các nước kháccó cùng trình độ phát triển hoặc những nước lân cận ở trong khu vực; để chúng tôi có thể hiểu tổng thể xem các nước đang ở giai đoạn nào và họ có những điểm mạnh, điểm yếu gì.

Một ý nữa là, công trình nghiên cứu này cho phép chúng tôi khớp nối giữa thế giới nơi học đường với thế giới việc làm.

{keywords}

Ông Luis Benveniste: "Chúng ta phải chú trọng nhiều hơn nữa đến kỹ năng, năng lực mà người lao động có thể thu được sau những năm học tập đó". Ảnh: Lê Anh Dũng

Nhà báo Hạ Anh:Ông vừa đưa ra một thông tin tôi nghĩ cũng khá thú vị. Đó là báo cáo này cung cấp một đối chuẩn của Việt Nam với thị trường lao động khu vực. Nói một cách ngắn gọn nhất thì ông có thể cho biết trình độ nguồn nhân lực của Việt Nam đang ở mức độ nào trong khu vực?

Ông Luis Benveniste:Chúng tôi đã kiểm tra trình độ, kỹ năng của người lao động ở độ tuổi từ 15 đến 64 ở Việt Nam, Vân Nam (Trung Quốc), Lào, Sri Lanka, Bolivia.

Một trọng tâm là kiểm tra trình độ đọc hiểu của người lao động.

Theo đó, những người trưởng thành làm việc ở Việt Nam cũng như ở Vân Nam (Trung Quốc) có khả năng đọc tốt hơn rất nhiều so với những người trưởng thành trong lực lượng lao động ở Lào, Sri Lanka và Bolivia.

Những bằng chứng từ nghiên cứu này cũng như những nghiên cứu khác cho thấy,kỹ năng về tính toán cũng như kỹ năng đọc viết của người lao động Việt Nam rất tốt.

Và đây là một điểm mạnh của Việt Nam. Có lẽ, đây cũng là một lý do mà Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất nhanh chóng, đặc biệt là về tăng trưởng kinh tế cũng như các khía cạnh khác trong 20 năm vừa qua.

Đây là điểm mà chúng ta rất cần nói đến, bởi vì thường người dân Việt Nam rất hay phê phán hệ thống giáo dục. Nhưng bằng chứng ở nghiên cứu này cũng cho thấy, đây là một tin tốt xét từ khía cạnh này.

Một điều nữa là chúng tôi cũng so sánh những bộ phận khác nhau của hệ thống giáo dục ở Việt Nam với những bộ phận khác nhau ở các hệ thống giáo dục ở các nước khác.

Ví dụ, chúng tôi so sánh hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam với hệ thống đào tạo nghề ở Singapore và Hàn Quốc; không chỉ giai đoạn hiện nay mà nhiều giai đoạn khác nhau, trong vòng 30 năm vừa qua.

Nếu xét về khía cạnh là sự trao đổi thông tin, cũng như mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo nghề thì Việt Nam hiện nay không làm tốt bằng so với hệ thống đào tạo nghề ở Hàn Quốc và Singapore. Đồng thời, Việt Nam cũng không làm tốt bằng Hàn Quốc và Singapore cách đây khoảng 20 năm, xét ở khía cạnh này.

Vì vậy, có nhiều điểm mà Việt Nam cần cải thiện để tiến bộ hơn nữa. Để làm sao ở cấp cao của hệ thống giáo dục có thể xây dựng được những hệ thống đảm bảo người lao động có được những kỹ năng phù hợp với công việc, để họ có thể thành công trong thị trường.

Nhà báo Hạ Anh:Liên quan tới vấn đề mà các ông vừa nêu, bạn đọc Bùi Hoàng Ly có câu hỏi: “Nhiều doanh nghiệp nước ngoài hay các tập đoàn đa quốc gia khi đầu tư hay hoạt động tại Việt Nam thường “thuê ngoài”  ở các nước cùng khu vực như Thái Lan, Malaysia - thậm chí, tại các nước có nền kinh tế ngang tầm Việt Nam như Indonesia hay Philippines - thay vì tìm kiếm nhân lực chính tại Việt Nam. Vậy đây có phải là một thực tế phổ biến hay không và sự khác biệt trình độ, kỹ năng, thái độ làm việc giữa nhân lực của Việt Nam và các nước đó là gì?”

Ông Christian Bodewig:Vâng, đây là một câu hỏi khó đấy!

Chúng ta thấy, doanh nghiệp thường đưa ra các quyết định đầu tư hoặc có những hoạt động ở các nước khác nhau dựa trên một số tiêu chí cũng như sự cân nhắc cụ thể của họ. Chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố để cân nhắc; nhưng ngoài ra, còn nhiều nhân tố khác nữa.

Tôi nghĩ rằng Việt Nam cũng đang làm rất tốt trong việc thu hút các công ty quốc tế hay các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các tên tuổi rất lớn như Intel, Samsung, Toyota hay General electric. Đây là những tên tuổi rất lớn, đã lựa chọn đầu tư vào Việt Nam. Họ đã đến Việt Nam đầu tư là một tín hiệu tốt.

{keywords}

Ông Christian Bodewig: "Chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố để cân nhắc; nhưng ngoài ra, còn nhiều nhân tố khác nữa". Ảnh: Lê Anh Dũng

 

Ông Luis Benveniste:Có một điểm tốt nữa là họ mang đến rất nhiều ý tưởng mới hay những cách tiếp cận mới.

Chẳng hạn như trong việc tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp giữa các doanh nghiệp với trường đại học hay các trường đào tạo nghề. Tất nhiên, những công ty này có kinh nghiệm lâu năm trong việc tuyển dụng nhân sự cũng như hợp tác với các trường đại học, cơ sở đào tạo. Các doanh nghiệp trong nước cũng có thể học theo.

Một số tổng giám đốc điều hành của những công ty quốc tế hay những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mà tôi trao đổi cũng nói những ý rất tương đồng với kết quả của nghiên cứu này.

Họ nói rằng sinh viên tốt nghiệp đại học của Việt Nam không có được những kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến công việc được cập nhật nhất hay thực tế nhất để có thể bắt tay vào công việc ngay từ ngày đầu sau khi được tuyển dụng.

Đồng thời, không phải lúc nào người lao động cũng có những kỹ năng, khả năng tư duy phản biện hay kỹ năng giải quyết vấn đề tốt như ở các nước khác trên thế giới.

Khi nhận thức được điều này, các công ty quốc tế cũng có những hành động hợp tác, bắt tay với trường đại học để hai thế giới ấy gần với nhau hơn.

Như vậy, họ cũng giúp tăng cường chất lượng của các sinh viên tốt nghiệp để đáp ứng được nhu cầu công việc của mình.

{keywords}

Ông Lê Tiến Trường: "Trong 3 vạn sinh viên có 1 - 2 sinh viên giỏi ở mức xuất sắc thì không đủ để đánh giá chất lượng của 3 vạn người còn lại". Ảnh: Lê Anh Dũng

 

Nhà báo Hạ Anh:Liên quan tới câu chuyện giáo dục trong nước - quốc tế, có một câu hỏi của bạn đọc Hoàng Lê Phương gửi tới khách mời Lê Tiến Trường: Ông có thể cho  biết vì sao chưa có cơ sở đào tạo đại học nào ở Việt Nam nằm vào top 200 những trường đại học tốt nhất trên thế giới; trong khi đó Viêt Nam thường soán ngôi "top ten" trong các kỳ thi Olympic quốc tế các môn Toán, Lý, Hóa... ở bậc phổ thông?

Ông Lê Tiến Trường: Trước hết, tôi không phải là một chuyên gia giáo dục chuyên nghiệp, cho nên việc bàn luận mang tính chất quan điểm cá nhân.

Tôi nghĩ là cũng dễ hiểu giữa chuyện kết quả đỉnh cao và một mặt bằng diện rộng. Một ngôi trường nằm trong top giáo dục của thế giới có nghĩa là đứng về mọi mặt, kể cả chương trình, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, khả năng giảng dạy, kiểm tra, đánh giá chất lượng của học viên – tất cả hệ thống đó phải hoàn chỉnh. Thế còn, trong 3 vạn sinh viên có 1 - 2 sinh viên giỏi ở mức xuất sắc thì không đủ để đánh giá chất lượng của 3 vạn người còn lại.

Tôi làm sản xuất nhiều năm thì cũng hiểu đó là nguyên tắc của kiểm soát chất lượng thôi. Có 1 - 2 sản phẩm xuất sắc thì gọi là sản phẩm dị biệt, chứ không phải là sản phẩm phổ biến. Bao giờ 90% sản phẩm tạo ra ở các cơ sở đào tạo đạt mức chất lượng cao thì đấy sẽ là một cơ sở đào tạo chất lượng cao. Chuyện này không có gì là phi logic cả.

(còn tiếp)

  • Thực hiện:Ban Giáo dục
" alt="Nhân lực Việt tụt hậu hơn Hàn, Sing 20 năm trước" width="90" height="59"/>

Nhân lực Việt tụt hậu hơn Hàn, Sing 20 năm trước

Theo đó, Thành ủy TP.HCM yêu cầu phải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, quản lý tập trung của Nhà nước đối với công tác xét duyệt cán bộ thuộc hệ thống chính trị thành phố đi nước ngoài.

Thực hiện phân công, phân cấp, ủy quyền gắn với xác định trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong xét duyệt nhân sự đi nước ngoài; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện công tác này…

Thành ủy TP.HCM vừa ban hành Quy định 2184 về quản lý và xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài. (Ảnh: Việt Dũng)

Thành ủy TP.HCM vừa ban hành Quy định 2184 về quản lý và xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài. (Ảnh: Việt Dũng)

Cũng theo quy định, chưa cử, chưa cho phép đi nước ngoài đối với cán bộ thuộc đối tượng tạm hoãn xuất cảnh, cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh theo quy định pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Các cơ quan, đơn vị đang thanh tra, kiểm tra mà trong đó cán bộ có trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến nội dung thanh tra, kiểm tra tại cơ quan, đơn vị công tác; đang trong thời gian xem xét kỷ luật; đang bị đình chỉ, tạm đình chỉ công tác cũng không được phép đi nước ngoài.

Chưa cử, chưa cho phép đi nước ngoài với cán bộ thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm; đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự; đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế…

Thành ủy TP.HCM cũng nghiêm cấm việc tự ý đi nước ngoài mà không xin phép cơ quan chủ quản, cấp có thẩm quyền; tự ý đi nước ngoài trước khi được sự chấp thuận của cơ quan chủ quản, cấp có thẩm quyền; không trung thực trong việc kê khai mục đích đi nước ngoài; sử dụng ngân sách nhà nước để đi nước ngoài về việc riêng…

Quy định 2184 của Thành ủy TP.HCM cũng đề ra nguyên tắc xét duyệt đi nước ngoài. Trong đó, việc chọn, cử, cho phép cán bộ đi nước ngoài phải xuất phát từ yêu cầu thật cần thiết, tránh trùng lắp, triệt để tiết kiệm, bảo đảm an ninh, bí mật quốc gia, bí mật cơ quan đã và đang công tác. Việc đi nước ngoài không ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực thi công vụ của cơ quan, đơn vị và cán bộ…

Đáng chú ý, cán bộ được cấp có thẩm quyền xét duyệt cho phép đi nước ngoài về việc công không quá 2 lần/năm. Trường hợp đặc biệt, cán bộ phải đi nước ngoài về việc công hơn 2 lần/năm thì phải được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm...

Thành ủy cũng lưu ý, không bố trí 2 lãnh đạo chủ chốt của một cơ quan, đơn vị, địa phương cùng tham gia một đoàn công tác nước ngoài, trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép. Cán bộ nghỉ phép đi nước ngoài về việc riêng theo đúng quy định về lao động.

TP.HCM nghiêm cấm cán bộ đi nước ngoài do doanh nghiệp tổ chức và đài thọ hoặc do các doanh nghiệp nước ngoài mời đích danh.

TP.HCM nghiêm cấm cán bộ đi nước ngoài do doanh nghiệp tổ chức và đài thọ hoặc do các doanh nghiệp nước ngoài mời đích danh.

Quy định 2184 cũng nêu rõ quy định về thẩm quyền xét duyệt, phân công, phân cấp, ủy quyền quyết định cử, cho phép cán bộ đi nước ngoài (bao gồm việc công và việc riêng)...

Đáng chú ý, việc đi nước ngoài theo thư mời đích danh hoặc tài trợ của doanh nghiệp, Thành ủy TP.HCM chia làm 2 trường hợp.

Trường hợp đi nước ngoài có thư mời đích danh từ phía nước ngoài mà xét thấy thông tin của phía mời chưa rõ ràng, có yếu tố chính trị nhạy cảm thì cơ quan cử cán bộ đi nước ngoài có trách nhiệm phối hợp Công an TP.HCM xác minh, cho ý kiến về mặt an ninh, bổ sung hồ sơ đề nghị xét duyệt đi nước ngoài.

“Thành ủy TP.HCM nghiêm cấm cán bộ đi nước ngoài do các doanh nghiệp tổ chức và đài thọ hoặc do các doanh nghiệp nước ngoài mời đích danh, kể cả doanh nghiệp có tổ chức cơ sở đảng trực thuộc cấp mình quản lý”,quy định nêu rõ.

Trường hợp cần thiết cán bộ phải có mặt trong chuyến đi do thực hiện theo hợp đồng, dự án đã được ký kết với đối tác thì ngoài các thông tin cơ bản, phải cung cấp đầy đủ, minh bạch về nguồn kinh phí của chuyến đi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thành ủy TP.HCM cũng quy định trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức được giao thẩm quyền xét duyệt, quyết định cử, cho phép cán bộ đi nước ngoài. Trong đó, các cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị rà soát, thẩm định để bảo đảm việc xét duyệt cử, cho phép đi nước ngoài trong thẩm quyền được phân cấp, ủy quyền.

Tổ chức, cá nhân được phân cấp, ủy quyền quyết định chọn cử tập thể, cá nhân đi nước ngoài phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí khi đi công tác nước ngoài có sử dụng ngân sách nhà nước; phải chịu trách nhiệm về tính thiết thực, hiệu quả của chuyến đi, có trách nhiệm bồi hoàn để thu hồi nộp vào ngân sách đối với các trường hợp chi trái quy định pháp luật. Cán bộ được cử, cho phép đi nước ngoài cũng phải tuân thủ các quy định được nêu rõ. Sau khi về nước, trong thời gian 7 ngày làm việc phải báo cáo cho trưởng đoàn.

Chủ tịch UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo khẩn về triển khai thực hiện Quy định 2184 của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về quản lý và xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đi nước ngoài.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu và triển khai thực hiện Quy định 2184.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo UBND TP.HCM để xem xét, giải quyết.

Sở Nội vụ theo dõi tình hình thực hiện nội dung chỉ đạo này; chịu trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện theo đúng quy định; kịp thời báo cáo, đề xuất UBND TP.HCM các nội dung vượt thẩm quyền.

(Nguồn: sggp.org.vn)

Link: https://www.sggp.org.vn/tphcm-nghiem-cam-can-bo-di-nuoc-ngoai-do-cac-doanh-nghiep-to-chuc-va-dai-tho-post762889.html

" alt="TP.HCM nghiêm cấm cán bộ đi nước ngoài do doanh nghiệp tổ chức, đài thọ" width="90" height="59"/>

TP.HCM nghiêm cấm cán bộ đi nước ngoài do doanh nghiệp tổ chức, đài thọ