Chiếc xe tải đằng trước đang đi thì bỗng nhiên hai chiếc lốp lăn ra khỏi bánh… kết quả là những chiếc xe đi gần đó bị lãnh đủ. Đúng là một clip tai bay vạ gió.

Chiếc xe tải đằng trước đang đi thì bỗng nhiên hai chiếc lốp lăn ra khỏi bánh… kết quả là những chiếc xe đi gần đó bị lãnh đủ. Đúng là một clip tai bay vạ gió.
![]() |
Nhà báo Lê Xuân Trung - Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ chia sẻ những khó khăn của việc thu tiền người đọc báo online. Ảnh: Trọng Đạt |
Ở thời điểm đó, những tờ báo giấy có nguồn thu lớn từ bạn đọc, có lượng quảng cáo lớn không mặn mà cho sự ra đời của các phiên bản online. Do ít được đầu tư, phiên bản điện tử của các tờ báo này cũng không đem tới những nguồn thu như kỳ vọng.
Với những báo điện tử xuất phát điểm từ các công ty công nghệ hoặc hợp tác với đối tác công nghệ, họ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường báo mạng. Lượng độc giả và nguồn thu quảng cáo dồi dào ở thời kỳ đầu khiến các trang này cũng chưa tính tới giải pháp thu tiền người đọc báo online.
Tới khi mạng xã hội xuất hiện và hút phần lớn doanh thu quảng cáo tại Việt Nam, các trang báo điện tử mới bắt đầu nhận thấy sự thiếu hụt nguồn thu từ độc giả. Đến lúc này, người đọc đã hình thành thói quen thụ hưởng nội dung miễn phí từ các tờ báo. Cũng bởi vậy, người làm báo cứ mãi loay hoay tìm cách thu phí độc giả online.
Bản quyền nội dung: Điểm yếu chí tử của báo mạng
Ngoài thói quen tiếp nhận thông tin miễn phí của độc giả, cái khó của việc thu phí người đọc báo online còn nằm ở sự thiếu tôn trọng bản quyền lẫn nhau giữa các cơ quan báo chí.
Vấn nạn xào xáo, copy của các tờ báo mạng khiến nhiều bài viết có nội dung đều na ná. Điều này khiến việc bán sản phẩm của các tòa soạn gặp rất nhiều khó khăn.
![]() |
Việc thu phí báo chí online đòi hỏi các tòa soạn phải có nội dung chất lượng cao và khác biệ. Ảnh: Trọng Đạt |
“Không thể có một tin bài hay khi bài viết vừa xuất hiện là ngay lập tức tràn ngập trên các trang báo điện tử và mạng xã hội. Các báo điện tử liệu có sẵn sàng cam kết bảo vệ bản quyền cho sản phẩm của nhau không?”, nhà báo Lê Xuân Trung đặt câu hỏi.
Để bán được báo online, công tác bản quyền là điều mà những người làm báo chân chính bắt buộc phải nghĩ đến.
Nhà mạng “ăn" 70% doanh thu tiền bán báo
Một thách thức khác khi tiến hành thu phí người đọc báo online nằm ở công cụ thanh toán. Việc thiếu vắng công cụ thu phí là rào cản khiến các tờ báo online không thể thu phí ngay từ đầu. Đáng buồn hơn khi điều này vẫn đúng ngay cả ở thời điểm hiện tại.
Theo ông Lê Quốc Minh - Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, khó khăn nhất khi bán báo online chính là khâu thanh toán.
![]() |
Ông Lê Quốc Minh - lãnh đạo cơ quan báo chí đầu tiên tại Việt Nam triển khai giải pháp thu phí người đọc online. |
Là một trong những tờ báo tiên phong trong việc thu phí độc giả, trang Vietnamplus mà ông Minh từng làm Tổng biên tập đã bắt đầu cung cấp các nội dung thu phí từ tháng 6/2018.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Lê Quốc Minh cho biết, người Việt không thích thanh toán bằng thẻ tín dụng. Họ cũng rất ngại sử dụng ví điện tử. Để tiện lợi cho độc giả, đơn vị này đã liên kết với nhà mạng và chọn tài khoản viễn thông làm công cụ thanh toán online.
Ở thời kỳ đầu, tỷ lệ ăn chia mà nhà mạng áp đặt cho tờ báo này là 70 - 30. Trong đó, 70% doanh thu từ người đọc báo thuộc về nhà mạng, 30% thuộc về chủ sở hữu nội dung. Sau nhiều tranh đấu, dù từng được điều chỉnh thành 35 - 65, tỷ lệ này không kéo dài được lâu và nhanh chóng bị đẩy về mức cũ.
Theo ông Lê Quốc Minh, dù chỉ hưởng 30% doanh thu từ việc bán báo mạng, tòa soạn tiếp tục phải chia sẻ khoản tiền này cho các công ty công nghệ, đơn vị kinh doanh. Với tỷ lệ ăn chia về phương thức thanh toán như hiện nay, các tòa soạn chắc chắn sẽ không thể trang trải được chi phí hoạt động.
Vẫn còn rất nhiều điều phải làm để có thể thu phí người đọc báo online. Tuy vậy, “Chúng ta không thể cứ mãi làm việc không công. Thu phí người đọc báo là xu thế tất yếu phải xảy ra.”, ông Lê Quốc Minh khẳng định.
Đón xem kỳ 3: Mô hình kinh tế nào cho báo chí Việt Nam?
Trọng Đạt
" alt=""/>Vì sao khó thu tiền người đọc báo online?Đánh giá về thị trường BĐS năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, giá BĐS vẫn tăng. Trong đó, có những khu vực, dự án giá tăng trên 10% so với thời điểm đầu năm 2020.
Đáng lưu ý, trước việc tăng giá trên, có ý kiến cho rằng các địa phương ban hành bảng giá đất mới tăng hơn so với trước đây cũng là nguyên nhân làm tăng giá BĐS đặc biệt là BĐS nhà ở, gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh BĐS cũng như cơ hội có chỗ ở cho người thu nhập thấp.
![]() |
Việc các địa phương ban hành bảng giá đất mới tăng hơn so với trước đây chưa phải là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tăng giá nhà đất |
Tuy nhiên, Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS cho rằng, đối với một dự án BĐS thì chi phí về đất là một trong những chi phí đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến giá thành đầu ra của dự án. Nhưng cơ cấu, tỷ trọng chi phí về đất trong giá thành BĐS rất khác nhau đối với mỗi dự án. Bình quân, tại các khu vực đô thị tiền sử dụng đất chiếm khoảng trên dưới 10% giá thành căn hộ nhà chung cư; trên dưới 20-30% giá thành nhà liền kề thấp tầng; trên dưới 50% giá thành biệt thự (ở các khu vực ngoại thành, nông thôn với giá đất rất rẻ thì tỷ lệ này thấp hơn; ở các khu vực trung tâm đô thị với giá đất rất cao thì tiền sử dụng đất lại là chi phí chủ yếu trong giá thành).
Có thể thấy, vừa qua, các địa phương đã có Quyết định ban hành hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng trong năm 2021 để áp dụng thực hiện. Theo đó, giá đất được các địa phương ban hành có mức tăng bình quân khoảng 15-20% so với bảng giá đất giai đoạn 5 năm trước.
“Như vậy, trường hợp chi phí về đất của một dự án bất động sảnđược căn cứ trực tiếp từ giá đất trong bảng giá đất được ban hành thì việc tăng giá đất khoảng 15-20% của các địa phương cũng chỉ làm tăng giá thành BĐS nhà ở khoảng 1,5-5%” – đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS cho biết.
Còn đối với các dự án BĐS thực hiện thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì chi phí về đất của dự án chịu tác động bởi giá đất của thị trường (lúc đó việc điều chỉnh bảng giá đất của địa phương chỉ có tác động gián tiếp).
![]() |
Cơn sốt đất bùng lên tại Hớn Quảng xì hơi chỉ sau khoảng 10 ngày |
Mặt khác, việc áp dụng khung giá đất, bảng giá đất mới tại các địa phương chưa lâu (sớm nhất là từ thời điểm 01/01/2020); các dự án được hoàn thành và có sản phẩm chào bán ra thị trường trong năm 2020 chủ yếu là dự án thực hiện và áp dụng giá đất theo khung giá, bảng giá đất trước đó.
“Do vậy, việc các địa phương ban hành bảng giá đất mới tăng hơn so với trước đây chưa phải là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tăng giá nhà ở, đất ở của các dự án tại các địa phương trong năm 2020 và thời gian qua. Tuy nhiên, việc tăng giá đất cũng vẫn có phần tác động làm tăng giá bất động sản trong thời gian tới đặc biệt là giá nhà đất của người dân tại các khu vực hiện hữu” - Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS khẳng định.
Có hiện tượng giới đầu cơ lợi dụng “thổi giá” đất
Nhìn nhận từ thực tế trong việc tăng giá nhà đất thời gian qua, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS đánh giá hiện tượng tăng giá bất động sản tại các địa phương có nhiều nguyên nhân khác nhau như: khi dân số tăng, kinh tế phát triển, công nghiệp hóa – đô thị hóa nhưng nguồn cung chưa kịp đáp ứng dẫn đến lệch pha cung cầu; do chuyển dịch dòng vốn đầu tư để đảm bảo an toàn khi các kênh đầu tư khác gặp khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh;…
Bên cạnh đó, cũng theo Cục Quản lý còn do giới đầu cơ BĐS lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị...gây nhiễu loạn thông tin để "thổi giá" nhằm thu lợi bất chính...
![]() |
Chỉ từ thông tin doanh nghiệp đề nghị xây dựng 2 khu đô thị những lô đất xanh cỏ nhiều năm tại Quan Giai, xã Đồng Trúc trước đây chỉ 5 - 8 triệu/m2 sau vài ngày đã được đẩy lên đến 12 - 15 triệu, thậm chí 18 - 21 triệu/m2 |
Ngoài ra, giá cả thị trường nguyên, nhiên, vật liệu và chi phí đầu vào dự án bất động sản tăng cũng là nguyên nhân khiến giá thành sản phẩm bất động sảntăng theo.
Ghi nhận thị trường thời gian qua cho thấy, trên nhiều phân khúc chung cư, đất nền, thổ cư… ở khắp các tỉnh thành trên cả nước đều tăng giá. Đặc biệt, thị trường chứng kiến có những khu vực giá đất tăng dựng đứng tạo ra cơn sốt đất bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, những cơn sốt đất này đều chỉ diễn ra chóng vánh trong vòng một tuần đến 10 ngày.
Có thể thấy từ cơn sốt đất diễn ra tại xã Bình Ba (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vào tháng 2/2020, sau khi có thông tin một tập đoàn lớn đề xuất thực hiện dự án quy mô hơn 800ha, cũng chỉ kéo dài khoảng 2 tuần.
Tương tự tại xã Đồng Trúc (Thạch Thất, Hà Nội), vào tháng 3/2020 cũng chứng kiến cơn sốt đất trong khoảng 10 ngày với thông tin về Tập đoàn Vingroup đề nghị xây dựng 2 khu đô thị tại địa phương này.
Hay mới đây, một bộ phận người dân truyền tai nhau về việc sắp quy hoạch đất tại địa phương để xây sân bay Téc-Ních với diện thích 500ha tại xã An Khương, Tân Lợi huyện Hớn Quản (Bình Phước) thổi bùng lên cơn sốt đất cục bộ cũng khoảng 10 ngày tại đây.
![]() |
Theo chuyên gia BĐS, việc người dân chỉ tập trung vào hưởng lợi từ việc lên giá đất mà không chú trọng đến việc tăng giá trị thặng dư từ lao động sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế (Ảnh: Giới "cò" đất hoạt động rầm rộ tại xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào tháng 2/2020) |
Đặc điểm những cơn sốt đất “chết yểu” trên là đều ăn theo các thông tin chưa rõ ràng về các đề xuất xây dựng dự án hạ tầng quan trọng như sân bay, cao tốc, hay các đại đô thị của các doanh nghiệp lớn đang có kế hoạch triển khai. Thông qua lực lượng "cò đất" hùng hậu, giá đất được đẩy lên cao chóng mặt. Giao dịch chủ yếu là lướt cọc, sang tay chứ không có giao dịch thật bởi những người này không có nhu cầu sử dụng đất.
Theo Bộ Xây dựng để quản lý, ổn định thị trường BĐS trong năm 2021 và giai đoạn tới Bộ đã và đang tích cực nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ nhiều cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm hàng hóa thị trường BĐS, tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu thật của thị trường.
Được biết, Bộ đã trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội.
Trong năm 2021, Bộ sẽ nghiên cứu trình Quốc hội, Chính phủ nhiều cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nhà ở và thị trường BĐS. Đồng thời nghiên cứu xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m2, giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m2) để trình Chính phủ xem xét ban hành.
Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng cho biết, Bộ sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát thị trường BĐS, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi, đối tượng lợi dụng thông tin (quy hoạch, nâng cấp đơn vị hành chính, chủ trương đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật lớn đặc biệt là về hệ thống đường giao thông,…) để làm giá, đẩy giá bất động sản lên cao nhằm thu lợi bất chính.
![]() |
Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch Công ty TAT Law firm, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, những hành vi thổi giá lên cao thu lợi hàng trăm, nghìn tỷ đồng rõ ràng là hành vi xâm phạm nghiêm trọng tới quá trình quản lý thị trường BĐS, xâm phạm tới lợi ích của người dân. “Đây là hành vi phạm tội, phải đưa vào chế tài hình sự, tức là hình sự hóa hành vi này. Việc chỉ ra, nhận biết được hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cần phải đưa vào Bộ luật Hình sự ngay để đảm bảo tính kịp thời, điều chỉnh các mối quan hệ bất bình thường trong xã hội. Đây là điều chúng ta nên làm ngay, làm sớm chỉ có như vậy mới đảm bảo được đời sống và quyền lợi của người dân”, luật sư Tú nhấn mạnh. |
Thuận Phong
Trong những năm qua, số lần sốt đất ảo diễn ra ngày càng nhiều. Việc chỉ tập trung vào hưởng lợi từ việc lên giá đất mà không chú trọng đến tăng giá trị thặng dư từ lao động sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
" alt=""/>Bộ Xây dựng tham mưu Thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm đầu cơ thổi giá đấtTất cả điều này diễn ra trong một thị trường đang hướng tới sản xuất năng lượng xanh với tốc độ phát triển rất nhanh. Một thị trường cũng đang bị thách thức bởi nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng cũ kỹ và áp lực từ các cơ quan quản lý và khách hàng trong việc giảm chi phí, cải thiện dịch vụ, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn có giá trị và giảm lượng khí thải carbon.
Sự thay đổi này đòi hỏi sự cân bằng ngày càng tốt hơn giữa các tài sản tập trung và phi tập trung, vì vậy chúng có thể được kết hợp để tạo ra các hệ thống điện ảo trong tương lai. Đó là lý do tại sao ngành năng lượng cần nắm bắt các công nghệ mới, bao gồm Internet vạn vật (IoT) và blockchain để đáp ứng nhu cầu hiện tại và sẵn sàng cho tương lai.
IoT trong lĩnh vực năng lượng
Số liệu từ Công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu Gartner ước tính rằng có hơn 1,1 tỷ thiết bị IoT được sử dụng trong mạng lưới điện trên toàn thế giới và con số này đang tăng lên nhanh chóng, được thúc đẩy bởi nhu cầu về các nguồn năng lượng tái tạo và bền vững, các hoạt động mạng được cải thiện và dịch vụ khách hàng khác biệt. Nhiều hộ gia đình trên khắp thế giới hiện có máy bơm nhiệt, pin mặt trời và tua bin gió. Đây đều là những yếu tố đóng góp lớn vào sự kết hợp các nguồn năng lượng với các giải pháp lưu trữ năng lượng mới, qua đó có cơ hội để tạo ra, lưu trữ và thậm chí bán năng lượng giữa các hộ gia đình và lưới điện.
Sự thay đổi này mang lại lợi ích to lớn cho môi trường và đang giúp các hệ thống năng lượng khử cacbon trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi các tài sản phi tập trung này trở thành những phần không thể thiếu của lưới điện, nhu cầu xác định, giám sát và kiểm soát chúng cũng trở nên cần thiết. Điều này rất quan trọng để đảm bảo lưới điện ổn định và người vận hành cũng như người sử dụng có thể sử dụng hiệu quả nhất công suất điện năng đã tạo ra.
Lưới điện là những cỗ máy siêu hiệu quả nhằm đạt đến trạng thái cân bằng ổn định. Sự mất cân bằng có thể gây ra những tác động nghiêm trọng trong việc lãng phí hoặc mất điện. Do đó, các giải pháp mới áp dụng vào lưới điện phải trở thành một phần không thể thiếu của trạng thái cân bằng mong manh này và cách tốt nhất để đảm bảo điều này diễn ra liền mạch là xác định và kết nối chúng bằng IoT. Vì IoT có thể làm cho dữ liệu về trạng thái của chúng luôn hiển thị trên toàn bộ hệ sinh thái năng lượng một cách an toàn.
Thêm blockchain để tăng cường bảo mật
Cách tốt nhất để đảm bảo cho tất cả các thiết bị mới có thể kết nối với lưới điện là sử dụng IoT. Tuy nhiên, một vấn đề cần quan tâm là làm sao để IoT được sử dụng an toàn và tin cậy trong hệ thống điện.
Khi số lượng các thiết bị phi tập trung này ngày càng tăng, thì nhu cầu chúng phải luôn được kết nối. Bằng cách sử dụng kết nối IoT, các thiết bị này có thể dễ dàng kết nối với mạng di động và sử dụng thẻ SIM của mạng di động, điều này cho phép mỗi thiết bị có thể được nhận dạng an toàn. Điều này cung cấp sự tin tưởng cần thiết cho các nhà khai thác năng lượng để có thể nhận ra, đánh giá và dựa vào các tài sản này trong lưới điện của họ.
Công nghệ blockchain lấy thẻ SIM làm trung tâm (SCB) cung cấp một cách hiệu quả để giúp sắp xếp và điều phối thế giới năng lượng phi tập trung ngày càng phức tạp. Khi SCB kết hợp với IoT, blockchain sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đáng tin cậy để cho phép nhận dạng mọi thiết bị, đơn giản hóa việc tích hợp an toàn các tài sản năng lượng phi tập trung trong mạng lưới.
Sức mạnh tổng hợp khi kết hợp blockchain và IoT với nhau sẽ tạo ra một cơ chế thích ứng và an toàn cho việc kết nối hàng triệu thiết bị trong lưới điện một cách đơn giản.
Phan Văn Hòa (theo Information-age)
Internet vạn vật (IoT) đang ngày càng trở nên phổ biến trong mạng lưới của các tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản trị IoT nhằm tuân thủ quy định và đảm bảo tính bảo mật là những thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp.
" alt=""/>IoT, blockchain sẽ quyết định tương lai của ngành năng lượng