当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Soi kèo phạt góc Porto vs MU, 02h00 ngày 4/10 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Osasuna vs Vallecano, 0h30 ngày 20/1: Lợi thế sân nhà
Đó là câu nói đầy ngọt ngào mà mẹ tôi dành tặng bố tôi suốt 3 thập kỷ. Điện thoại mẹ lưu số bố là "Vitamin C", còn bố thì lưu mẹ là "Vợ bé nhỏ". Tôi 28 tuổi ế chỏng chơ, thật sự quá ghen tị với tình yêu bỏng cháy của cặp đôi U60 trong chính căn nhà mình!
Mẹ luôn bảo bố sướng và bố cũng đồng tình với chuyện đó một cách rất thỏa mãn. Mẹ tôi chiều bố vô cùng, cái gì cũng chồng là nhất. Hồi bố chưa về hưu thì sáng nào mẹ cũng dậy nấu điểm tâm xong là lượt phẳng phiu quần áo treo lên chờ bố mặc. Chiều bố về nhà cửa đã tinh tươm, cơm tối sắp sẵn. Tối rảnh ông bà đèo nhau đi hẹn hò lượn quanh Hà Nội, bỏ lại đứa con gái đương tuổi xuân xanh lúc nào cũng sấp mặt đi học đi làm. Cuối tuần cả nhà quây quần ăn uống, đốt bếp nướng thịt ngoài sân hoặc rủ hàng xóm qua hát karaoke.
30 năm chung sống với nhau chả mấy khi thấy ông bà cãi cọ. Giận dỗi nhau thì như cơm bữa, nhưng dỗ qua lại mấy câu là đâu lại vào đó. Cái sướng nhất của bố chính là được tự do, có vợ con nhưng không ai quản cả. Mẹ tôi đặc biệt không giữ tiền của bố, ở thế hệ của họ thì đó là tư tưởng vô cùng tiến bộ. Song họ vẫn lập quỹ chung để chia sẻ tài chính trong gia đình, và bố thường chủ động đưa mẹ một khoản tùy ý để bà tiêu xài.
Cuộc sống của 3 người chúng tôi trong ngôi nhà ấy nói chung là hạnh phúc. Hàng xóm xung quanh ngưỡng mộ, bản thân tôi cũng rất thần tượng nhị vị thân sinh. Giữ hôn nhân êm đềm suốt mấy chục năm như thế đâu phải dễ! Biết bao nhiêu cám dỗ vây quanh, bố tôi lại là người đàn ông thành đạt khiến phụ nữ bên ngoài mơ ước. Bí quyết giữ lửa của bố mẹ tôi chỉ có một nguyên tắc đơn giản: Họ không hề ngủ chung giường với nhau!
Vâng, mọi người không đọc nhầm đâu. Bố mẹ tôi bắt đầu ngủ riêng từ bao giờ chẳng nhớ, nhưng có lẽ cũng hơn chục năm rồi. Tại bố hay thức khuya làm việc nên tôi không biết ông đã dọn lại phòng đọc sách từ lâu, kê thêm cái giường đơn và biến nó thành thế giới riêng. Tôi chỉ phát hiện ra điều bất thường trong nhà vào một hôm mẹ ốm. Bố bảo tôi trông mẹ, tôi bỗng thấy giường mẹ chỉ có một chiếc gối.
- Ơ sao bố mẹ có mỗi một cái gối thế ạ, hay bố mang đi ngủ ngoài sofa hả mẹ?
- Không, mẹ ngủ một mình mà.
Cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Cả bố và mẹ đều cư xử rất bình thường, ngày nào cũng nói cười vui vẻ. Không có biến cố gì xảy ra, gần đây họ cũng không có mâu thuẫn gì lớn. Ấy thế mà vợ chồng lại ngủ riêng? Tôi bỗng chột dạ nghĩ đến chuyện kinh khủng: Hay là bố hoặc mẹ ngoại tình?
Tôi theo dõi thêm vài hôm nữa, đúng là họ ngủ mỗi người một nơi... Ăn tối xong bố mẹ sẽ cùng nhau xem phim, ra công viên gần nhà đi dạo. Sau đó họ về nhà, bố hôn trán mẹ như thói quen, đắp chăn cho bà rồi ra khỏi phòng ngủ. Tôi toàn đi chơi về muộn hoặc ở rịt trên gác nằm ôm điện thoại nên chẳng hề hay biết.
Tại sao bố mẹ yêu nhau nhưng không hề ngủ chung?
Tôi đã lao đến hỏi mẹ câu đó sau chuỗi ngày mất ngủ. Lòng tôi như lửa đốt, thấp thỏm lo âu, sợ rằng bố mẹ giấu tôi chuyện gì đó ghê gớm. Họ sợ tôi tổn thương hay sao? Gia đình tôi vốn luôn rất tình cảm, bất kể điều gì cũng sẵn sàng chia sẻ với nhau. Vậy cớ gì bố mẹ lại không ngủ chung giường?...
Mẹ vẫn bình thản nấu phở sáng, cười phá lên khi thấy khuôn mặt nhăn nhó nóng nảy của tôi.
- Con đang nghĩ gì vậy?
- Bố mẹ bất hòa với nhau phải không, tại sao lại giấu con?
- Không hề, bố mẹ vẫn như hồi mới yêu.
- Thôi mẹ cứ nói thẳng cho con biết lý do 2 người ngủ riêng đi, con bức bối khó chịu cả tuần nay rồi. Con không thích suy diễn đâu. Ban ngày thì bố mẹ ôm nhau đi ăn đi chơi vui vẻ xong tối lại như người xa lạ. Làm gì có vợ chồng nào cư xử kỳ quặc thế, trừ khi có vấn đề.
- Chả vấn đề gì cả. Tại bố mẹ không thể giải quyết được chuyện điều hòa thân nhiệt của cả 2 nên tách ra thôi.
- Là sao mẹ, con chưa hiểu? Điều hòa thân nhiệt?
- À, bố con cái gì cũng hoàn hảo, chỉ có tật ngủ là cực xấu. Trời nóng thì đòi quấn chăn bông, trời lạnh thì ông ấy thích bật quạt. Mẹ kêu thì ông ấy trình bày nhiều quá đau đầu, thôi cứ ngủ riêng cho nó đỡ sứt mẻ. Bố mẹ cũng lớn tuổi rồi, con lớn bằng này rồi, còn gì mà thân mật nữa đâu. Mẹ thấy cũng chả có gì nghiêm trọng, ngủ riêng mẹ lại thấy khỏe hơn, đêm đỡ bị tỉnh nửa chừng vì ông ấy hay lọ mọ. Già rồi cần nghỉ ngơi giữ sức con ạ, không có gì phải băn khoăn đâu!
Cuối cùng cũng trút được hòn đá nặng. Tôi thở phào, nhưng vẫn thấy gờn gợn. Hóa ra câu chuyện chỉ xuất phát từ tranh cãi nhảm nhí thế thôi ư? Yêu nhau thắm thiết nhưng không chung chăn gối. Định nghĩa "bạn đời" của bố mẹ tôi lạ thật!
Theo Phụ nữ Việt Nam
" alt="Cưới nhau 30 năm, bố mẹ tôi vẫn tình cảm nhưng đêm lại lặng lẽ ngủ riêng"/>Cưới nhau 30 năm, bố mẹ tôi vẫn tình cảm nhưng đêm lại lặng lẽ ngủ riêng
Mỹ coi công nghệ bán dẫn là "trái tim" của cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu. Bán dẫn không chỉ là thành phần cốt lõi trong các thiết bị điện tử mà còn là yếu tố quan trọng trong các ngành công nghiệp khác như viễn thông, xe tự lái, trí tuệ nhân tạo (AI), và công nghệ quốc phòng.
Lo ngại Trung Quốc có thể lợi dụng công nghệ tiên tiến để phát triển các hệ thống quân sự vượt trội, thách thức sự thống trị toàn cầu, Washington đã áp đặt các biện pháp cấm vận mạnh mẽ nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei và SMIC, hạn chế khả năng tiếp cận của họ với công nghệ tiên tiến.
Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp bán dẫn. Các công ty Nhật Bản như Tokyo Electron và Nikon đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất thiết bị bán dẫn và cung cấp các vật liệu quan trọng như hóa chất, máy móc. Điều này khiến Nhật Bản trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Mỹ nhận ra rằng, nếu không có sự tham gia của Nhật Bản, các biện pháp cấm vận công nghệ đối với Trung Quốc sẽ thiếu hiệu quả.
Từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã không ngừng tìm cách gây ảnh hưởng đến các đồng minh để tạo ra một mặt trận chung chống lại sự trỗi dậy công nghệ của Trung Quốc.
Dưới thời Tổng thống Joe Biden, chính sách này tiếp tục được mở rộng với việc thúc đẩy các sáng kiến hợp tác công nghệ cao giữa các quốc gia đồng minh thông qua các tổ chức như "Quad" (bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, và Úc).
Vào tháng 7 năm 2023, Nhật Bản đã công bố một loạt biện pháp mới nhằm siết chặt kiểm soát xuất khẩu đối với các thiết bị công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn.
Quyết định này rõ ràng phản ánh áp lực từ Mỹ, khi Washington yêu cầu các quốc gia đồng minh áp dụng các biện pháp tương tự để đồng bộ với các chính sách cấm vận của Mỹ.
Chẳng hạn, Tokyo đã áp dụng hạn chế xuất khẩu đối với 23 loại thiết bị sản xuất bán dẫn, bao gồm máy quang khắc cực tím (EUV), công nghệ quan trọng để sản xuất chip tiên tiến.
Động thái này khiến các công ty Nhật Bản như Tokyo Electron chịu thiệt hại lớn khi mất đi thị trường Trung Quốc, vốn là một trong những khách hàng lớn nhất.
Tuy nhiên, dưới áp lực của Mỹ, Nhật Bản không có nhiều lựa chọn ngoài việc tuân theo các biện pháp này.
Việc Nhật Bản siết chặt cấm vận công nghệ với Trung Quốc có thể làm tổn hại đến quan hệ kinh tế giữa hai nước. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, và việc hạn chế xuất khẩu công nghệ bán dẫn có thể khiến mối quan hệ này căng thẳng.
Trung Quốc đã chỉ trích các biện pháp cấm vận này, cho rằng chúng là một phần của chiến lược "kiềm chế" sự phát triển của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối với Nhật Bản, áp lực từ Mỹ và sự phụ thuộc vào liên minh an ninh với Mỹ là những yếu tố quan trọng hơn.
Tokyo không thể bỏ qua việc duy trì mối quan hệ chiến lược với Washington, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.
(Tổng hợp)
Trung Quốc đạt cột mốc mới trong cuộc chiến bán dẫn với MỹChina Telecom, nhà mạng viễn thông Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước cho biết họ đã phát triển hai mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) được đào tạo hoàn toàn trên các chip sản xuất trong nước, một trong đó có tới một nghìn tỷ tham số." alt="Vai trò của Nhật Bản trong cuộc đối đầu bán dẫn Mỹ"/>Nhận định, soi kèo Reims vs Le Havre, 23h15 ngày 19/1: Chìm trong khủng hoảng
Việc giá nguyên liệu tăng đi kèm với vấn đề lạm phát đã làm dấy lên nguy cơ về một cuộc "khủng hoảng Kim chi", thực phẩm vốn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Hàn Quốc. Hiện tại, sản lượng Kim chi được cung cấp cho các siêu thị ở Seoul đã giảm còn một nửa, nhiều cửa hàng trực tuyến thậm chí còn không bày bán mặt hàng này.
Theo hãng tin Arirang, 2 nhà sản xuất Kim chi lớn nhất Hàn Quốc là Daesang và CheilJedang, đã tăng giá bán sản phẩm lên 10-11%, và dự kiến sẽ chưa dừng lại. Ở các nhà hàng và quán ăn, giá của Kim chi cũng tăng lên chóng mặt, có nơi gấp 3 lần so với năm ngoái. Một chủ cửa hàng gà rán ở ở Seoul chia sẻ, giá một cây bắp cải bây giờ gấp 3 lần giá một con gà. THậm chí, nhiều người Hàn Quốc đã bắt đầu gọi Kim chi là "geumchi", ý nói món ăn này giờ đắt như vàng.
Bên cạnh Kim chi, giá cả rất nhiều đồ ăn phổ biến tại Hàn Quốc cũng tăng phi mã trong thời gian vừa qua. Giá một suất gà rán tăng 11,4% vào tháng 7, giá cơm cuộn Kimbap tăng 11,5%, giá một tô mỳ tương đen tăng 15,3%.
Việt Dũng
Hàn Quốc bắt hàng trăm người nước ngoài làm việc bất hợp phápTheo Bộ Tư pháp Hàn Quốc, trong hàng trăm công dân nước ngoài làm việc bất hợp pháp bị bắt giữ ở nước này có 49 người Việt Nam." alt="Hàn Quốc đối diện 'khủng hoảng Kim chi'"/>Vợ chồng tôi ngơ ngác trước lời đề nghị của chị ấy. Dù chị chồng cho tôi thời gian suy nghĩ, tôi vẫn đắn đo rất nhiều. Chồng tôi thì bảo nên cho con gái theo bác vì chị giàu có, lại không có con, chị ấy cũng đảm bảo sẽ cho con tôi học trường quốc tế, sống cuộc sống sung sướng nhất. Sống với chị chồng, tương lai của con tôi sẽ rộng mở hơn nhiều. Nhưng là mẹ, làm sao tôi nỡ xa con gái của mình. Tôi nên quyết định như thế nào cho đúng nhất đây?
Theo Phụ nữ Việt Nam
Con tôi tròn 6 tuổi, chị chồng đưa ra lời đề nghị khiến cả nhà sửng sốt
Nếu huy động đóng góp “tự nguyện” nhiều thì các phụ huynh nghèo không muốn và không thể tham gia, nếu chỉ đóng góp ít để phù hợp các phụ huynh nghèo thì các phụ huynh khá giả lại không hài lòng vì nghĩ rằng con mình xứng đáng và có thể được nhiều hỗ trợ giáo dục hơn thế.
Thế lưỡng nan dai dẳng nhưng “hợp lý"
Thế lưỡng nan này không phải là vấn đề tạm thời mà sẽ kéo dài dai dẳng trong những năm sắp tới bởi tình hình phân hóa xã hội về kinh tế, văn hóa, nhận thức ở nước ta sẽ ngày càng gia tăng.
Trên góc độ kinh tế, nó sẽ dẫn đến sự khác biệt ngày càng lớn trong chi tiêu giáo dục giữa hộ gia đình khá giả và hộ gia đình thu nhập thấp.
Một phụ huynh đứng đợi con thi lớp 10 ở TP.HCM. Ảnh minh họa: Trương Thanh Tùng |
Điều tra về chi tiêu cho giáo dục năm 2015 - 2016 do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, nhóm hộ nghèo chỉ chi cho giáo dục 0,69 triệu đồng/1 đứa con/tháng, trong khi nhóm hộ giàu đã chi tới 4,85 triệu đồng/1 đứa con/tháng, tức là chênh lệch chi tiêu giáo dục giữa hai nhóm lên tới 7 lần! Kết quả điều tra cũng chỉ ra mức chênh lệch đó ở thành thị cao hơn ở nông thôn.
Việc sẵn sàng chi tiêu cho giáo dục của các hộ khá giả sẽ làm sâu sắc hơn thế lưỡng nan của hội phụ huynh vì các phụ huynh khá giả luôn sẵn sàng đề xuất các khoản chi tiêu lớn hơn.
Năm 2017, ban đại diện hội phụ huynh trường tiểu học Hoàng Diệu (Thủ Đức, TpHCM) đề xuất khoản thu 332 triệu cho các hoạt động tổ chức hội thi, lễ kỷ niệm, khen thưởng, hoạt động văn hóa, văn nghệ của học sinh. Dù sự phản ứng của nhiều phụ huynh đã khiến đề xuất được rút lại nhưng rõ ràng là thế lưỡng nan đã phơi bày ở mức gay gắt hơn trước.
Mặt khác, mức chi tiêu của nhóm gia đình khá giả cũng tạo xu hướng chi tiêu giáo dục cho cả xã hội, từ đó dẫn dắt xu hướng “tự nguyện” đóng góp của các hội phụ huynh trong cả nước, tức là tiếp tục tạo sức ép lên chi tiêu cho giáo dục của hộ nghèo.
Vẫn ở TP.HCM, năm 2018, hội phụ huynh đã góp khoảng 450 tỷ đồng để tài trợ hoạt động học của học sinh, khen thưởng, hỗ trợ cơ sở vật chất, sửa chữa trường, lớp… Nhìn rộng ra cả nước, theo cuộc điều tra năm 2015-2016 trên, các gia đình ở thành thị có xu hướng chi tiêu nhiều hơn gấp gần 3 lần so với các gia đình ở nông thôn (lần lượt là 3,07 triệu đồng/con/tháng so với 1,15 triệu đồng/con/tháng.
Giống như việc gia đình này cho con đi học thêm sớm thì gia đình khác cũng buộc phải “đua” cho con đi học thêm tương tự, chi tiêu giáo dục của hộ gia đình ở thành phố sẽ tạo ra mẫu hình, ngưỡng chi tiêu mà các hộ gia đình ở nông thôn có xu hướng thực hiện theo.
Nhóm gia đình khá giả ở nông thôn có thể muốn tổ chức nhiều hoạt động để con cái mình không thua thiệt với học sinh thành phố, trong khi đó nhóm gia đình có thu nhập thấp ở nông thôn không thể và không muốn “đua” như vậy.
Cần phải nhấn mạnh rằng, thế lưỡng nan này là ….“hợp lý” vì mỗi nhóm gia đình đều xuất phát từ nhu cầu và điều kiện của mình. Nhóm gia đình khá giả muốn con cái được học tập trong điều kiện thuận lợi nhất và sẵn sàng tự nguyện hỗ trợ trường. Nhóm gia đình có thu nhập thấp không thể đóng góp vượt điều kiện kinh tế gia đình dù rằng họ cũng muốn điều tốt nhất cho giáo dục con cái.
Nếu một lớp học có cả thỏ và rùa thì nhóm thỏ sẽ muốn cả lớp chạy nhanh trong khi nhóm rùa sẽ muốn cả lớp tiến lên chậm rãi. Không đề xuất nào của nhóm rùa và nhóm thỏ là phi lý vì cả hai đề xuất đều xuất phát từ nhu cầu và điều kiện khác nhau của mỗi nhóm.
Nhà trường có thể hóa giải thế lưỡng nan “cùng thuyền, không cùng hội”
Nhóm gia đình có thu nhập thấp không thể đóng góp vượt điều kiện kinh tế gia đình dù rằng họ cũng muốn điều tốt nhất cho giáo dục con cái. Ảnh minh họa: Một người mẹ ngóng con trong mùa thi lớp 10 ở Hà Nội - Thúy Nga |
Trong thế lưỡng nan này, các phụ huynh cùng thuyền nhưng không cùng hội, họ “đồng sàng” nhưng “dị mộng”. Trong vài năm trở lại đây, sự mâu thuẫn tăng cao đến mức đề xuất bỏ hội phụ huynh ngày càng mạnh mẽ hơn. Liệu xóa bỏ hội phụ huynh có phải là giải pháp cho vấn đề xuất phát từ sự phân hóa xã hội, đặc biệt là phân hóa giàu nghèo?
Các quy luật kinh tế và xã hội cho thấy, xóa bỏ hội phụ huynh không thể giải quyết được thế lưỡng nan bởi vì nhóm gia đình khá giả vẫn dẫn dắt xu thế chi tiêu nhiều cho giáo dục.
Nếu xóa hội phụ huynh thì sẽ có nhiều hội khác xuất hiện, tên gọi sẽ khác nhưng vai trò thì tương tự: hỗ trợ nhà trường trong việc tạo điều kiện tốt nhất cho việc giáo dục học sinh. Thêm vào đó, quá trình giáo dục học sinh luôn đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường mà hội phụ huynh là một kênh quan trọng cho sự phối hợp này.
Từ 9 năm trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 55 về điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh để điều chỉnh cách tổ chức và hoạt động của hội phụ huynh. Tuy nhiên, thực tế là hoạt động của hội phụ huynh vẫn bị lạm dụng dẫn đến mâu thuẫn, bất bình như trong sự kiện tại trường THPT Trương Định mới đây.
Cần phải xác định rằng, điều tốt nhất mà cơ quan quản lý giáo dục có thể làm là tạo cơ chế để học sinh từ mọi gia đình, không kể điều kiện kinh tế khác nhau thế nào, vẫn có cơ hội học tập bình đẳng, không hoặc ít bị tác động của phân hoá giàu nghèo. Dù Bộ Giáo dục và Đào tạo nắm quyền ban hành các quy tắc tổ chức hoạt động giáo dục thì các trường học mới là lực lượng trực tiếp thực thi.
Do đó, mâu thuẫn trong hoạt động của hội phụ huynh đòi hỏi vai trò rất quan trọng của trường để giải quyết. Về nguyên tắc, vai trò của hội phụ huynh là hỗ trợ, đứng bên cạnh nhà trường, còn nhiệm vụ giáo dục chính vẫn do nhà trường gánh vác. Chính vì thế, nhà trường phải hướng các khoản hỗ trợ của hội phụ huynh vào những việc giúp nâng cao chất lượng giáo dục, chứ không phải nâng cao hình thức cho trường.
Nhà trường sẽ quyết định tổ chức hoạt động gì và không tổ chức hoạt động gì, không thể “chuyển trách nhiệm” cho hội phụ huynh rằng “vì hội phụ huynh tự nguyện đề nghị” mà thực hiện những hoạt động tốn kém nhiều chi phí của phụ huynh. Các giáo viên có đủ năng lực dạy học sinh làm điều hợp lý cũng sẽ là người biết hoạt động nào hợp lý để nâng cao chất lượng giảng dạy, hoạt động nào gây lãng phí, “lạm thu”.
Thêm vào đó, thế lưỡng nan của hội phụ huynh có thể được hóa giải tốt hơn khi các hội phụ huynh cải cách cách thức vận hành và cách tổ chức thu quỹ hội phụ huynh mang tính tự nguyện đúng nghĩa. Trong tình hình hiện tại, không được nhầm lẫn sự vận hành “lệch lạc” của hội phụ huynh với vai trò của hội.
Vấn đề là phải bỏ đi cách vận hành “lệch lạc” đó, thay thế bằng cách vận hành dân chủ, minh bạch hơn.
TS. Dương Đức Đại
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
Những khoản thu “tự nguyện bởi không thể từ chối” đã gây ra những hệ lụy với môi trường giáo dục công lập, khắc sâu thêm xu hướng phân hóa xã hội về thu nhập và mức sống, đẩy nhiều gia đình vào tình thế khó xử...
" alt="Hội phụ huynh: Thế lưỡng nan vì cùng thuyền, không cùng hội"/>