Nhận định, soi kèo Dewa United vs Malut United, 15h30 ngày 25/4: Hoà tiếp lượt về


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Telavi vs Iberia, 22h00 ngày 24/4: Thất vọng kéo dài -
Trung Quốc - nơi có gần một nửa trong số 100 toà nhà cao nhất thế giới đã cấm xây dựng các tòa nhà chọc trời. Điều này diễn ra trong bối cảnh lo ngại cuộc chạy đua xây dựng trong 3 thập kỷ qua có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của các toà nhà và dẫn tới tình trạng thừa không gian văn phòng. Tháp 72 tầng rung lắc Trung Quốc cấm xây nhà chọc trờiTờ SCMP dẫn thông tin từ Uỷ Ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cho hay, các toà nhà mới cao hơn 500m sẽ không còn được phê duyệt xây dựng, trong khi các tòa tháp cao hơn 250m phải được hạn chế nghiêm ngặt và các toà nhà cao hơn 100m phải đảm bảo kỹ thuật và khả năng phòng cháy, chữa cháy.
Công trình Tháp Thượng Hải cao 632m nằm giữa những tòa nhà chọc trời khác Giám đốc nghiên cứu Martin Wong của Knight Frank cho biết, tuy nhiên, quy định này có thể không ảnh hưởng nhiều đến phân khúc bất động sản thương mại vì các toà nhà này cao từ 180m-200m.
Yêu cầu này được đưa ra 2 tháng sau vụ rung lắc không lý giải được nguyên nhân của toà nhà 72 tầng SEG Plaza tại Thâm Quyến. Động thái này được xem là chấm dứt sự bùng nổ xây dựng xây các tòa nhà chọc trời. Quá trình xây dựng này dẫn tới Trung Quốc đại lục là nơi có 5 tòa tháp trong 10 công trình cao hơn 500m trên thế giới, tất cả đều được hoàn thành trong 6 năm qua.
Các tòa nhà chọc trời mọc lên tương đương với tỷ lệ bỏ trống ở mức cao. Các chủ đầu tư phải cạnh tranh để tìm khách thuê nhằm lấp đầy không gian trống.
Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu - mỗi thành phố có 1 toà nhà trong 10 tòa nhà cao nhất thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ bị bỏ trống cũng cao nhất cả nước với tổng diện tích 7,9 triệu m2 trong quý II/2021.
Tháp Thượng Hải được hoàn thành năm 2015 là toà nhà cao nhất Trung Quốc. Công trình cao 632m nằm ở khu Phố Đông. Bên trong có 128 tầng, chủ đầu tư cũng mất nhiều năm vật lộn để lấp đầy 576.600m2 không gian các tầng.
Trung tâm Tài chính CTF Thiên Tân cao 530 mét là tòa nhà cao thứ 7 thế giới, được hoàn thành hồi năm 2019 Tòa nhà cao thứ hai Trung Quốc là trung tâm tài chính Ping An cao 115 tầng hoàn thành năm 2017 ở Thâm Quyến. Đây là trụ sở chính của công ty bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc.
Ít nhất 20 tòa nhà chọc trời đang được lên kế hoạch xây dựng ở Trung Quốc. Trong đó, có 6 toà nhà cao hơn 500m, một số công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Cao nhất trong đó là toà tháp Goldin Finance 117 cao 597m với 128 tầng nằm ở Thiên Tân, dự kiến hoàn thành năm 2022.
China Evergrande - công ty bất động sản lớn ở Trung Quốc đang đầu tư xây dựng trung tâm tài chính quốc tế Evergrande cao 518m ở Hợp Phì, An Huy, dự kiến hoàn thành năm 2025. Đây là tòa nhà hình cây tre cao 128 tầng.
Trưởng nhóm nghiên cứu Trung Quốc của công ty Savills - James MacDonald cho biết: "Chất lượng tòa nhà, thông số kỹ thuật, thiết kế, hiệu quả quan trọng hơn chiều cao, tạo ra giá thuê cao hơn".
Diệu Quỳnh (Theo SCMP)
Tòa nhà nào trong tương lai sẽ thống lĩnh bầu trời châu Á?
Hiện nay, 22 trong số 25 tòa nhà cao nhất thế giới đều nằm ở châu Á, 3 tòa còn lại thì nằm ở Mỹ. Nhưng tới năm 2030, châu Á sẽ sở hữu nhiều hơn những công trình phá kỷ lục tòa nhà cao nhất thế giới
"> -
Bản làng phục vụ cappuccino và espresso, du lịch đổi thay cả vùng quê ma tuýMột khu du lịch nằm trọn trong hẻm núi ở Hang Kia - Pà Cò đang được xây dựng. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Đưa dịch vụ 5 sao vào những ngôi nhà 0 sao
Theo ông Bình, từ năm 2013, khi ông và các cộng sự bắt tay vào làm du lịch homestay, không ai tại Việt Nam biết khái niệm này là như thế nào. Do đó, doanh nghiệp phải thực hiện mọi thứ từ đầu.
Khi hợp tác với cư dân bản địa mở homestay, bước đầu, công ty không bao giờ kêu gọi người dân bảo tồn văn hoá. Đơn giản nhất, phải làm cho người dân tăng thu nhập đầu tiên.
Khi người dân có thu nhập tăng từ du lịch, ông Bình mới nói với họ rằng, du khách tới đây để trải nghiệm thiên nhiên, tìm hiểu văn hoá. Nếu những thứ đó mất đi, họ sẽ không còn khách. Do đó, bà con phải tự giác biết cách bảo tồn truyền thống, còn không sẽ mất tiền từ du lịch.
Và đây là cách mà ông Bình, người được mệnh danh là “phù thuỷ homestay Việt Nam” thực hiện cùng chủ nhà, để hút du khách.
Thứ nhất, khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu địa phương để làm du lịch. Các vật dụng trong nhà nên có tính đặc thù.
Đơn cử, máng ăn bằng tre cho gà cũng được CBT cải tiến thành đồ đựng nĩa, dao. Du khách phương Tây thích thú và còn mua vật dụng đó khi họ quay về nước.
Về nội thất, tất cả các đèn trang trí được làm bằng ống tre. Nhà vệ sinh không sử dụng vật liệu inox đắt tiền mà sử dụng vật liệu địa phương. Khu vệ sinh chỉ xây gạch phía dưới nền, toàn bộ khung trên làm bằng tre. Bởi, không bao giờ du khách tới các bản làng lại thích nhìn vật liệu bê tông, vốn quá quen thuộc.
Thứ hai, việc cải tạo nhà làm homestay cần thực hiện khéo léo. Đơn cử, từ một hồ cá, công ty ông Bình phát hiện hồ này có nguồn nước từ trên thượng nguồn chảy về, nên ông cải tạo thành hồ bơi. Giờ đây, hồ bơi bé tại homestay này được du khách cả thể giới biết tới.
Hay, thay vì để khoảng trống phía dưới làm chỗ buộc trâu, ông cải tạo thành các quầy bar cho du khách. Chủ homestay dọn dẹp sạch sẽ không gian, không để mùi hôi thối, côn trùng trong quá trình khách lưu trú.
Ông Dương Minh Bình nói về câu chuyện du lịch cộng đồng thay đổi bản làng ma tuý. (Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam) Thứ ba, đưa dịch vụ 5 sao vào những ngôi nhà 0 sao. Ở đây, công ty đưa những dịch vụ dễ đào tạo, không tốn tiền vào các homestay du lịch cộng đồng và bắt buộc người dân phải làm cho bằng được.
Dẫn chứng, trước đây, đi từ Tây Bắc sang Đông Bắc, du khách chỉ thấy có thịt lợn luộc hay gà luộc. Giờ đây, các món ăn đã được chế biến với phong vị đa dạng hơn để phù hợp với cả du khách nước ngoài, hay khách du lịch 3 miền Bắc-Trung-Nam.
Doanh nghiệp này đưa đầu bếp khách sạn 5 sao tới, để hướng dẫn cho chủ homestay cách sử dụng nguyên liệu địa phương, chế biến món ăn để ai cũng có thể ăn được.
Giờ đây, trong nhiều bản làng vùng núi, chủ homestay đã biết làm sốt mayonnaise, làm mắm môm. Họ còn có máy pha cà phê, sẵn sàng phục vụ cappuccino hay espresso cho du khách.
Một ví dụ khác về dịch vụ 5 sao, dù chi phí ở homestay chỉ là 80.000 đồng/đêm nhưng CBT yêu cầu chủ các homestay liên kết, phải cung cấp đủ 3 dịch vụ đi kèm khi khách tới. Gồm: ly nước chè chào mừng; khăn lạnh; khách được mặc đồ dân tộc. Đây là điều bắt buộc phải có. Nếu không được hưởng 1 trong 3 dịch vụ trên thì du khách có quyền trừ đi 10.000 đồng trong tour.
Ngoài ra, ăn sáng cũng không chỉ có mỳ tôm mà phải đa dạng hơn món ăn cho thực khách.
Thứ tư, thiết kế hoạt động cộng đồng để du khách không nhàm chán.
Như, homestay để du khách đi xây lò cho người dân sử dụng. Ở đây, khách du lịch phải trả tiền cho người dân, thì mới được trải nghiệm xây bếp.
Homestay và du lịch cộng đồng đã tạo kinh tế ổn định cho người dân. (Ảnh: Đoàn Bổng) Đổi thay không ngờ tại những bản làng thuốc phiện
Theo vị giám đốc, qua 10 năm cải tạo, kết hợp làm du lịch cộng đồng với các homestay trên cả nước, chưa có gia đình nào bỏ cuộc giữa chừng. Trái lại, nhiều chủ hộ còn đầu tư, mở rộng thêm. Có nhà sẵn sàng đầu tư cả hồ bơi 500 triệu để tăng thêm tiện ích cho du khách.
10 năm trước, hỏi về bản Hua Tạt (huyện Vân Hồ, Sơn La); Pù Luông (huyện Bá Thước, Thanh Hoá) hay Hang Kia - Pà Cò, Mai Hịch (huyện Mai Châu, Hoà Bình) ở đâu thì không ai biết. Nếu có, người ta chỉ nhớ tới đó là những làng quê nghèo, gắn liền với cây thuốc phiện và tệ nạn ma tuý.
Thì giờ đây, nhiều bản làng đã "lột xác", chủ homestay là người dân tộc có thu nhập cao. Nhiều người quá bận vì hàng ngày dẫn khách du lịch đi trải nghiệm du lịch cộng đồng bản địa.
Dẫn chứng, một homestay tại Mai Hịch đi vào hoạt động từ năm 2013. Tới năm 2018, homestay này nâng cấp hồ cá thành hồ bơi sinh thái. Hiện, doanh thu đạt hơn 2,5 tỷ đồng, trong khi chi phí đầu tư chưa tới 1 tỷ.
Hay một homestay khác ở Sa Đéc (Đồng Tháp) hoạt động từ năm 2017 với số tiền đầu tư gần 1 tỷ. Ngay trong năm 2018, homestay đã đón gần 2.000 lượt khách lưu trú, hơn 5.000 khách vãng lai ăn uống. Tới nay, homestay có doanh thu gần 2 tỷ đồng, nộp ngân sách gấp 40 lần so với việc trồng hoa và nuôi ếch trước đây.
“Nếu làm du lịch cộng đồng đúng cách, người dân sẽ được tiếp cận với những tiện nghi mà chính ông bà họ không thể nào nghĩ tới. Không những vậy, vùng đất nơi họ sinh sống được gia tăng giá trị, thu hút các nhà đầu tư. Làng quê thay đổi rõ ràng nhờ du lịch”, ông Bình chia sẻ tại sự kiện.
Chủ homestay ở núi Cấm kêu cứu vì bị dừng hoạt động, lãnh đạo An Giang lên tiếngPhó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước đã có văn bản đề nghị các sở ngành liên quan làm rõ các phản ánh loạt homestay trên núi Cấm bị yêu cầu buộc tạm dừng hoạt động.">
-
Dàn thí sinh Mr World 2024 ‘đổ bộ’ giải chạy Strong Vietnam Vũng Tàu 2024Giải chạy hứa hẹn mang đến trải nghiệm tuyệt vời trên cung đường chạy cạnh bờ biển với các cự ly 5km, 10km, 21km và 42.195km. Sự kiện còn chào đón sự tham gia của 30 câu lạc bộ trong nước, quy tụ những người yêu thể thao, tạo nên một cộng đồng runners gắn kết và nhiệt huyết.
Đội dẫn tốc (pacer) cũng vừa được ban tổ chức công bố. Các captain pacer đều là những gương mặt đầy kinh nghiệm dẫn tốc, tham gia pacer của nhiều giải chạy trước đó. Các thành viên trong đội dẫn tốc được chọn lựa kỹ lưỡng, đảm bảo giúp các runners đạt mục tiêu tốt nhất.
Một trong những gương mặt nổi bật của làng chạy phong trào Việt Nam - Nguyễn Nam Phát - sẽ tham gia giải với tư cách Pacer Leader. Anh là người đã ghi dấu ấn sâu đậm với cộng đồng chạy bộ qua hàng loạt thành tích và vai trò quan trọng. Sự xuất hiện của Nguyễn Nam Phát tại giải Marathon Quốc tế Strong Vietnam Vũng Tàu 2024 hứa hẹn tạo động lực mạnh mẽ cho các vận động viên.
Bên cạnh đó, vận động viên Đoàn Hoàng Nguyên cũng đạt thành tích cá nhân ấn tượng sub 3 cự ly 42km (2 giờ 55 phút 58 giây), anh dẫn dắt và truyền lửa cho các vận động viên hoàn thành đường chạy trong 3 tiếng 45 phút tại Strong Vietnam.
Ấn tượng nhất phải kể đến đại sứ giải chạy, vận động viên Hoàng Nguyên Thanh từng đạt kỷ lục với thành tích 2 giờ 18 phút 43 giây (cự ly 42,195 km) tại giải marathon vô địch châu Á lần thứ 19 tại Hồng Kông (Trung Quốc).
Với sứ mệnh lan tỏa tinh thần thể dục thể thao và nâng cao sức khỏe cộng đồng, Giải chạy Marathon Quốc tế Strong Vietnam Vũng Tàu 2024 mang đến một mùa giải uy tín, quy mô quốc tế, thu hút không chỉ người dân địa phương mà còn cả du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Sự kiện thể thao này không chỉ là một giải chạy đơn thuần mà còn là sân chơi quốc tế đầy uy tín, quy tụ hàng ngàn vận động viên trong và ngoài nước. Đại sứ chính thức của giải chạy gồm có Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng vận động viên Hoàng Nguyên Thanh và đương kim Mr World - Jack Heslewood. Bên cạnh đó còn có các đại sứ là các Hoa, Á hậu như: Hoa hậu Hà Kiều Anh, Hoa hậu Bảo Ngọc, Hoa hậu Trần Tiểu Vy, Hoa hậu Đỗ Thị Hà, Hoa hậu Đoàn Thiên Ân, Hoa hậu Thanh Thuỷ, Hoa hậu Ý Nhi, Hoa hậu Lê Hoàng Phương, Á hậu Diễm Trang, Á hậu Thúy An, Á hậu Tường San, Á hậu Phương Anh, Á hậu Ngọc Thảo, Á hậu Trịnh Linh, Á hậu - Ca sĩ Hera Ngọc Hằng, Á hậu Bùi Khánh Linh, Á hậu Đào Hiền, Á hậu Minh Kiên, Á hậu Ngọc Thảo, Nam vương Tuấn Ngọc, Á Vương Minh Toại , Á Vương Ta Bi, Hoa khôi Huỳnh Thúy Vi… Đặc biệt còn có sự tham gia của đương kim Miss World - Krystyna Pyszková cùng gần 70 Nam vương đến từ các quốc gia trên khắp thế giới.
Hiện tại, các thí sinh Mr World 2024 đã có mặt tại TP. Vũng Tàu, đang nỗ lực hết mình để rèn luyện về cả thể lực lẫn tinh thần cho đường chạy Marathon Strong Vietnam sắp tới. Các chàng trai không ngừng tập luyện chăm chỉ, quyết tâm chinh phục mọi thử thách phía trước. Đặc biệt, phần thi Mr Sport (Nam vương thể thao) của cuộc thi năm nay sẽ được kết hợp vào giải chạy - nơi các thí sinh sẽ có cơ hội thể hiện sức mạnh và ý chí bền bỉ của mình qua từng bước chạy.
Vĩnh Phú
">