- “Bố ơi! Lần này đi chữa bệnh nữa hay không là tùy bố”- câu nói của đứa con tật bệnh khiến người bố không khỏi rơi nước mắt.
TIN BÀI KHÁC
- “Bố ơi! Lần này đi chữa bệnh nữa hay không là tùy bố”- câu nói của đứa con tật bệnh khiến người bố không khỏi rơi nước mắt.
TIN BÀI KHÁC
Bộ GD-ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến cho dự thảo thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia 2020 và xét công nhận tốt nghiệp THPT kèm theo Thông tư số 04/2017 được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 04/2018 và thông tư 03/2019 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Theo dự thảo này, Bổ sung gạch đầu dòng thứ 4 vào khoản 5 Điều 49 “- Bị đình chỉ thi.” Như vậy theo dự thảo này, những thí sinh bị đình chỉ thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ bị hủy bỏ kết quả thi.
Trước đó chỉ có 3 trường hợp bị hủy kết quả thi. Cụ thể thí sinh có hai bài thi trở lên bị điểm 0 (không) do phạm lỗi theo quy định. Viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi; Để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.
Nhiều quy định mới về chấm thi
Ngoài ra, dự thảo cũng đưa ra nhiều quy định về việc chấm thi. Cụ thể việc chấm thi tại mỗi hội đồng thi được thực hiện tại không quá 2 khu vực. Khu vực chấm thi phải đảm bảo an ninh, an toàn có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy, có công an bảo vệ 24 giờ/ngày. Nơi chấm thi, chấm kiểm tra bài thi tự luận và nơi bảo quản bài thi tự luận được bố trí gần nhau. Bài thi trắc nghiệm được lưu trữ tại phòng xử lý và chấm bài thi trắc nghiệm hoặc được lưu trữ tại phòng chứa bài thi riêng biệt, tùy theo thực tế triển khai tại đơn vị.
Thí sinh thi THPT quốc gia 2019 (Ảnh: Thanh Tùng) |
Tổ Giám sát gồm ít nhất 5 người (1 tổ trưởng và ít nhất 4 thành viên). Trong đó tổ trưởng tổ giám sát là lãnh đạo phòng/ban của trường ĐH, CĐ. Các thành viên Tổ Giám sát là viên chức của trường ĐH, CĐ và công chức sở GD-ĐT của tỉnh có bài thi được chấm.
Theo dự thảo, tổ giám sát làm việc độc lập với các tổ chuyên môn khác và có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quy trình chấm bài thi trắc nghiệm, quy trình bảo quản bài thi tại hòng chấm thi trắc nghiệm theo quy định. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu thấy có bất thường, Tổ Giám sát phải báo cáo Trưởng ban để tạm dừng quá trình chấm thi và đề nghị Trưởng ban kiểm tra, xác minh và xử lý trước khi tiếp tục.
Đối với các bộ phận khác như cán bộ công an, bảo vệ, y tế, phục vụ, thì cán bộ công an có trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn khu vực chấm thi và nơi lưu trữ, bảo quản bài thi trắc nghiệm; ký niêm phong và chứng kiến mở niêm phong phòng chấm thi, phòng chứa bài thi, đĩa CD chứa dữ liệu.
Tuyệt đối giữ bí mật về số báo danh với số phách
Theo dự thảo lần này cũng bổ sung nhiều điểm về việc tổ chức thi. Cụ thể khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày để đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ.
Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn, có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày, có công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày.
Có 1 cán bộ của trường ĐH, CĐ làm nhiệm vụ tại điểm thi (phó trưởng điểm thi hoặc thư ký) trực tại phòng trong suốt thời gian đề thi, bài thi được lưu tại điểm thi. Riêng trong các ngày thi, thời gian trực tại phòng của cán bộ của trường ĐH, CĐ được tính kể từ thời điểm kết thúc công việc buổi thi cuối ngày thi trước đến thời điểm bắt đầu công việc buổi thi thứ nhất của ngày thi sau.
Trước khi bàn giao bài thi cho Ban phúc khảo bài thi tự luận, Ban thư ký hội đồng thi phải tra cứu để từ số báo danh, tìm ra số phách bài thi. Rút bài thi, đối chiếu với phiếu thu bài thi để kiểm tra, đối chiếu số tờ giấy thi.
Tập hợp các bài thi của một môn thi vào một túi hoặc nhiều túi, ghi rõ số bài thi và số tờ của từng bài thi hiện có trong túi; dán kín số phách cũ trên bài thi và đánh phách mới. Cán bộ đánh phách phải được cách ly tuyệt đối từ khi thực hiện nhiệm vụ đánh phách đến khi hoàn thành việc chấm phúc khảo.
Bàn giao các túi bài thi đã được đánh phách mới cho Ban phúc khảo bài thi tự luận. Việc giao nhận bài thi giữa Ban thư ký hội đồng thi và Ban phúc khảo bài thi tự luận thực hiện theo đúng quy định.
Đặc biệt dự thảo cũng nêu trong khi tiến hành các công việc liên quan đến phúc khảo, phải có ít nhất từ hai thành viên của Ban phúc khảo trở lên và có sự giám sát của cán bộ thanh tra. Tuyệt đối giữ bí mật về quan hệ giữa số báo danh và thông tin cá nhân của thí sinh với số phách.
Lê Huyền
">
Matt Choi thuê hai người đi xe đạp điện quay phim mình trong lúc thi đấu marathon ở giải New York City (Ảnh: People).
Lý do là bởi Matt Choi đã thuê hai người đi xe đạp điện ghi hình mình trong lúc chạy. Anh muốn đăng tải đoạn video ghi lại quá trình hoàn thành phần thi marathon lên mạng xã hội để thu hút người xem.
Trong nhiều thời điểm, hai người đi xe đạp điện mà Matt Choi thuê đã gây cản trở người khác tranh tài. Hai người này mang áo phản quang, đi luồn lách qua những người chạy bộ để ghi hình, đặc biệt là những đoạn đường đông đúc. Điều đó khiến cho không ít người chạy cảm thấy bức xúc.
Trên mạng xã hội Reddit và nhiều trang khác, các runner (người tham gia chạy) đã không ngớt lời chỉ trích Matt Choi khi cho rằng đây là hành động có hại cho môn thể thao này.
New York Road Runners, đơn vị tổ chức New York City Marathon, đã ra lệnh cấm vĩnh viễn Matt Choi tham gia bất kỳ giải nào được tổ chức ở thành phố New York trong tương lai. Kết quả của anh ở giải New York City Marathon 2024 cũng bị hủy bỏ. Đó là án phạt rất nặng cho hành động "gây rối" của vận động viên này.
Một người đi xe đạp điện quay lại buổi tập của Matt Choi trước giải New York City Marathon (Ảnh: Twitter).
Trong tuyên bố được đưa ra vào sáng thứ hai (4/11), New York Road Runners tuyên bố Matt Choi đã vi phạm quy tắc ứng xử của World Athletics và các quy tắc thi đấu của New York Road Runners.
Sau đó, Matt Choi đã đăng đàn xin lỗi. Anh viết trên trang Instagram cá nhân: "Tôi không có lời bào chữa nào. Đó là hành động ích kỷ của tôi. Nó đã gây ra nhiều hậu quả, trong đó có việc gây nguy hiểm cho những người chạy khác tham gia giải đấu".
Điều đáng nói, Matt Choi cũng thuê người đi xe đạp điện để quay phim ở giải Austin Marathon ở Texas vào năm ngoái.
Trên Youtube, Matt Choi tự giới thiệu mình là "doanh nhân gốc Hàn Quốc, người sáng tạo nội dung và là vận động viên marathon". Châm ngôn của vận động viên này là "muốn phá vỡ giới hạn, vượt qua rào cản và sống hết mình".
Trong quá khứ, Matt Choi từng là vận động viên bóng bầu dục tại Đại học Monmouth ở New Jersey. Sau đó, anh chuyển sang chạy bộ và trở thành người có tầm ảnh hưởng trong môn thể thao này. Tuy nhiên, sau sự cố tại New York City Marathon, nhiều nhãn hàng đã cắt tài trợ với Matt Choi.
Matt Choi không gian lận nhưng gây ảnh hưởng tới người khác tranh tài (Ảnh: FOS).
Trước Matt Choi, không ít vận động viên bị hủy kết quả marathon. Tai tiếng nhất là Rosie Ruiz, người bị phát hiện lẻn vào nhóm đầu, cách vạch đích không xa ở Boston Marathon năm 1980.
Hay vận động viên về nhất ở Orange County Marathon năm nay cũng không được công nhận kết quả vì không nhận nước đúng cách từ những người không phát nước (bao gồm cha của anh). Vận động viên Joasia Zakrzewski cũng bị tước huy chương ở giải GB Ultras 2023 vì bị phát hiện ngồi ô tô di chuyển 4km.
Năm 2011, một vận động viên cũng bị phát hiện đi xe bus thay vì chạy hết chặng đường. Trường hợp của Matt Choi lại khác. Anh không gian lận nhưng lại gây cản trở những người khác tranh tài.
">PGS.TS Trần Diên Hiển, Chủ biên SGK lớp 1 bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”. Ảnh: Thanh Hùng |
“Sách vừa sức học sinh nhưng vẫn có những không gian để các em khá giỏi có cơ hội phát huy khả năng và trí tuệ. Đó là hệ thống những bài toán mở để phân hóa học sinh”.
Ông Hiển cho rằng để nói sách mới lần này dễ hay khó hơn sách hiện hành là một câu chuyện dài và khó kết luận. Tuy nhiên, ông tự tin sách viết lần này đảm bảo vừa sức và khả thi cho tất cả học sinh các vùng miền.
"Vừa rồi tập huấn thử nghiệm ở Lào Cai, các giáo viên ở các huyện vùng sâu, vùng xa xem xong và nói rằng dạy ở địa phương mình ổn”.
Là tác giả SGK tiếng Việt chương trình năm 2000, GS.TS Lê Phương Nga hiện cũng là Chủ biên SGK lớp 1 của bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”.
GS.TS Lê Phương Nga, Chủ biên SGK lớp 1 bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”. Ảnh: Thanh Hùng |
Chia sẻ về chuyện giảm tải, theo bà Nga, khi nói đến xây dựng bộ sách, phải xác định độ khó của sách.
Độ khó cụ thể của một nội dung phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Chẳng hạn như "những lệnh phát ra".
Ở giai đoạn đầu lớp 1, độ khó về "lệnh" đối với học sinh là chỉ được từ 4-5 chữ. Các em vừa vào lớp 1, nếu nói 1 câu 10 tiếng thì đến tiếng cuối rất khó. Thường thì khi hỏi "Em học lớp mấy", hầu hết các em chỉ trả lời được "Lớp 1", tức là đi thẳng vào thông tin.
Còn trước đây thì yêu cầu phải cấu tạo về mặt ngôn ngữ. Tức là phải dạy trẻ nối phần của cô hỏi với phần thông tin trả lời để được một câu đầy đủ là “Em học lớp 1”. Sau đó, với “vai” học sinh phải có nghi thức lễ phép, nên mẫu câu mong muốn là: “Thưa cô, em học lớp 1 ạ!". Do đó, lần này chúng tôi phải chăm chút trong từng lệnh một để bảo đảm độ khó phù hợp", bà Nga dẫn chứng.
Ngoài ra, độ khó và độ phân hóa còn phụ thuộc cả sự can thiệp, giúp đỡ của giáo viên đối với từng đối tượng học sinh theo từng mức khác nhau. Đặc biệt cũng cần phải quan tâm đến yêu cầu cần đạt được đối với mỗi học sinh là khác nhau.
Bà Nga cho rằng, điều quan trọng khiến người dạy với học sinh hoặc phụ huynh hiện không “gặp được nhau” là chưa ra được những chuẩn đánh giá thường xuyên, hay chính là các lệnh điều hành dạy học. Do đó, những điều này sẽ được khắc phục trong SGK mới.
SGK Tiếng Việt 1 được biên soạn “dễ hóa, thú vị hóa”
Những điểm ưu việt của SGK mới lần này cũng được các tác giả chia sẻ tại buổi giới thiệu bộ SGK “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” do Công ty CP Phát hành sách giáo dục (NXB Giáo dục Việt Nam) tổ chức ngày 19/12. Đây là 1 trong 5 bộ SGK được Bộ GD-ĐT phê duyệt sử dụng trong chương trình phổ thông mới tới đây.
Chia sẻ về những điểm thú vị ở SGK Tiếng Việt 1, Chủ biên Lê Phương Nga cho hay, sách được biên soạn với phương châm dễ hóa, thú vị hóa, đảm bảo sự thành công của học sinh ngay từ những ngày đầu đến trường. Sách được viết theo nguyên tắc tích hợp, tích cực hóa và phân hóa.
Sách biên soạn giai đoạn Làm quen, cho học sinh ghi nhớ đúng hình dạng chữ cái bằng cách liên hệ với kinh nghiệm bản thân, khám phá từ các đồ vật quanh mình và tạo hình cơ thể. Ví dụ như hoạt động tìm chữ cái ẩn trong hình vẽ các đồ vật hay hoạt động tạo hình chữ cái bằng hành động cơ thể.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
“Để các em thấy học chữ cũng không phải là việc gì đó quá ghê gớm mà có thể thông qua các hoạt động hằng ngày”, PGS.TS Lê Phương Nga nói.
Sách xây dựng trật tự dạy vần theo nguyên tắc đưa từ nghi vấn vào từ sớm, tạo cơ hội cho học sinh nhanh chóng tự đọc được câu hỏi bài tập, phát huy khả năng tự học. Cụ thể, đưa hết các vần có âm chính a và âm cuối trong tuần học Vần đầu tiên nhằm để học sinh sớm đọc được các từ nghi vấn (ai, sao, cái gì, làm gì, tại sao, thế nào, bao giờ) - những công cụ để điều hành dạy học bằng câu hỏi. “Bởi những cụm từ để hỏi gồm ai, thế nào, ra sao,...hầu hết đều có vần a”, bà Nga lý giải.
Sách cũng tạo độ “mở” để có thể phát triển chương trình nhà trường phù hợp với các vùng miền. Ví dụ, các bài đọc mở rộng đưa ra các yêu cầu để học sinh có thể tìm kiếm văn bản từ nhiều nguồn khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cá nhân, nhà trường và địa phương. Như “Em tìm đọc một bài về khoa học vui, một bài thơ về gia đình,...
Nhiều nội dung, chủ đề trải nghiệm Toán học
Về SGK Toán 1, PGS.TS Trần Diên Hiển, Chủ biên sách cho hay, sách tập trung các nội dung trải nghiệm toán học và được thiết kế thành 4 chủ đề thực hiện trong 4 tiết học, đáp ứng yêu cầu thể hiện ý tưởng mới trong chương trình phổ thông mới.
“Đây là bộ sách duy nhất thiết kế được 4 chủ đề thực hiện cho 4 tiết học”, ông Hiển nói.
Về phương pháp dạy học, bằng hình ảnh, sách gợi ý cho giáo viên một số cách tổ chức dạy học. Vấn đề tích hợp liên môn giữa môn Toán với các môn, các vấn đề về bình đẳng giới, sắc tộc, tôn giáo,... cũng được nhóm tác giả đặc biệt chú ý và đề cập trong toàn bộ cuốn SGK Toán 1.
Sau mỗi bài, có phần “Em học xong bài này” để thể hiện yêu cầu cần đạt nhằm định hướng cho giáo viên khi lập kế hoạch; học sinh có thể tự đánh giá kết quả tiếp thu sau mỗi bài học. Đặc biệt phụ huynh có thể xác định được yêu cầu cần đạt của bài học khi hỗ trợ, học cùng con em mình.
“Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” cũng là bộ duy nhất có tới 2 SGK Hoạt động trải nghiệm 1 được Bộ GD-ĐT phê duyệt sử dụng cho chương trình phổ thông mới. Đây là 2 trong tổng số 3 SGK Hoạt động trải nghiệm được Bộ GD-ĐT phê duyệt.
Một cuốn của nhóm tác giả: Đinh Thị Kim Thoa (Chủ biên), Bùi Ngọc Diệp, Vũ Phương Liên, Lại Thị Yến Ngọc, Trần Thị Quỳnh Trang. Cuốn còn lại của nhóm tác giả: Bùi Ngọc Diệp, Phó Đức Hòa (đồng Chủ biên), Nguyễn Hà My, Đặng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Huyền Trang.
Thanh Hùng
- Trong khi thời hạn lựa chọn SGK cho chương trình phổ thông mới ngày càng cận kề, chuyện công bố sách Tiếng Anh vẫn bỏ ngỏ. Dư luận băn khoăn liệu có sự nhập nhằng trong việc làm sách.
">