|
Camera ẩn dưới màn hình không phải một thiết kế tốt trên Galaxy S21. |
Galaxy S22 và S22+ sẽ dùng tấm nền LTPS (silic đa tinh thể nhiệt độ thấp) trong khi S22 Ultra sử dụng tấm nền cao cấp hơn LTPO (oxit đa tinh thể nhiệt độ thấp). Đây là công nghệ giúp tăng độ phân giải hiển thị, nhưng vẫn tiết kiệm điện năng. Ngoài ra, dòng Galaxy S22 sẽ dùng màn hình tần số quét 120Hz.
Màn hình nhỏ hơn nhưng điều thú vị là pin của Galaxy S22 và S22+ cũng nhỏ hơn người tiền nhiệm, tương ứng là 3.800mAh và 4.600mAh. Chỉ có S22 Ultra là có dung lượng pin tương đồng với bản cũ, 5.000mAh.
Do hiệu năng kém, dòng Galaxy S22 nhiều khả năng sẽ xóa bỏ camera trước ẩn dưới màn hình. Nhưng ở camera sau, Samsung sẽ có cải tiến đáng kể với cả Galaxy S22 và S22+ đều trang bị camera chính 50MP, một camera phụ ống tele 12MP và một camera góc siêu rộng 12MP.
Riêng Galaxy S22 Ultra sẽ được trang bị camera chính lên tới 108MP, hai camera ống tele 12MP, một camera góc siêu rộng 12MP và một cảm biến tự động lấy nét bằng laser.
|
Thiết kế mẫu của Galaxy S22. |
Đáng chú ý là dòng Galaxy S22 sẽ chỉ trang bị chip tự sản xuất Exynos 2200 ở một số thị trường. Ở phần lớn các thị trường khác, bao gồm cả Việt Nam, Galaxy S22 series sẽ dùng chip Snapdragon 898. Lý do nhiều khả năng là vì nguồn cung thiếu hụt, khiến Samsung không thể đáp ứng đủ sản lượng chip Exynos.
Về thông số RAM và bộ nhớ trong, dòng Galaxy S22 nhiều khả năng sẽ có các tùy chọn giống hệt S21.
Cuối cùng, Galaxy S22 series sẽ có thể có thêm một vài lựa chọn mới về màu sắc với giá bán khởi điểm không đổi, từ 799 USD (S22) đến 1.249 USD (S22 Ultra).
Tuy vậy, phần cứng khủng đã không đem lại thành công cho Galaxy S21 và Samsung cần phải tìm được một chiến lược bán hàng hiệu quả hơn, khi S22 dự kiến ra mắt vào tháng 1/2022.
Phương Nguyễn (Theo GSMArena)
iPhone 13 và những thiết bị nào sẽ ra mắt tháng 9 này?
Ngoài dòng sản phẩm chính iPhone, Táo khuyết dự kiến tung ra Apple Watch mới, AirPods cải tiến, iPad mini làm lại và MacBook Pro thiết kế lại vào tháng 9 tới đây, theo nhiều nguồn tin xác thực.
" alt="Galaxy S22 có thể dùng pin nhỏ hơn, màn hình bé hơn"/>
Galaxy S22 có thể dùng pin nhỏ hơn, màn hình bé hơn
Đây là thực trạng được Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đưa ra tại báo cáo về tình hình thị trường bất động sản TP.HCM quý III/2019.Theo số liệu từ Hội Mội giới, ở phân khúc căn hộ có hơn 10.700 căn hộ chào bán mới, giao dịch đạt 10.205 căn hộ, tức tỷ lệ hấp thụ đạt xấp xỉ 95%. Đây là tỷ lệ hấp thụ đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm qua. Trong đó, căn hộ chung cư giá trung cấp có tỉ lệ hấp thụ cao nhất, hơn 97%.
|
Giá bán căn hộ trung cấp tại TP.HCM (Nguồn: Hội Môi giới bất động sản Việt Nam). |
Về giá bán, căn hộ trung cấp tại TP.HCM thời gian qua luôn trong tình trạng leo thang, từ mốc 29,7 triệu đồng/m2 năm 2018 lên đến 33,7 triệu đồng/m2 quý III/ 2019. Riêng trong quý III/2019, giá nhà trung cấp tăng khoảng 5% so với quý II/2019.
Ở phân khúc cao cấp có sự chênh lệch lớn về giá bán. Các dự án tại khu trung tâm có giá bán từ 100 triệu đồng/m2, thậm chí có những dự án lên tới 200-300 triệu đồng/m2. Các dự án tại quận 7, quận 2 có mức giá dao động quanh ngưỡng 60-75 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, căn hộ giá rẻ đang ở trong tình trạng khan hiếm nguồn hàng. Theo đánh giá từ Hội Môi giới, nguyên nhân là do các căn hộ giá thấp đã bị đẩy vượt mức 25 triệu đồng/m2 và trở thành căn hộ trung cấp. " Tại TP.HCM, quý III không còn căn hộ giá thấp", báo cáo nêu rõ.
Việc đẩy giá này khiến những người có thu nhập thấp không thể tiếp cận được với phân khúc này. Với tiêu chí đánh giá nhà ở giá bình dân, giá rẻ có giá dưới 25 triệu đồng/m2, các căn hộ giá thấp bị đẩy vượt mức 25 triệu đồng/m2 và trở thành căn hộ trung cấp cũng làm cho người mua nhà bị “móc túi” cả trăm triệu đồng.
|
Có hiện tượng căn hộ giá thấp bị đẩy vượt mức 25 triệu đồng/m2 và trở thành căn hộ trung cấp tại TP.HCM (Ảnh minh họa). |
Thực tế, tại TP.HCM hiện nay gần như không có căn hộ nào có giá khoảng 1 tỷ đồng, phải 2 - 3 tỷ đồng trở lên mới mua được căn hộ tầm trung 2 phòng ngủ.
Con số thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng cho thấy cho thấy, hiện căn hộ giá bình dân gần như về con số 0. Năm 2018, thống kê tỷ lệ nhà giá rẻ 400 đến 500 triệu còn 2% nhưng bước sang năm 2019 thì phân khúc này gần như “tuyệt chủng”.
Đánh giá về nguồn cung nhà giá rẻ hiện tại, theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nguồn cung nhà ra thị trường sụt giảm, trong đó nhà giá rẻ không có cung ứng ra thị trường. Cung không đủ cầu, mặt bằng giá bị đẩy lên kịch trần, cơ hội tạo lập nhà ở cho người thu nhập thấp ngày càng giảm đi.
Cũng theo vị Chủ tịch HoREA, nguồn cung sụt giảm là do thị trường có nhiều khó khăn, rủi ro. Trong đó, có tình trạng các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp xen cài, khiến cho việc giải quyết thủ tục cấp phép. Cùng với đó là các dự án đang trong diện rà soát. Tại thành phố đang có hơn 150 dự án thuộc diện này.
Từ thực tế trên, HoREA kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm có kết luận đối với các dự án thuộc diện rà soát, thanh tra, để các chủ đầu tư chấp hành, thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và được tiếp tục triển khai thực hiện dự án, giúp bổ sung nguồn cung cho thị trường, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp nhân dân.
Trước mắt, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị cho phép doanh nghiệp được phát triển các dự án nhà trọ, phòng trọ để giải quyết nhu cầu chỗ ở của sinh viên, công nhân, lao động, người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư.
Hồng Khanh
‘Hạ chuẩn’ căn hộ xuống 25m2, người nghèo chơi sang mỗi người một căn hộ
- Theo KTS Phạm Thanh Tùng, nhà cho người thu nhập thấp không có nghĩa là đưa họ vào ở những diện tích bé nhỏ nhất. Chính phủ đề ra mỗi người dân có 20m2 nhà ở thì căn hộ 25m2 dành cho ai? Mỗi người một căn hộ?
" alt="Đẩy giá căn hộ giá rẻ thấp thành căn hộ trung cấp"/>
Đẩy giá căn hộ giá rẻ thấp thành căn hộ trung cấp
|
Buổi gặp mặt hội viên đầu năm 2019 của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam – VNISA. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo Chánh Văn phòng VNISA, các thành viên của Hiệp hội đã tham gia góp ý kiến xây dựng nhiều chính sách của nhà nước trong lĩnh vực ATTT. Đó là các Chỉ thị 14 về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại; Nghị định về chữ ký số; Nghị định về hóa đơn điện tử; dự thảo Nghị định hướng dẫn triển khai Luật An ninh mạng. Bên cạnh đó, VNISA cũng đóng góp ý kiến xây dựng 10 dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực CNTT, ATTT.
Trong năm 2018, Hiệp hội đã tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, đào tạo, các buổi hội thảo và triển khai các kế hoạch tuyên truyền phổ biến nhận thức về lĩnh vực ATTT. Hiệp hội cũng tổ chức thành công sự kiện Ngày ATTT Việt Nam 2018 với chủ đề “ATTT trên nền tảng trí tuệ nhân tạo và thiết bị thông minh”, song song với đó là các hoạt động nhằm thúc đẩy hợp tác về ATTT với các đối tác trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, trong năm 2018, Hiệp hội đã thành lập và hỗ trợ hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam. Câu lạc bộ có tổng cộng 13 thành viên là các doanh nhiệp hoạt động trong lĩnh vực chữ ký số công cộng Việt Nam. Đại diện VNISA cũng chia sẻ với các hội viên về các nội dung công việc mà Hiệp hội sẽ triển khai trong năm 2019.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng ghi nhận và đánh giá cao vai trò của Hiệp hội An toàn thông tin (VNISA) đối với sự phát triển của lĩnh vực an toàn, an ninh mạng Việt Nam.
Tuy nhiên trong xu thế phát triển hiện nay, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho rằng, hoạt động của VNISA cần mang tính bao trùm hơn nữa, không chỉ là an toàn an ninh mạng, mà còn là vấn đề xác thực, định danh trong thế giới số.
|
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng chia sẻ quan điểm của Bộ về đường hướng phát triển lĩnh vực an toàn thông tin mạng. Ảnh: Trọng Đạt |
Bộ TT&TT rất mong muốn trong thời gian tới, VNISA sẽ tiếp tục cùng với Bộ và các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng một nền tảng vững chắc, quan trọng để giúp cho nhà nước, Chính phủ xây dựng thành công Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, an toàn an ninh thông tin chính là nền tảng của sự tin cậy. Mong muốn của Bộ TT&TT là phát triển được sức mạnh của lĩnh vực này, không chỉ để đảm bảo an toàn an ninh mà còn xây dựng được một đội ngũ các doanh nghiệp giỏi về an toàn an ninh mạng.
Mục tiêu đặt ra là các doanh nghiệp này không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thế giới, đáp ứng được yêu cầu, mong muốn, khát vọng đưa Việt Nam phát triển thành một nước có vai trò quan trọng trong lĩnh vực an toàn an ninh mạng.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho rằng: “Muốn làm được như vậy, Hiệp hội phải đổi mới từ cách thức đến thành phần, phải làm sao để Chính phủ tin tưởng, các doanh nghiệp tin tưởng, đối tác tin tưởng. Đồng thời, phương thức hoạt động cũng cần được đổi mới”.
“Bên cạnh việc phải khuyếch trương hơn nữa các hoạt động, cơ cấu của Hiệp hội cũng phải làm sao thu hút được nhiều thành viên trẻ, các doanh nghiệp có vai trò lớn tham gia làm nền tảng hỗ trợ cho hoạt động của Hiệp hội”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nói.
Trọng Đạt
" alt="Việt Nam muốn xây dựng các doanh nghiệp giỏi về an toàn an ninh mạng"/>
Việt Nam muốn xây dựng các doanh nghiệp giỏi về an toàn an ninh mạng