Ngày 13/10,ộTTTTsẽlậpTổcôngtácvềtriểnkhaiLuậtQuảnlýNgoạithươpkl Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng chủ trì cuộc họp với một số đơn vị chức năng của Bộ về triển khai các nhiệm vụ của Bộ TT&TT trong việc thực hiện Luật Quản lý Ngoại thương (QLNT).
Được thông qua ngày 12/6/2017 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, Luật QLNT quy định các biện pháp quản lý, điều hành hoạt động ngoại thương có liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế.
Theo đại diện Vụ CNTT - Bộ TT&TT, đây là nội luật có phạm vi điều chỉnh rộng, ảnh hưởng lớn đến và trực tiếp đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đời sống kinh tế, xã hội. Vì luật này bao hàm các quy định điều chỉnh quan hệ trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) thương mại hàng hóa quốc tế.
Đối với lĩnh vực TT&TT, các quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành của Bộ trước đây thực thi theo Luật Thương mại 2005 cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung và thay thế để phù hợp với các quy định mới đã được thay thế trong Luật QLNT.
Trong báo cáo triển khai thực hiện Luật QLNT về hoạt động XNK hàng hóa trong lĩnh vực TT&TT, Vụ CNTT cho biết, Luật QLNT gồm 8 Chương, 113 Điều. Trong đó, liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa mà các đơn vị trong Bộ TT&TT đang thực hiện được quy định phần lớn ở Chương II - Các biện pháp hành chính và một phần của Chương III - Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch, với 3 nội dung chính: Quy định về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Quy định về quản lý XNK hàng hóa theo giấy phép, điều kiện; Quy định về gia công hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cho thương nhân nước ngoài.
Cùng với việc phân tích những quy định mới của Luật QLNT so với quy định hiện hành trong các nội dung liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa mà các đơn vị trong Bộ TT&TT đang thực hiện, đại diện Vụ CNTT cũng chỉ rõ các nội dung cần thực hiện điều chỉnh của từng lĩnh vực.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các nội dung của Luật QLNT và dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật này, Vụ CNTT cũng đã có một số đề xuất về nội dung và tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Bộ TT&TT.
Cụ thể, về nội dung Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, Vụ CNTT đề nghị 4 đơn vị gồm Vụ Bưu chính; Cục Viễn thông; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục An toàn thông tin phối hợp với Vụ xây dựng các nội dung quy định về cấp phép nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành phù hợp với đặc thù và yêu cầu của công tác quản lý.
Đối với việc rà soát chuẩn hóa các Danh mục hàng hóa chuyên ngành tại 4 Thông tư (gồm: Thông tư 18/2014 hướng dẫn Nghị định 187/2013 đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện; Thông tư 26/2014 hướng dẫn Nghị định 187/2013 đối với việc nhập khẩu tem bưu chính và Thông tư 16/2015 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định 187/2013 về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm; Thông tư 31/2015 ban hành Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu), Vụ CNTT đề nghị Vụ Bưu chính; Cục Viễn thông; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục An toàn thông tin chủ động phối hợp với Vụ để rà soát các Danh mục hàng hóa chuyên ngành tại các Thông tư nêu trên phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam tại Thông tư 65 ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính.