当前位置:首页 > Kinh doanh > Những sai lầm đắt giá nhất trong lịch sử thế giới

Những sai lầm đắt giá nhất trong lịch sử thế giới

2025-01-20 00:00:00 [Ngoại Hạng Anh] 来源:NEWS

Từ chối JK Rowling

12 nhà xuất bản đã không nhận bản thảo Harry Potter của tác giả JK Rowling trước khi tập truyện được Bloomsbury cho in ra theo lời đề nghị của Alice - cô con gái 8 tuổi của ông chủ hãng xuất bản. Cuốn sách sau này được dịch ra hơn 60 thứ tiếng và mang về cho Rowling khoản thu lên đến 1 tỷ USD .

Từ chối mua Google với giá 1 triệu USD

Năm 1999,ữngsailầmđắtgiánhấttronglịchsửthếgiớdự đoán bóng đá hai nhà sáng lập ra Google là Larry Page và Sergey Brin tìm tới George Bell, giám đốc điều hành của Excite với mục đích bán công cụ tìm kiếm mang tên Google với giá 1 triệu USD. Mặc dù Google sau đó được cân nhắc giảm xuống còn 750,000 USD  nhưng Bell vẫn nhất quyết từ chối mua. Đến hôm nay, giá trị của Google ước tính lên đến 365 tỉ USD. Đáng tiếc thay !

Chọc giận Genghis Khan

Vào thế kỷ thứ 13.Genghis Khan, người cai trị của đế chế Mông Cổ đã tìm cách để mở các con đường thông thương với Ala ad-Din Muhammad - người cai trị Đế chế Khwarezmia (ngày nay là Iraq / Iran).

Tuy nhiên, sau khi đề nghị này không được chấp thuận và sự việc một nhà ngoại giao Mông Cổ bị chặt đầu, Khan đã phản ứng giận dữ, điều động gần 200,000 chiến binh đến tiêu diệt hoàn toàn đế chế láng giềng.

Không bắn Hit-le

Năm 1914, một chiến sĩ người Anh là Henry Tandey, người sau đó phong huân chương hạng nhất trong cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên, tình cờ bắt gặp một binh sĩ Đức không có vũ khí và bị nạn tại một con mương, nhưng ông đã động lòng thương và quyết định không giết anh ta. Người binh sĩ được tha mạng ấy chính là Lance Corporal Adolf Hitler. (tuy nhiên còn một số tranh cãi về tính chính xác của câu chuyện này).

Đặt mua tàu quá lớn

Năm 2014, công ty đường sắt Pháp SNCF đặt mua một số lượng lớn tàu mới trong kế hoạch nâng cấp hệ thống phương tiện công cộng và theo các tiêu chuẩn hiện đại. Sử dụng các thông số do công ty đường sắt RFF cung cấp, SNCF đã đặt mua 2.000 tàu mới. Không may là các thông số RFF cung cấp chỉ áp dụng cho những nhà ga được xây từ 30 năm trước và nhiều nhà ga cũ hơn tại các địa phương có sân ga khá hẹp. Điều này có nghĩa là những tàu mới được đặt về của SNCF có bề ngang quá rộng và cứ 6 nhà ga thì có 1  nhà ga loại tàu này không thể vào. SNCF sau đó phải chi 60 triệu USD để xây lại các nhà ga này rộng hơn. 

Không nhận việc Brian Acton và Jan Koum

Facebook đã loại 2 lập trình viên là Brian Acton và Jan Koum trong buổi phỏng vấn xin việc năm 2009.

Một vài năm sau đó, Facebook phải trả tới 19 tỉ USD  để mua WhatsApp - công ty con mà hai lập trình viên đã phát triển sau khi họ bị từ chối.

Lỡ vứt đi 7.500 Bitcoin

Vào những ngày đầu Bitcoin ra đời năm 2009, James Howell đã bắt đầu tích lũy số lượng lớn tiền tệ này, lên tới 7.500 Bitcoin. Giá trị Bitcoin khi đó rất thấp nhưng tới năm 2013, giá trị số Bitcoin này của Howell lên tới 6 triệu USD. Không may, trước đó, anh đã vứt chiếc ổ cứng có chứa số Bitcoin đó. Khi phát hiện giá trị khổng lồ của số Bitcoin đó, Howell đã tới bãi rác với hy vọng tìm lại được chiếc ổ cứng nhưng anh không thể tìm ra nó. 

Ký hợp đồng với Brian Poole và Tremeloes

Năm 1962, hãng thu âm Decca tiến hành tìm kiếm tài năng và hướng đến ký kết hợp tác với một ban nhạc triển vọng. Họ thử giọng hai ban nhạc trẻ tại phòng thu ở London sau đó quyết định ký hợp đồng với Brian Poole và Tremeloes. Còn một ban nhạc đã bị từ chối ? Đó chính là bốn mảnh ghép đến từ Liverpool mà sau này họ được biết đến là một nhóm nhạc huyền thoại mang tên “The Beatles”.

Trả giá vì lỗi chính tả

Chính phủ Anh bị kiện 9 triệu bảng sau khi mắc một lỗi chính tả là viết thiếu “s” trong tên của một công ty.

Hơn 250 người bị mất việc làm khi công ty của họ viết nhầm tên một gia đình có truyền thống kinh doanh lâu đời thuộc xứ Wales là Taylor and Sons thành Taylor and Son - tên một công ty khác đã đệ đơn xin phá sản vào năm 2009.

Lỗi đánh máy trên sàn chứng khoán Nhật Bản

Năm 2003, công ty chứng khoán của Nhật Mizuho Securities muốn bán một cổ phiếu tại công ty J-Com Co. trên sàn chứng khoán Tokyo. Giá trị cổ phiếu đó được đưa ra là 610.000 yên, tương đương khoảng 5.000 USD. Tuy nhiên, nhân viên của Mizuho Securities đã mắc sai sót khi đánh máy thành bán  610.000 cổ phiếu với giá 1 USD. Dù số lượng này nhiều gấp 40 lần số cổ phiếu thực đang lưu hành của J-Com Co., sàn chứng khoán Tokyo vẫn thực hiện giao dịch bất chấp sự phản đối từ Mizuho Securities. Cuối cùng, sai sót này khiến Mizuho Securities thiệt hại 27 tỷ yên, tương đương 225 triệu USD. 

(责任编辑:Bóng đá)

相关内容
推荐文章
热点阅读
随机内容