Nhận định, soi kèo Vendsyssel vs Hvidovre, 18h ngày 27/5
ậnđịnhsoikèoVendsysselvsHvidovrehngàtỷ số cúp c1 Thanhnc - 27/05/2023 06:tỷ số cúp c1tỷ số cúp c1、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
-
Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Najaf, 21h00 ngày 15/1: Tin vào cửa dưới
2025-01-19 19:38
-
Chiếc iPhone bán chạy nhất sẽ có thêm camera sau
2025-01-19 19:31
-
CEO YouTube Susan Wojcicki. Ảnh: New York Times. Không ai nghĩ nhiệm kỳ lãnh đạo của bà Wojcicki tại YouTube lại sóng gió đến vậy. Khi nhận việc vào năm 2014, bà được mô tả là người phụ nữ quyền lực nhất trong giới quảng cáo, người đã đem lại nguồn thu khổng lồ cho Google và được kỳ vọng sẽ tiếp tục thành công đó trên cương vị CEO YouTube.
Trong 5 năm đầu tiên, bà Wojcicki đưa ra những mô hình quảng cáo mới, cung cấp nhiều dịch vụ về nhạc và các nội dung khác trên YouTube. Tuy nhiên, giờ đây công việc của CEO YouTube không còn là thúc đẩy sự tăng trưởng, mà là xử lý khủng hoảng, hạn chế thiệt hại.
Phong cách không phù hợp với “sự hỗn loạn” của YouTube
Những tháng qua, hàng loạt chính trị gia và các nhân vật tai to mặt lớn trong giới công nghệ đã lên tiếng chỉ trích YouTube là không nỗ lực hạn chế các nội dung độc hại. Bê bối nối tiếp bê bối. Tháng trước, video xả súng đẫm máu ở New Zealand bị phát tán ồ ạt trên YouTube và các nền tảng khác.
Điều đáng ngạc nhiên là trong cơn bão tố, bà Wojcicki vẫn rất lặng lẽ và né tránh được phần lớn những cú đòn. Năm ngoái, khi lãnh đạo các mạng xã hội phải điều trần trước Quốc hội Mỹ, bà Wojcicki không có mặt.
Trong khi Mark Zuckerberg, Sheryl Sandberg và Jack Dorsey liên tục hứng chịu cơn mưa chỉ trích, bà Wojcicki gần như không bị nhắc đến. Phóng viên Daisuke Wakabayshi của New York Times tò mò muốn tìm hiểu xem bà Wojcicki quản lý YouTube như thế nào và đã phỏng vấn bà 3 lần, nói chuyện với hơn 10 nhân viên YouTube và Google trong vài tháng qua.
Nhà báo Wakabayshi phát hiện ra rằng người đứng đầu nền tảng video lớn nhất và hỗn loạn nhất thế giới trên thực tế là một người vô cùng bình tĩnh. “Nhưng phong cách đó có thể không phù hợp với tốc độ và quy mô của những điều kinh khủng và sự ngu dốt tệ hại đang tung hoành dữ dội trên YouTube”, nhà báo Wakabayshi nhận định.
Hôm 2/4, Bloomberg News đăng bài chỉ trích bà Wojcicki và các lãnh đạo YouTube vì tìm mọi cách để tăng view nên cố tình phớt lờ cảnh báo của nhân viên về hệ thống của công ty. Bà Wojcicki tỏ ra bị động. Trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 7/4, bà tuyên bố YouTube không phớt lờ vấn đề này và cho rằng đó là “một vấn đề lớn và phức tạp”.
Nhà kho căn hộ của bà Wojcicki, nơi 2 người sáng lập của Google khởi nghiệp. Ảnh: Twitter. Theo nhà báo Wakabayshi, khi đó bà Wojcicki tỏ ra cứng đầu và giận dữ, điều trái ngược với sự thể hiện thường thấy của bà. “Chúng tôi không thể tuyên bố ngay là phải thay đổi mọi thứ và mọi thứ sẽ được giải quyết. Đó không phải là cách vận hành thực tế”, bà Wojcicki thanh minh lúc đó.
Trong một lần có mặt tại trụ sở YouTube ở San Bruno (California), nhà báo Wakabayshi được chứng kiến rõ sự thận trọng của bà Wojcicki. Trong phòng họp, bà ngồi lặng lẽ xem video có tên “Thử thách bao cao su” (Condom Challenge - một người đặt bao cao su đầy nước lên đầu người khác, bao cao su sẽ trùm kín mặt người này).
Video này khi đó đạt 15 triệu view trên YouTube. Bà Wojcicki và các nhân viên cân nhắc xem liệu thử thách này có gây nguy hiểm hay không. Hành vi “nguy hiểm” không dính líu đến trẻ em sẽ được tồn tại trên YouTube, còn hành vi “có nguy cơ gây chết người” sẽ bị gỡ xuống.
Một nhân viên cho rằng Condom Challenge chỉ thuộc loại “nguy hiểm”, nhưng bà Wojcicki không đồng ý. “Chẳng có lý do gì để trùm nylon lên đầu mình như vậy”, bà kết luận. Nhưng video vẫn tồn tại trên YouTube và tiếp tục thu hút hàng triệu lượt view.
'Chị họ đầu tiên trong hoàng tộc Google'
Câu chuyện nguồn gốc của bà Wojcicki không ly kỳ như nhiều CEO tại Thung lũng Silicon. Bà không hề có một ý tưởng độc lạ nào nảy ra khi đang đi học. Bà cũng không bỏ Đại học Harvard để khởi nghiệp, mà đã tốt nghiệp trường đại học này.
Năm 1998, bà cho thuê một phần nhỏ căn hộ đang sống cùng chồng cho 2 sinh viên Stanford mới tốt nghiệp. Hai thanh niên này có tên là Larry Page và Sergey Brin, và họ vừa sáng tạo ra một công cụ tìm kiếm có tên Google.
CEO của YouTube là người thân cận của nhà đồng sáng lập Larry Page. Ảnh: Getty. Tới một ngày, bà Wojcicki cần tìm một thứ gì đó nhưng không thể tìm được bởi Google lúc đó đang sập. Đó là lúc bà nhận ra mình đã phụ thuộc vào sản phẩm “được 2 anh chàng sống trong gara nhà tôi tạo ra”, như bà kể lại năm 2014.
Năm 1999, bà Wojcicki gia nhập Google, trở thành nhân viên thứ 16 tại công ty và là người quản lý marketing đầu tiên. Bà góp phần giúp Google trở thành một đế chế công nghệ. Năm 2006, bà ráo riết thúc ép Google mua lại YouTube với giá 1,65 tỷ USD. Giá trị của Google hiện nay, theo tính toán của Morgan Stanley, khoảng 160 tỷ USD.
Trong những năm qua, bà Wojcicki đã kiếm được hàng trăm triệu USD và giữ mối quan hệ mật thiết với Larry Page. Một cựu quản lý Google mô tả bà Wojcicki “là người chị họ đầu tiên trong hoàng tộc Google”. Em gái út của bà là Anne, người đồng sáng lập công ty 23andMe và là vợ cũ của Sergey Brin.
Kể từ khi lên nắm quyền ở YouTube, bà Wojcicki luôn tránh né truyền thông, không muốn mình được coi là người nổi tiếng. “Khi đưa ra các quyết định, tôi thường đặt câu hỏi là trong 10 năm nữa, người ta sẽ nghĩ gì. Họ có đánh giá là chúng tôi đã làm đúng không? Tôi có cảm thấy tự hào không? Các con của tôi có nghĩ tôi đã làm đúng không?”, bà Wojcicki cho biết.
'Ước gì hành động sớm hơn'
Nhưng dưới sự lãnh đạo của bà Wojcicki, YouTube đang đối mặt với vô số vấn đề. Năm ngoái, YouTube phải gỡ video “Tide Pod” và “No lackin”. Khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng, bà Wojcicki buộc phải đưa ra các quy định hạn chế những video có nội dung xấu. Công việc của bà trở thành “dọn rác”.
Khi trở thành CEO YouTube, bà Wojcicki có nhiệm vụ đảm bảo nền tảng này phải thu hút người dùng xem hơn 1 tỷ giờ video mỗi ngày, tăng gấp 10 lần so với năm 2012. Bà đã làm được điều đó.
Nhưng vào năm 2016, YouTube bắt đầu phải hạn chế dần các gợi ý thu hút người dùng tới những video có nội dung độc hại. Nó giống như là ăn đồ ăn nhanh vậy, nếm thì ngon nhưng cực kỳ có hại cho sức khỏe.
Khủng hoảng bùng lên với cá nhân bà Wojcicki vào mùa xuân 2017. Tháng 3, nhiều công ty lớn tẩy chay dịch vụ của YouTube vì phát hiện hình ảnh của các hãng này bị lồng ghép trong những nội dung xấu. Tháng 4/2018, một vụ xả súng diễn ra tại trụ sở YouTube. Thủ phạm là 1 YouTuber bất mãn với các chính sách mới. Ảnh: Twitter. Tháng 6, ba gã đàn ông lái xe đâm vào người đi bộ ở London (Anh). Một trong ba kẻ này từng xem trên YouTube các nội dung cổ vũ Hồi giáo cực đoan. Phản ứng lại, bà Wojcickitriển khai hàng nghìn nhân viên kiểm tra các video có nội dung gây tranh cãi. Nhân viên YouTube cũng ứng dụng công nghệ AI để dò tìm và phát hiện các nội dung cực đoan.
Đầu năm nay, YouTube tuyên bố đang thay đổi thuật toán để trang web ngừng gợi ý các video kiểu như “thuyết âm mưu”. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều thay đổi trên YouTube. Và thuật toán của công ty cũng có vấn đề. Hồi đầu tuần, khi vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris xảy ra, YouTube nhận nhầm đó là vụ tấn công khủng bố 11/9.
Khi được hỏi tại sao YouTube không hành động sớm hơn để ngăn chặn các nội dung độc hại, bà Wojcicki nói ”ước gì đã làm như thế”. “Nếu được trở về quá khứ, tôi chắc chắn sẽ thúc đẩy công việc đó bởi giờ tôi nhận ra nó quan trọng như thế nào”, bà nói.
Bà Wojcicki cho biết xem những video có nội dung độc hại và phản ứng thù hằn của mọi người trên mạng là điều tồi tệ nhất trong công việc của bà, nhưng cũng là một trong những điều quan trọng nhất.
Theo nhà báo Wakabayshi, những chỉ trích dữ dội nhắm vào YouTube thời gian qua đã khiến mối quan hệ của bà Wojcicki với nhiều nhân vật quan trọng trở nên xấu đi. Ông Marc Benioff, chủ tịch Saleforce, từng mô tả mạng xã hội có hại chẳng kém gì thuốc lá và cần bị giám sát.
Bà Wojcicki có chân trong ban giám đốc Saleforce từ năm 2014 và có mối quan hệ khá thân với ông Benioff. Khi nhà báo Wakabayshi hỏi ông Benioff về bà Wojcicki, ông tỏ ra giận dữ và nói không muốn trả lời.
Một tuần sau đó, ông tuyên bố: “Chúng ta đang rơi vào một cuộc khủng hoảng lòng tin, và nếu chúng ta không tự kiểm soát thì chính phủ sẽ làm điều đó. Nhưng tôi cho rằng thực tế không hề tác động gì đến Susan”.
Đánh giá CEO YouTube như thế nào?
Cách dễ nhất để đánh giá năng lực một CEO là nghiên cứu kết quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, đối với bà Wojcicki và YouTube, đây không phải là điều dễ dàng. YouTube nằm sâu trong Alphabet và kết quả kinh doanh của nó không được công bố.
Các nhà đầu tư không nắm rõ được chi phí và lợi nhuận của YouTube, cũng không xác định được CEO Susan Wojcicki có ảnh hưởng như thế nào tới các con số. Ảnh: Bloomberg. Các nhà đầu tư không rõ chi phí và lợi nhuận của YouTube, càng không rõ bà Wojcicki có ảnh hưởng như thế nào tới những con số này. Tất nhiên nhiều nhà phân tích đánh giá YouTube vẫn đang ăn nên làm ra với doanh thu năm vào khoảng 15 tỷ USD và đang tăng trưởng khoảng 30-40%/năm.
Ngoài chuyện doanh thu, vị trí của bà Wojcicki được đánh giá là rất vững vàng bất chấp những điều tiếng của YouTube thời gian qua. Trên lý thuyết, bà làm việc dưới quyền CEO Google Sundar Pichai, nhưng thực tế là bà chỉ dưới quyền Larry Page. Bà Wojcicki là một trong những người hiếm hoi của Google có thể gặp Page bất kỳ lúc nào. “Bà ấy sẽ không đi đâu đâu”, một quan chức Google khẳng định.
Sau những khủng hoảng liên tiếp thời gian qua, bà Wojcicki khẳng định những khó khăn sẽ giúp YouTube có sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với các vấn đề mới. Và chắc chắn những vấn đề và khủng hoảng sẽ tiếp tục ập tới, khi nào mà YouTube còn mở cửa cho người dùng thoải mái upload video.
Bà Wojcicki tâm sự bà gia nhập Google vì muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa với đời mình. Nhưng giờ đây, bà nhận ra rằng di sản của mình sẽ là liệu YouTube có thể xử lý được các vấn đề của nó hay không. “Chúng tôi cần phải cải thiện, chúng tôi sẽ làm tốt hơn. Chúng tôi sẽ phải xử lý các vấn đề”, bà quả quyết.
Nhưng liệu bà có thể "giải độc" YouTube? Nhận xét về phong cách lãnh đạo của bà Wojcicki, nhà báo Wakabayshi đã thể hiện rõ sự nghi ngờ.
Người phụ nữ đứng đầu đế chế hỗn loạn YouTube
2025-01-19 18:19
-
Yamaha Janus có thêm phiên bản giới hạn Limited Boys cá tính hơn
2025-01-19 18:03
Khi người dùng bắt đầu từ chối việc nâng cấp lên những phiên bản iPhone mới, Apple đang tự trở thành đối thủ đáng gờm nhất của chính mình. Đơn giản vì họ đã làm quá tốt việc tạo nên một thiết bị có khả năng đáp ứng nhu cầu người dùng một cách dài lâu.
Bên cạnh đó, với mức giá iPhone tăng dần theo thời gian, câu hỏi về giá trị thực sự mà mẫu điện thoại này mang lại trở nên rõ nét hơn khi người dùng cân nhắc việc nâng cấp. Điều này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược bán hàng của Apple.
Công thức thành công
Nếu đang kinh doanh, có hai cách sẽ giúp bạn nhanh chóng trở nên giàu có. Một là, hãy bán thật nhiều sản phẩm với mức giá thấp, lời ít, bài toán số lượng sẽ giúp bạn có lời về sau. Hai là, hãy bán ít sản phẩm nhưng với mức giá rất cao. Đó là cách những nhãn hàng xa xỉ vẫn áp dụng cho chiến lược kinh doanh của họ: Chỉ cần một vài món hàng được bán mỗi tháng là đủ để bù đắp chi phí vận hành và có lời.
Đây là lúc Apple cho thấy công thức dẫn đến sự thành công của mình. Công ty rõ ràng đã biết cách vận dụng cả hai kiểu kinh doanh trên khi làm ra sản phẩm giá hàng nghìn USD và bán hàng nghìn sản phẩm mỗi giờ.
Hình ảnh dòng người xếp hàng chờ mua sản phẩm mới của Apple không còn là điều quá lạ lẫm. Ảnh:Peter Kash. |
Ngay cả khi chiếc iPhone XS Max được bán ra với mức giá khởi điểm ngất ngưởng 1.099 USD, vẫn có hàng nghìn người khắp thế giới sẵn sàng xếp hàng xuyên đêm để có được “đặc ân” sở hữu chiếc điện thoại mới nhất của Apple trong năm 2018. Ma lực hấp dẫn của công ty này là không thể chối cãi.
Và cứ thế, doanh số hàng năm của Apple đạt mức 265 tỷ USD, iPhone trở thành thiết bị di động thành công nhất trong lịch sử. Và mỗi tháng 9, lượng iPhone bán ra vẫn đều đặn như cách một chiếc đồng hồ vận hành. Tất cả chỉ dừng lại khi người dùng tự hỏi: “Tại sao tôi lại cần một chiếc iPhone mới?”
Không còn lý do để nâng cấp
Thực tế, chỉ có số ít người dùng iPhone quan tâm đến chế độ chụp ảnh Chân dung hoặc mức cấu hình rất mạnh mà Apple trang bị. Với đa số, việc lướt Facebook và xem tin nhắn Messenger trên iPhone XS Mas, hay X, hay 7 và 8, thậm chí là iPhone 6, đều hoàn toàn giống nhau.
Báo Wall Street Journalhồi 2018 dẫn nguồn từ một nghiên cứu của Hyla Mobile, cho thấy thời gian trung bình để người dùng nâng cấp điện thoại là khoảng 3 năm. Năm nay, con số đó đã tăng lên 4.
Song ngoài mục đích sử dụng, iPhone còn là một món đồ trang sức để người dùng thể hiện mức độ khá giả của mình.
Theo những nhà nghiên cứu từ Đại học Chicago, trong những năm 1990, những món đồ thể hiện sự giàu có của một người Mỹ là máy rửa bát, lò sưởi và của garage có tính năng mở tự động. Còn ngày nay, những thứ đó là hộ chiếu và một chiếc iPhone hoặc iPad. Một báo cáo đã chứng minh rằng nếu một người sở hữu các thiết bị Apple, thì 70% anh ta có thu nhập cá nhân ở mức cao.
Nhưng nhu cầu thể hiện đó chỉ hiệu quả nếu Apple chịu đổi mới thiết kế của mình mỗi năm. Thực tế cho thấy công ty đang ngày càng lười biếng sáng tạo. Kiểu dáng của iPhone 6 tồn tại suốt 4 năm, trong khi những tin đồn cho thấy năm 2019 này, Apple vẫn sẽ giữ nguyên những gì hãng đã làm với iPhone X từ 2 năm trước.
Bốn thế hệ iPhone liên tiếp hầu như không có sự khác biệt về thiết kế. Ảnh: Forbes. |
Mất doanh thu vào tay iPhone cũ
Người dùng bắt đầu không còn mong muốn nâng cấp iPhone, nhưng Apple vẫn mong muốn kiếm thêm nhiều tiền. Và điều gì đến cũng đến: Giá iPhone tăng không tưởng!
Bản thấp nhất của iPhone đã tăng dần từ 649 USD, đến 699 USD và đạt mức 749 USD. Riêng mẫu iPhone XS Max đắt nhất có giá lên tới 1.499 USD, ngang ngửa một chiếc MacBook Pro cấu hình trung bình.
Giá iPhone cao đến mức người dùng kháo nhau "bán thận" để mua. Ảnh: Reddit. |
Mức giá cao đó chính là mấu chốt của mọi vấn đề. Nó đánh động và buộc khách hàng phải cân nhắc khi mua máy. Nếu bạn sở hữu một căn nhà và nó mất giá theo thời gian vì xuống cấp, thì mảnh đất bên dưới vẫn có thể giữ nguyên giá trị ban đầu hoặc thậm chí tăng thêm. iPhone không như vậy, nó sẽ mất giá liên tục và là khoản đầu tư kém bền vững.
Trang nghiên cứu thương mại công nghệ musicMagpie đã chỉ ra trung bình iPhone mất 45% giá trị ban đầu sau 12 tháng bán ra. Con số này với Samsung là 62% và 81% với Google. Chiếc iPhone X đã đạt kỷ lục là chiếc iPhone ít mất giá nhất vởi chỉ 32%.
iPhone X là chiếc điện thoại giữ giá tốt nhất mà Apple từng sản xuất. Ảnh: Apple. |
Điều này có ý nghĩa rằng người dùng vẫn có thể bán lại chiếc iPhone của mình với giá cao. Sự hấp dẫn này khiến nguồn cung iPhone cũ tăng mạnh trong những năm gần đây.
Như đã nói trên, đối với những người muốn trải nghiệm những tính năng mới nhưng eo hẹp về tài chính, iPhone second-hand là lựa chọn tối ưu. Và cứ thế, người ta đổ xô đi mua, lượng cầu cũng từ đó tăng theo.
Kết quả là một thị trường iPhone cũ đầy sôi động. Tại Việt Nam, cơn sốt iPhone second-hand bắt đầu từ đợt hàng iPhone 5C khoảng 2 năm trước, bản lock Nhật với mức giá chỉ 1,2 triệu (iPhone lock cũng là một phân khúc hấp dẫn khác). Cho đến hiện tại, người dùng Việt đã cởi mở hơn nhiều khi cân nhắc chọn các thiết bị Apple cũ.
Trên các trang thương mại điện tử quốc tế, có thể dễ dàng tìm thấy các mẫu iPhone mới nhất với mức giá rẻ. Phạm vi lựa chọn là rất rộng kèm nhiều mức giá khác nhau, tuy vậy, thị trường này không hề mang lại cho Apple một xu lợi nhuận nào. Thậm chí còn cản bước công ty trong việc phân phối những sản phẩm mới.
Nói cách khác, Apple đang tự tuyên chiến với chính mình. iPhone năm nay càng tốt bao nhiêu, thế hệ ra mắt vào năm sau sẽ càng khó bán bấy nhiêu.
Tổng hoà những yếu tố thời gian sử dụng thiết bị ngày càng được kéo dài cùng với thị trường iPhone cũ đang mở rộng, cho thấy Apple đang phải đối diện với một thử thách lớn hơn trong việc đảm bảo doanh số bán máy của mình. Nhất là khi iPhone chiếm tới 60% tổng doanh thu của Apple.
Tiếp tay cho “kẻ địch”
Apple không coi đây là một thử thách, thực tế, công ty còn đẩy mạnh để quá trình này xảy ra dễ dàng hơn.
“Chúng tôi cần đảm bảo những sản phẩm làm ra sẽ có độ bền cao và dùng được lâu nhất có thể”, bà Lisa Jackson, phó giám đốc mảng môi trường của Apple, nói trong sự kiện ra mắt iPhone XS: “Chúng tôi ra mắt iOS 12 để cải thiện hiệu năng trên các thiết bị cũ. Nhờ vậy người dùng có thể tiếp tục sử dụng chúng lâu hơn nữa”.
Bà Lisa Jackson trên sân khấu của sự kiện ra mắt iPhone XS hồi năm ngoái. Ảnh: Apple. |
Rõ ràng Apple đang khuyến khích người dùng giữ thiết bị lâu hơn. Năm 2018, công ty giảm giá thay pin cho khách hàng xuống chỉ còn 29 USD. Theo nhà phân tích Mark Moskowizt ở thời điểm đó, Apple có thể thiệt hại 10,3 tỷ USD và “khoảng 30% khách hàng sẽ không mua iPhone mới trong năm nay”.
Những tiên đoán của Mark phần nhiều đã thành sự thật. Thay vì mua một chiếc điện thoại mới và tốn bộn tiền, người dùng chỉ cần thay pin, hiệu năng chắc chắn sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, trong khi điện thoại Android thường chỉ nhận cập nhật trong 2 năm sau khi bán ra, thì Apple lại hào phóng hỗ trợ người dùng rất lâu dài, mà kỷ lục là chiếc iPhone 5S ra mắt từ năm 2013 vẫn nhận được bản iOS 12 mới nhất.
Những điều Apple đang thực hiện đã cung cấp cho khách hàng những ưu đãi hậu mãi tuyệt vời. Nhưng tại sao Apple lại chấp nhận lỗ, có phải vì công ty không biết cách kinh doanh? Không hẳn.
Giá trị thật của những chiếc iPhone
"Vậy giá bán iPhone nên là bao nhiêu? Chúng tôi đã nghĩ rất nhiều về điều đó vì chiếc điện thoại này có thể làm được quá nhiều thứ..."
Steve Jobs nói trong buổi ra mắt iPhone 2G
Steve Jobs trong buổi ra mắt chiếc iPhone đầu tiên đã đặt câu hỏi: “iPhone được định giá nhờ yếu tố gì?”. Câu trả lời của cố CEO Apple lúc bấy giờ là vì iPhone có khả năng làm được nhiều tác vụ, từ gửi mail, nghe nhạc, xem phim...
Đó là một thiết bị vô cùng đa năng, sự sáng tạo đột phá đã giúp Apple mạnh dạn gắn tag giá 499 USD cho sản phẩm điện thoại đầu tiên của mình.
Hơn một thập kỷ sau, Táo Khuyết dường như gặp khó khăn nhiều hơn trong việc sáng tạo. Một phần do thị trường smartphone hiện tại đã bão hoà, các thiết bị đạt đến mức hoàn hảo nhất trong mức độ giới hạn công nghệ của mình. Vốn là một công ty cầu toàn và quan trọng sự chỉn chu, Apple cũng không vội chạy theo những xu hướng chưa phát triển hoàn chỉnh hiện nay như màn hình gập.
Vậy trong giai đoạn này, giá trị từ những chiếc iPhone trong chiến lược kinh doanh của Apple là gì? Làm sao họ có thể sinh lời khi không bán được thiết bị mới?
Dù là mới hay cũ, bất cứ người dùng iPhone nào cũng phải tải hoặc mua app từ kho ứng dụng App Store. Sau đó là cách dịch vụ Apple Music, Apple Video, iCloud, News... danh sách vẫn còn được kéo dài khi đầu năm nay, Apple đã giới thiệu thêm dịch vụ stream game Arcade và thẻ tín dụng Apple Card.
Apple Card là vũ khí tối thượng để trói người dùng vào hệ sinh thái Apple. Ảnh: Apple. |
Với ngày càng nhiều dịch vụ, đặc biệt liên quan đến nhà ở và tài chính, Apple đang muốn trói người dùng vào hệ sinh thái của mình. Một khi đã “vào bẫy”, người dùng hầu như không thể thoát ra được, việc chuyển đổi và rất bất tiện và mất thời gian.
iPhone cũng là bước đệm để người dùng mua thêm iPad, Apple Watch và AirPods. Một khảo sát từ CNBC cho thấy có đến hai phần ba dân số Mỹ hiện nay sở hữu ít nhất một sản phẩm đến từ Apple.
Thậm chí nếu người dùng không bỏ tiền cho bất cứ phần cứng hoạt phần mềm nào khác ngoài iPhone, họ vẫn đang đóng góp một khoản doanh thu nhất định cho Apple. Google, cho ví dụ, phải trả hơn 9 tỷ đô mỗi năm chỉ để trở thành trình tìm kiếm mặc định của chúng ta. Chín tỷ, số tiền nhiều đến mức bằng GDP của cả quốc gia Haiti cộng lại.
Khi có được người dùng nghĩa là các hãng công nghệ có quyền kiểm soát thông tin khách hàng, và ở thời đại này, thông tin đồng nghĩa với tiền. Hãy nghĩ đến những hợp đồng quảng cáo, những mối lợi từ việc cung cấp thông tin khách hàng cho những công ty nghiên cứu thị trường & hành vi khách hàng,…
Apple đang thực hiện cuộc “đại cải cách” cho mình. Chiếc iPhone từ thiết bị sinh lời chính, đem lại nguồn doanh thu trực tiếp cho công ty, nay lại trở thành vật trung gian mà qua đó, Apple có thể kiếm tiền bằng những dịch vụ - tiện ích đi kèm.
iPhone sẽ về giá trị ban đầu hay Apple thành công ty dịch vụ?
Thực tế, Apple cần cả hai để tồn tại. iPhone vẫn cần những thay đổi tích cực để tiếp tục tồn tại. Nhưng trong thời gian chờ thành tựu công nghệ đáp ứng được những ý tưởng, kinh doanh dịch vụ là phương án bền vững và hiệu quả.
Quá trình này không hề dễ dàng, nhưng thực tế thị trường cho thấy những toan tính của Apple là hợp lý. Công nghệ phát triển rất nhanh chóng, smartphone đang trên đà tăng trưởng nhưng không có gì đảm bảo người dùng sẽ nâng cấp điện thoại sau mỗi 2 năm sử dụng. Apple không thể chỉ dựa vào doanh số phần cứng để tồn tại.
Chờ đón "One more thing" từ Apple trong tương lai. Ảnh: Mashable. |
Việc sử dụng một thiết bị điện thoại lâu dài cũng mang đến nhiều lợi ích cho môi trường sống xung quanh. Apple đang làm tốt công việc kéo dài thời gian sử dụng máy nhiều nhất có thể, và sau đó là tái chế, một cái kết trong mơ cho bất kỳ thiết bị điện tử nào.
Năm nay và thậm chí là năm sau, có thể những sản phẩm của Apple vẫn tương đối ở mức “dậm chân tại chỗ”. Nhưng người dùng có quyền đòi hỏi Apple phải sáng tạo hơn và đó là mong muốn chính đáng.
- Nhận định, soi kèo BG Pathum United vs Ratchaburi, 19h00 ngày 15/1: Đối thủ yêu thích
- Cách tạo lời nhắc gọi lại trên iPhone
- Lợi nhuận FPT tăng 23% nhờ tăng trưởng của khối công nghệ
- Cựu đặc nhiệm SEAL lý giải vì sao nên tập thể dục thay vì vận động trí óc ngay sau khi ngủ dậy
- Nhận định, soi kèo Nữ Queretaro vs Nữ Mazatlan, 09h00 ngày 16/1: Chiến thắng đầu tiên
- Mang nút 'View Image' trở lại Google Image Search
- Sắp dừng khuyến mại 50% cho thuê bao di động trả trước
- Tổng hợp “mã cheat” Đế Chế khi chơi bản 4K
- Nhận định, soi kèo Nữ Sydney FC vs Nữ Canberra United, 15h00 ngày 15/1: Tiếp tục trôi xa