Danh sách các trường Y dược tuyển sinh bằng xét tuyển học bạ năm 2024
Các nội dung trên điện thoại hay TV ngày nay có nhiều loại nội dung và đa số các loại có thời lượng ngắn thường ảnh hưởng nhiều sức sáng tạo của trẻ. Các đoạn hình ảnh hay đoạn nhạc có thể kích thích sự tò mò của bé, tuy nhiên việc xem các loại nội dung với chất lượng và giá trị thấp có thể khiến con bị cản trở trong quá trình hình thành sự sáng tạo ở bản thân.
4 quy tắc bố mẹ cần nhớ để khi cho con tiếp xúc với thiết bị điện tử
Để có thể kích thích sự sáng tạo của bé nhiều hơn, bố mẹ có thể không cần “cấm tiệt” việc sử dụng các thiết bị điện tử, và áp dụng thử các quy tắc sau:
Chọn lọc nội dung
Bố mẹ nên chọn lọc nội dung để con có thể tận dụng tối đa thời gian sử dụng các thiết bị để trau dồi thêm kiến thức.
Đặt giới hạn
Bố mẹ nên đặt giới hạn thời gian khi con dùng các thiết bị điện tử. Trẻ nên ý thức rằng thời lượng mình có thể sử dụng các thiết bị điện tử là bao lâu.
Sử dụng các thiết bị điện tử để giúp ích cho các môn học
Các thiết bị điện tử cũng có thể trở nên có ích khi bố mẹ biết cách kết hợp sử dụng thiết bị với các môn học năng khiếu để con có thể vừa học, vừa chơi.
Học các môn năng khiếu
Ngoài việc học, bố mẹ có thể điều hướng con khám phá các nhạc cụ hoặc tham gia các lớp học âm nhạc để hạn chế “thời gian chết” khi sử dụng thiết bị điện tử.
Phát triển tiềm năng âm nhạc trong con cùng trường âm nhạc Yamaha chuẩn Nhật Bản
Bên cạnh các loại nhạc cụ được tích hợp thêm ứng dụng trên thiết bị điện tử hỗ trợ cho việc tập luyện, bố mẹ còn có thể cho con tham gia các lớp năng khiếu âm nhạc để con có thể có thêm nhiều thời gian bổ ích. Tại các lớp học thuộc Trường âm nhạc Yamaha, bên cạnh giáo trình độc quyền từ Nhật Bản, con sẽ được học thêm những bài học thú vị khi luyện tập trên đàn, hoặc cách thức tự rèn luyện tại nhà bằng các thiết bị điện tử.
Bên cạnh đó cơ sở vật chất tại các Trường âm nhạc Yamaha rất tiên tiến sẽ giúp trẻ vừa học vừa chơi một cách thông minh và hiện đại nhất.
Trường âm nhạc Yamaha - Địa điểm đào tạo âm nhạc chuẩn Nhật Bản Trường Âm Nhạc Yamaha là thương hiệu với lịch sử lâu đời và uy tín, được công nhận trên toàn thế giới đã có mặt trên 40 quốc gia và khu vực với hơn 5 triệu học viên toàn cầu đã tốt nghiệp cùng Hệ Thống Chứng Chỉ Âm Nhạc Yamaha (YGES) được công nhận quốc tế. Trường âm nhạc Yamaha mang đến các khóa học như: Cảm thụ âm nhạc, Piano, Guitar, Violin, Trống, Thanh nhạc… được xây dựng với giáo trình chuẩn Nhật Bản qua nhiều năm nghiên cứu và xây dựng của Tập Đoàn Yamaha. Để nhận được tư vấn về lộ trình học chi tiết và các chương trình ưu đãi khác liên hệ: Website: https://vn.yamaha.com/vi/education/ Facebook: Yamaha Music School Vietnam Hotline: 1900 299 279 |
Hồng Nhung
" alt="4 quy tắc trẻ sử dụng điện thoại cần tuân thủ "/>Trước đó, ngày 18/3, toàn thể học sinh trường phải tạm nghỉ học khiến nhiều phụ huynh bức xúc và lo lắng. Đến ngày 19/3, dù thông báo đón học sinh trở lại nhưng nhiều giáo viên không đi dạy. Một số phụ huynh cho biết họ đưa con đến trường nhưng phải ngồi ở căng tin vì không có giáo viên giảng dạy.
Trường AISVN cho biết đang gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng, nợ lương và bảo hiểm của giáo viên, nhân viên.
Những lùm xùm dai dẳng
Câu chuyện tại trường Quốc tế Mỹ không phải mới xảy ra lần đầu. Cách đây 6 tháng, sự việc bắt đầu khi một số phụ huynh đến cổng, căng băng rôn yêu cầu Chủ tịch HĐQT trường là bà Nguyễn Thị Út Em phải trả nợ. Vấn đề này xuất phát từ việc phụ huynh và nhà trường cùng ký hợp đồng vay vốn.
Phụ huynh cho nhà trường vay từ vài tỷ đến chục tỷ (số tiền theo cấp học của con), không tính lãi suất trong suốt thời gian nhà trường đào tạo học sinh. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập trong trường với mức phí 0 đồng. Khi học sinh hết thời gian học tập, chuyển trường hoặc nghỉ học vì lý do sức khoẻ… Trường Quốc tế Mỹ sẽ hoàn trả số tiền đã vay trong thời gian nhất định.
Thế nhưng đến hạn trả tiền, trường vẫn không hoàn trả khiến nhiều phụ huynh tập trung tại cổng đòi nợ. Số khác làm đơn kiện lên toà án yêu cầu trả tiền và lãi suất.
Đơn cử như ông H - Quận 3, TP.HCM, cách đây 8 năm, ngày 9/7/2015, trường đã ký hợp đồng vay vốn với gia đình ông. Hợp đồng này do vợ ông đứng ra làm đại diện với số tiền vay là 2.619.600.000 đồng (tương đương 120.000 USD). Hai bên có ký phụ lục hợp đồng về việc thỏa thuận trường sẽ hoàn trả cho phụ huynh số tiền theo mức trượt giá, theo đó lấy tỷ giá USD Mỹ làm chuẩn.
Việc gia đình đồng ý ký hợp đồng cho trường vay không lãi là để con của ông H. được theo học không phải đóng học phí và trường và sẽ hoàn trả lại số tiền này sau khi học sinh tốt nghiệp trong vòng 30 ngày.
Đến ngày 30/5/2021, con của ông H. đã hoàn thành khóa học. Sau đó, gia đình đã yêu cầu trường hoàn trả đủ số tiền đã cho vay theo đúng thỏa thuận đã ký.
Sau rất nhiều lần yêu cầu được hoàn trả tiền, đến ngày 17/11/2021, phía trường mới ra văn bản có nội dung cam kết hoàn trả gói đầu tư, với thời hạn hoàn trả là bắt đầu từ ngày 10/12/2021. Tuy nhiên, mãi đến ngày 12/5/2022, gia đình ông mới nhận được số tiền hoàn trả là 658.417.000 đồng (tương đương 30.000 USD).
“Như vậy, tính tới ngày 14/8/2023, trường vẫn còn nợ chúng tôi 2.070.000.000 đồng (tương đương 90.000 USD, tỷ giá 23.000đ/1USD) và tiền lãi và phạt là 626.175.000 đồng, tổng cộng là 2.696.175.000 đồng”.
Hay trường hợp của chị Mai, (huyện Nhà Bè) có con học lớp 8 tại AISVN, cho trường vay hơn 3 tỷ đồng. Tháng 6/2022, con gái chị Mai hoàn thành lớp 12, cuối tháng đó, nhà trường gửi email cho phụ huynh đề xuất thời gian hoàn trả số tiền. Dù đưa ra kế hoạch hoàn trả tiền cho chị Mai trong 3 lần, nhưng trên thực tế trường Quốc tế Mỹ Việt Nam mới trả cho chị được một một phần nhỏ số tiền.
Trực tiếp làm việc với chị Mai vào giữa tháng 9/2022, bà Nguyễn Thị Út Em đã ký “văn bản cam kết hoàn trả gói đầu tư” với nội dung xác nhận còn nợ số tiền còn lại và cam kết hoàn hoàn trả cho chị Mai làm 2 đợt.
Dù đã ký cam kết nhưng đến đầu tháng 10 trường Quốc tế Mỹ mới trả cho chị số tiền 20.000 USD. Phụ huynh đã kiện ra toà, nhưng từ đấy đến nay, phía Trường Quốc tế Mỹ chưa hoàn trả cho chị Mai thêm bất cứ đồng nào. Rất nhiều phụ huynh khác cũng rơi vào trường hợp như anh H và chị Mai và đã làm đơn khởi kiện ra toà. Nhưng đến nay họ vẫn chưa được nhà trường trả lại tiền.
Phía AISVN lúc đó thừa nhận “Khoản nợ học phí”, thực chất là số tiền đầu tư giáo dục nhà trường ký kết với phụ huynh thông qua Hợp đồng đầu tư giáo dục và sẽ được hoàn trả lại sau 5 - 15 năm học sinh theo học tại trường.
Trước đây, nhà trường cung cấp chương trình đào tạo chính khóa miễn phí cho học sinh và hoàn trả số tiền đầu tư giáo dục đúng hạn. Tuy nhiên, thời gian sau này, trường gặp nhiều khó khăn nên chậm trễ trong việc hoàn trả cũng như chưa có kênh thông tin trao đổi kịp thời đến phụ huynh. Nhà trường cũng đưa ra một kế hoạch tái cấu trúc và cam kết sẽ trả dần cho phụ huynh.
Thu học phí tiền tỷ, vì sao vẫn nợ hàng nghìn tỷ đồng?
AISVN được thành lập theo Quyết định số 432 ngày 30/1/2019 của UBND TP.HCM; được phép hoạt động giáo dục theo Quyết định số 1473 ngày 13/6/2019 của Sở GD-ĐT.
Ngôi trường đóng trên địa bàn huyện Nhà Bè, TP.HCM hiện có hơn 1.400 học sinh, hơn 200 giáo viên nước ngoài và Việt Nam cùng 300 nhân viên trong nước với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại nhưng đi cùng là cái giá phải trả cho việc học ở đây rất đắt đỏ.
Bên cạnh học phí các thu khoản phí của AISVN cũng rất cao. Học sinh ngay khi nộp đơn đăng ký nhập học sẽ phải đóng phí đầu vào là 2,5 triệu đồng, đối với khối khám phá (dự bị tiểu học) là 1,5 triệu đồng. Phí ghi danh cho tiểu học là 45 triệu đồng, lớp 6-10 là 35 triệu đồng và lớp 11-12 là 25 triệu đồng.
Trong đó, khoản phí này phải đóng trước khi nhập học và sẽ không được hoàn lại. Nhà trường còn có một loại phí nữa là phí chương trình phát triển Anh ngữ bổ sung, thu học sinh lớp 1-5 là 40 triệu đồng, thu học sinh lớp 6-10 là 50 triệu đồng.
Thế nhưng trường Quốc tế Mỹ hiện rơi vào khó khăn tài chính. Nhiều giáo viên không được trả lương, đóng bảo hiểm dẫn tới họ nghỉ dạy dẫn tới nhà trường phải tạm cho học sinh nghỉ học để sắp xếp lại tài chính.
Ngày 17/3 vừa qua, nhà trường đã tổ chức họp với phụ huynh để tập trung tìm kiếm giải pháp giải quyết tình hình khó khăn về tài chính dẫn đến việc không thể trả lương đầy đủ và đúng hạn cho giáo viên và nhân viên trường.
Hai bên đã tìm kiếm các giải pháp khác nhau, trong đó, giải pháp vận động phụ huynh tiếp tục đóng thêm tiền để ủng hộ nhà trường AISVN gặp nhiều khó khăn và gần như không khả thi.
Thông tin từ phụ huynh cho hay, một phụ huynh đã tìm kiếm được quỹ đầu tư, khẳng định sẽ xúc tiến với tổ chức tài chính ngắn hạn, đầu tư khoảng 200 tỷ với đề nghị sẽ sở hữu 20% cổ phần trường AISVN. Quỹ đầu tư này đã tìm hiểu tình trạng của trường và chấp nhận cùng đồng hành, chia sẻ các khoản nợ hiện hữu của trường.
Câu hỏi đặt ra là tiền của AISVN đã đi đâu để rơi vào khó khăn tài chính? Bởi với mới mức học phí như hiện tại, doanh thu từ học phí của nhà trường tính trên số học sinh hiện tại sẽ lên tới hàng trăm đến nghìn tỷ/năm. Số tiền này đã được đóng trước hoặc đóng đúng hạn. Chưa kể, số tiền nhà trường ký hợp đồng với phụ huynh nhiều năm nay. Trong đơn phụ huynh gửi cơ quan chức năng thông tin, hơn 90% gia đình đã đóng tiền đầy đủ cho con mình theo học hết cấp 3 ở Trường AISVN dưới hợp đồng cho vay, hoặc hợp đồng góp vốn đầu tư.
"Tổng số tiền đã đóng vào hay nói cách khác là đã huy động đang nợ phụ huynh lên đến hơn 3.200 tỷ Việt Nam đồng".
Một phụ huynh có con học lớp 2 và 4 ở AISVN cho hay, sáng nay, chị vẫn cho con tới trường nhưng các học sinh vẫn rơi vào tình trạng như hôm qua, đó là ngồi căn tin, chơi tự do vì không có giáo viên để giảng dạy.
“Chúng tôi đề nghị nhà trường nhanh chóng quyết định việc đầu tư của các quỹ đầu tư để giải quyết vấn đề tài chính, có trả lương cho giáo viên để giáo viên quay lại trường giảng dạy.
Chúng tôi cũng muốn biết tiền phụ huynh đã góp vốn, tiền học phí đã đi đâu, đã tiêu dùng như thế nào? Việc nhà trường mở cửa hiện tại chỉ để đối phó dư luận nhưng như vậy là đang đẩy con chúng tôi vào tình trạng không được học tập”- phụ huynh nói.
Thu hàng trăm tỷ đồng học phí mỗi năm, tiền của Trường Quốc tế Mỹ đi đâu?
Nhận định, soi kèo LDU Quito vs Flamengo, 05h00 ngày 23/4: Cân tài cân sức
Ông Jussi Halla-Aho - Chủ tịch Quốc hội Phần Lan thể hiện sự quan tâm sâu sắc về cách Tân Thời Đại áp dụng giáo dục Phần Lan vào giảng dạy, những khó khăn khi triển khai và những kế hoạch trong thời gian sắp tới.
Thay mặt Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại, bà Phạm Thị Lam - Chủ tịch Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại đã chia sẻ về những thành tựu và nỗ lực trong việc áp dụng và phát triển mô hình giáo dục Phần Lan tại Hà Nội.
Ông Jussi Halla-Aho:Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại đã áp dụng phương pháp giáo dục Phần Lan với chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam như thế nào?
Bà Phạm Thị Lam:Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã thông qua Nghị định số 86/2018 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, Chính phủ cho phép sử dụng chương trình giáo dục nước ngoài tích hợp vào chương trình giáo dục Việt Nam với tỷ lệ lên đến 70%. Tại Tân Thời Đại, chúng tôi đã xây dựng chương trình tích hợp với một lộ trình phân bổ chương trình nhập khẩu từ Phần Lan tuỳ theo mức độ cần thiết của từng độ tuổi, chẳng hạn ở bậc Mầm non là 35%; bậc Tiểu học là 40% và tăng dần theo năng lực của giáo viên trong tương lai. Quá trình thực hiện bắt đầu từ vận dụng sâu sắc bộ phương pháp giáo dục Phần Lan trên chương trình giáo dục Việt Nam tạo nên chương trình nhà trường hiện đại, bảo đảm các mục tiêu đầu ra.
Tân Thời Đại may mắn khi thực hiện phương pháp giáo dục Phần Lan trùng với thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam triển khai chương trình cải cách giáo dục 2018, với điểm cốt lõi là chuyển đổi từ dạy kiến thức sang phát triển năng lực của học sinh. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực giáo viên. Trong quá trình nghiên cứu phương pháp giáo dục của các quốc gia, tôi nhận ra rằng điểm nổi trội nhất của giáo viên Phần Lan là kỹ thuật xử lý tình huống trong lớp học. Hợp tác với giáo dục Phần Lan giúp chúng tôi vượt qua thách thức lớn nhất, đó là cách giáo viên tiếp cận phương pháp giảng dạy.
Ông Jussi Halla-Aho: Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại gặp những khó khăn, thách thức gì khi áp dụng chương trình giáo dục Phần Lan?
Bà Phạm Thị Lam: Trải qua 6 năm, khó khăn lớn nhất của Tân Thời Đại là một mình bước trên hành trình cô đơn. Trong suốt 6 năm đó, chúng tôi vẫn gắn với cái tên "Hệ thống trường học Phần Lan đầu tiên tại Hà Nội”. Chúng tôi không ngừng nỗ lực mở rộng và chuyển giao chương trình giáo dục cho các trường liên kết. Mỗi khi có ai đó thực hiện giáo dục Phần Lan, chúng tôi đều rất vui mừng và mong muốn được kết nối để phát triển rộng rãi hơn.
Khó khăn thứ hai là việc đưa nền giáo dục Phần Lan, một hệ thống giáo dục được coi là cao cấp, đến với các vùng ven. Tại đây, phụ huynh trẻ, có tư duy và tầm nhìn, nhưng lại eo hẹp về kinh tế, buộc chúng tôi phải nỗ lực gấp bội.
Khó khăn thứ ba là khoảng cách về trình độ, năng lực giữa giáo viên Việt Nam và Phần Lan, đòi hỏi chúng tôi phải đầu tư thời gian và chi phí nhiều hơn cho việc điều chỉnh tư duy và nâng cao năng lực cho giáo viên. Chúng tôi may mắn có cơ hội làm việc với những người Phần Lan giàu lòng nhân ái. Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng chúng tôi tin tưởng vào con đường mình đã chọn và sẽ tiếp tục bước đi mạnh mẽ.
Ông Jussi Halla-Aho: Bà mong muốn gì về tương lai của Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại?
Bà Phạm Thị Lam: Hiện tại, chúng tôi không ngừng mở rộng cấp học từ mầm non tới THPT; kết nối du học phổ thông và đại học; đồng thời, quy mô các trường học cũng đang được mở rộng gấp ba lần. Vì vậy, Tân Thời Đại mong muốn tiếp tục hợp tác với các tổ chức Phần Lan trên cả giáo dục và các lĩnh vực khác. Chúng tôi đang thúc đẩy dự án quan trọng có tên là Làng Giáo dục Phần Lan tại Hà Nội và mong muốn tìm kiếm những đối tác Phần Lan để xây dựng giấc mơ này.
Ông Jussi Halla-Aho: Tôi ấn tượng với trường Tân Thời Đại. Tham quan trường và các lớp học ở đây mang lại cho tôi cảm giác thân thuộc như một ngôi trường Phần Lan. Tôi cảm ơn sự tin tưởng mà các bạn đã dành cho giáo dục Phần Lan. Nền giáo dục của chúng tôi có nhiều ưu điểm nhưng vẫn chưa thực sự hoàn hảo. Chính sự hợp tác chặt chẽ với Tân Thời Đại sẽ giúp chúng tôi tiến bộ hơn, và do đó, mối quan hệ hợp tác của chúng ta sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Năm 2019, Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại ký kết hợp tác với Fun Academy, trở thành đơn vị đầu tiên đưa Giáo dục Phần Lan về Việt Nam tại Hà Nội. Hiện tại, Hệ thống trường học Tân Thời Đại có 5 cơ sở Mầm non, 1 trường Tiểu học và 1 trường THCS trên địa bàn Hà Nội. Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại Hotline: 089 809 5599 Website: tanthoidai.edu.vn |
(Nguồn: Tân Thời Đại)
" alt="Những thành tựu của mô hình giáo dục Phần Lan tại trường Tân Thời Đại"/>Những thành tựu của mô hình giáo dục Phần Lan tại trường Tân Thời Đại
Theo nhà trường, một số học sinh đi vệ sinh tới 9 lần/ngày, phần lớn là để quay video. Đồng thời, kể từ khi những chiếc gương được dỡ bỏ vào đầu tháng 1/2024, trường học đã chứng kiến việc học sinh sử dụng nhà vệ sinh "giảm đáng kể".
Trường Southern Alamance đã chọn đi theo một hướng khác so với các trường trên toàn nước Mỹ. Một số trường đã cấm học sinh sử dụng điện thoại trong khuôn viên trường.
Tuy nhiên, một số phụ huynh, học sinh và những nhà hoạt động giáo dục đã phản đối điều đó vì nhiều lý do, đặc biệt là những lo ngại về an toàn. Các vụ xả súng ở trường học tại Mỹ đang đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023. Nhiều bậc cha mẹ muốn đường dây liên lạc giữa họ với con mình luôn được mở, không chỉ trong trường hợp khẩn cấp mà còn để đảm bảo rằng về mặt hậu cần, họ có thể liên lạc với con mình khi cần.
Giáo viên của trường, thầy Atkins nói với Business Insider rằng an toàn là mối quan tâm chính của các bậc cha mẹ có con tại Southern Alamance và nhà trường đã lưu ý đến điều đó.
Theo thầy, trường Southern Alamance nhấn mạnh việc dạy học sinh có trách nhiệm với các thiết bị điện tử và phản đối việc loại bỏ chúng hoàn toàn. Trường cho rằng việc lấy đi các thiết bị này sẽ cản trở cơ hội học cách sử dụng chúng có trách nhiệm của các em.
Ngoài ra, nhà trường còn sử dụng "hệ thống thẻ hành lang kỹ thuật số" để theo dõi vị trí của học sinh suốt cả ngày.
Thầy Atkins cho biết: “Thẻ cho phép học sinh đăng ký vào và ra khi rời khỏi lớp, vì vậy chúng tôi luôn biết học sinh đang ở đâu để đảm bảo an toàn và trách nhiệm”.
Cấm trẻ vị thành niên dưới 16 dùng TikTok
Theo số liệu năm 2023 của tổ chức Tổng Y sĩ Mỹ- cơ quan cung cấp cho công chúng thông tin về các vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, gần 95% thanh thiếu niên Mỹ từ 13- 17 tuổi cho biết họ sử dụng mạng xã hội, với hơn 1/3 trong số đó nói rằng họ sử dụng nền tảng này "gần như liên tục".
Mặc dù cho thấy một số lợi ích của các mạng xã hội đối với giới trẻ nhưng nhiều báo cáo cũng chỉ ra "nhiều dấu hiệu có thể có nguy cơ gây tổn hại sâu sắc" đối với sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của trẻ em.
Mặc dù hầu hết các nền tảng xã hội đều cho phép bất kỳ người dùng nào từ 13 tuổi trở lên thiết lập tài khoản, nhưng luật được thúc đẩy ở một số bang sẽ khiến thanh thiếu niên khó truy cập hơn.
Florida là tiểu bang gần đây nhất của Mỹ đưa ra các luật hạn chế. Hạ viện bang đã thông qua dự luật lưỡng đảng cấm sử dụng mạng xã hội đối với trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi. Đề xuất này vẫn phải được Thượng viện thông qua trước khi được chuyển tới Thống đốc Ron DeSantis. Nếu thuận lợi, luật sẽ có hiệu lực vào tháng 7/2024, nhưng rắc rối pháp lý được nhận định khó tránh khỏi.
Trong khi đó, các nhà lập pháp bang Ohio đã thông qua luật yêu cầu sự đồng ý của cha mẹ đối với trẻ em dưới 16 tuổi để truy cập một số trang mạng xã hội nhất định. Luật này chuẩn bị có hiệu lực thì bị tạm dừng sau khi một nhóm đại diện cho các công ty truyền thông xã hội đệ đơn kiện liên bang.
Một dự luật ở bang New Jersey, nếu được thông qua, sẽ yêu cầu cần có sự đồng ý của phụ huynh đối với thanh thiếu niên dưới 18 tuổi trong vòng 14 ngày kể từ ngày tạo tài khoản mạng xã hội. Tương tự, luật của bang California cũng sẽ chặn tin nhắn giữa người lớn và trẻ em trên một số nền tảng nhất định, theo báo cáo của trang New Jersey Monitor.
Tử Huy
" alt="Học sinh đi vệ sinh 9 lần/ngày để quay TikTok, trường tháo hết gương"/>Học sinh đi vệ sinh 9 lần/ngày để quay TikTok, trường tháo hết gương