Nhân viên cũ đã đăng tải câu chuyện lên Weibo vào hôm qua (12/9) kèm các đoạn tin nhắn và video bằng chứng.
Sau đó, EDG đã lên tiếng phủ nhận mọi cáo buộc không hay nhắm vào họ.
“iCrystalization”, đồng host podcast Pod of Ages và là người từng điều hành tài khoản Twitter tiếng Anh của LPL, đã dịch lại bài viết của cựu nhân viên EDG.
Theo đó, người này tự nhận mình là đạo diễn kiêm biên tập hậu kỳ của “Fight Back” và series ELOG của LPL. Cô cho biết đã liên tục bị hành hung bởi một thành viên trong đoàn quay phim, được gọi là “A Yuan”, trong suốt một năm.
Lần đầu tiên cô báo cáo mình bị tấn công tình dục vào tháng Giêng với hy vọng tổ chức sẽ đuổi A Yuan khỏi môi trường làm việc nghiêm túc.
“Tôi hy vọng có thể loại bỏ anh ta. Tôi không thể nào làm việc với một người như vậy được”, nhân viên cũ của EDG chia sẻ. “Nhưng công ty lại không làm gì cả (tại thời điểm đó, khi tôi quyết định phơi bày tất cả, hành động của EDG làm tôi cảm thấy cực kì bất lực.”
Trong một vài bức ảnh chụp màn hình, nhân viên cũ đã thông báo cho GIám đốc điều hành của EDG biết về hành vi tấn công tình dục. Cô được CEO khuyên nên “quyến rũ” A Yuan để thu thập bằng chứng chống lại chính anh ta. Thêm nữa, một số bức ảnh còn chỉ ra rằng EDG đã cố gắng buộc nạn nhân phải giữ im lặng.
Cựu nhân viên của EDG đã đăng tải đoạn clip có thời lượng 18 giây cho thấy A Yuan đã đụng chạm vào người cô. Dù đã cố gắng tránh xa nhưng gã A Yuan vẫn liên tục quấy rối cô.
Đoạn clip chứng minh A Yuan đã cố tình sờ vào phần nhạy cảm trên cơ thể của nữ nhân viên cũ EDG dù có sự xuất hiện của nhiều đồng nghiệp trong buổi làm việc. Hắn ta giả vờ áp sát hỏi về buổi ghi hình nhưng thực chất vẫn quấy rối cô
Cô nói rằng mình không muốn tiếp tục công việc và “không thể ló mặt ra ngoài” khi chỉ mới chập chững vào nghề. Để tự mình giải quyết vấn đề, cô đã cố gắng tránh ở một mình với A Yuan và giữ khoảng cách với hắn ta. Tuy vậy, EDG vẫn tạo điều kiện cho cả hai ở gần nhau - theo lời nhân viên cũ.
“Tôi đã cố gắng hết sức để không phải ở một mình và giữ khoảng cách với hắn ta”, cô viết. “Nhưng tôi sẽ không bao giờ làm được. Không chỉ vì EDG không giúp đỡ tôi mà chẳng rõ vô tình hay cố ý mà họ còn tạo ra một môi trường để A Yuan có thể tiếp xúc với tôi. Đơn cử như việc thay đổi vị trí để hắn ta đứng cạnh tôi.”
EDG đã phản pháo lại những cáo buộc trên. Tổ chức tuyên bố rằng nhân viên cũ không cung cấp bất cứ bằng chứng xác thực nào ngoài lời phàn nàn đưa ra hồi tháng Giêng.
Bên cạnh đó, EDG đã gửi đoạn clip trên cho một cơ quan pháp lý hồi tháng 4 nhưng nó lại không cho thấy bằng chứng về hành vi tấn công tình dục.
Tổ chức cũng khẳng định rằng số tiền họ gửi cho nạn nhân không nhằm mục đích “bịt miệng” mà đó chỉ là khoản thưởng chung dành cho đội ngũ sản xuất video vào năm 2019. Không chỉ cô nhân viên cũ mà các thành viên làm cùng nhóm cũng đã nhận được khoản tiền đó.
EDG cho biết họ cũng đã tiến hành điều tra nội bô nhưng không thể tìm ra bằng chứng buộc tội. Tổ chức cho hay họ có chính sách “không khoan nhượng” với những hành vi kiểu như thế này.
Dù đúng hay sai thì đây quả thật là một tin không vui cho các fan hâm mộ, những người vừa chứng kiến EDG trải qua một mùa giải đáng thất vọng. Họ vừa cán đích hạng 10/17 tại LPL Mùa Hè 2020và có năm thứ hai liên tiếp ở nhà xem Chung kết Thế giới.
Từ đội tuyển từng năm lần vô địch LPL, đăng quang tại 2015 Mid-Season Invitational (MSI) và là niềm hy vọng của LMHTTrung Quốc ở các kỳ CKTG trong quá khứ, giờ đây EDG đang vật lộn tìm lại ánh hào quang và còn phải giải quyết những cáo buộc không hay ho gì phía hậu trường
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: Nữ nhân viên cũ cáo buộc EDG tiếp tay cho hành vi tấn công tình dụcSau quá trình điều trị tích cực, bệnh nhi có thể xuất viện vào cuối tuần
Người nhà bé cho biết, cách nhập viện khoảng 1 giờ, bé uống nhầm khoảng 100 ml dầu lửa dùng để thắp đèn (dầu Paraffin), mẹ móc họng cho bé ói. Sau đó, bé lừ đừ, thở mệt, môi tái nên đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Bé gái nhập viện trong tình trạng nồng độ oxy trong máu thấp. Ngay lập tức, bé được thở oxy, chụp X-quang phổi, kết quả ghi nhận tình trạng viêm phổi hít.
Bác sĩ Quang cho biết, sau vài giờ, bé suy hô hấp nặng dần và được thở áp lực dương nhưng tình trạng không cải thiện. Tổn thương phổi lan tỏa 2 bên nên bé được đặt nội khí quản thở máy sau 24 giờ nhập viện.
Dù được thở máy với thông số hỗ trợ tối ưu kết hợp với nằm sấp nhưng tình trạng suy hô hấp của bé nghiêm trọng hơn, thiếu oxy máu nặng. Các bác sĩ nhận định nếu không có phương pháp điều trị nào khác, bé sẽ tử vong.
Vì vậy, các bác sĩ quyết định thực hiện ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo) ngay tối 9/2 (28 Tết).
Bác sĩ Bạch Văn Cam, Phó chủ tịch Hội Hồi sức Việt Nam, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, đây là lần đầu tiên bệnh viện thực hiện ECMO cho trẻ bị viêm phổi hít. Mục đích là cải thiện tình trạng suy hô hấp, giúp cho phổi của bé được nghỉ ngơi và có thời gian hồi phục.
Tuy nhiên, do bé nhỏ tuổi (15 tháng), chỉ nặng 11 kg nên việc đặt các ống thông mạch máu để chạy ECMO rất khó khăn. Vì vậy, ê-kíp phẫu thuật với nhiều chuyên khoa Hồi sức tích cực, Ngoại khoa, Gây mê, kỹ thuật ECMO… cùng kết hợp, sau 30 phút thực hiện đặt máy thành công.
“Như một phép màu, bệnh nhi đang tím tái, bị đe dọa tính mạng bỗng chợt hồng hào trở lại với các thông số sinh hiệu bắt đầu cải thiện tốt", bác sĩ Quang xúc động chia sẻ.
Sau 9 ngày, chức năng phổi của bệnh nhi đã được cải thiện tốt, bé được cai ECMO và cai máy thở.
Hiện tại, bé tỉnh táo, đang thở oxy và uống được sữa. Nếu diễn tiến thuận lợi, bé có thể xuất viện vào cuối tuần.
Theo bác sĩ Quang, viêm phổi hít dầu lửa là tai nạn thường gặp trong gia đình do thói quen thắp đèn dầu ở ban thờ và đựng dầu trong các vật dụng như chai nước suối, ly, cốc … nên trẻ dễ uống nhầm.
Để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, phụ huynh không nên đựng dầu lửa, dầu thắp đèn trong các vật dụng uống nước, nên cất trong các chai có nắp đậy chặt, để trong tủ có khóa an toàn.
“Khi trẻ uống nhầm dầu lửa hay dầu thắp đèn, người nhà nên mang bệnh nhi đến ngay cơ sở y tế, không nên móc họng cho ói hoặc rửa dạ dày vì nguy cơ hít sặc vào phổi gây tổn thương nặng, suy hô hấp và có thể tử vong”, bác sĩ Quang nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Bạch Văn Cam, hiện nay, nhiều người có thói quen dùng dầu thắp đèn (dầu Paraffin) vì dầu này khi đốt không khói. Dầu không có mùi, vị lạt… nên nếu nhầm sẽ uống lượng lớn.
Các bệnh viện khi sơ cứu cho trẻ ngộ độc chất bay hơi cũng phải lưu ý không được rửa dạ dày vì các thao tác gây nôn cho bệnh nhân khiến viêm phổi nặng hơn. Chất này hấp thu qua đường tiêu hóa rất ít.
Trong ngày 28 Tết vừa qua, bệnh viện cũng tiếp nhận điều trị cho bé trai 3 tuổi, ngụ quận 8 uống nhầm dầu Paraffin màu trắng. Nhưng vì gia đình không móc họng cho ói nên bé đã xuất viện sau 1 tuần điều trị.
Liên Anh
Bé gái 16 tháng tuổi làm vỡ cốc thủy tinh trong lúc đùa nghịch rồi ngã trúng gây rách thành bụng.
" alt=""/>Bác sĩ xuyên Tết cứu sống bé gái 15 tháng uống nhầm dầu thắp đènMàu đen thường hấp thụ nhiệt mạnh hơn các màu khác, vậy liệu ô tô có nóc màu đen có bị nóng hơn nóc xe màu trắng hay không?
" alt=""/>Khi nào nên thay nước làm mát xe tay ga?