Người bị bệnh gout nên chọn thực phẩm ở nhóm I hoặc nhóm II. Ảnh: BV Quân y 175.Tuy nhiên, một số thực phẩm giàu purine như bột kiều mạch, đậu Hà Lan, nấm, rau bina, súp lơ lại không làm tăng nguy cơ gout. Nguyên nhân là các thực phẩm này giàu chất xơ nên làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái biến đạm nên giảm sự hình thành acid uric.
Hạn chế ăn thịt, tôm, cá: Người có cân nặng dưới 50kg được ăn 100g, người ≥ 60kg ăn không quá 150g các thực phẩm này. Hạn chế hoặc tránh sử dụng dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, các thực phẩm chiên rán, nhiều mỡ động vật.
Chế độ dinh dưỡng cần duy trì:
Các thực phẩm chứa dưới 50% purin như thịt lợn nạc, lườn gà, trứng, sữa ít béo… (chỉ nên chiếm 10% protein tổng giá trị bữa ăn).
Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải acid uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.
Các thực phẩm chất béo nên sử dụng ở người mắc bệnh gout gồm: Dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng.
Tinh bột thường được khuyến cáo sử dụng gồm mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo…
Khi chế biến thức ăn, nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric, nên uống nước khoáng kiềm. Người bệnh cần đảm bảo lượng nước uống trong ngày 40ml/kg cân nặng/ ngày.
Bổ sung thêm 500-1.000mg vitamin C hàng ngày.
Do đâu bệnh gout ngày càng nhiều người mắc?N.H.N (34 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội) làm nông từ nhỏ. Khi đến BVĐK MEDLATEC anh đã sưng đau, nóng đỏ khớp ngón chân cái; di chuyển vô cùng khó khăn.
" alt=""/>Mắc bệnh gout không nên ăn gì?