Hướng dẫn xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình
Thông tư 13 của Bộ TT&TT quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình sẽ có hiệu lực từ ngày 19/8/2020 (Ảnh minh họa) |
Cụ thể,ướngdẫnxácđịnhhoạtđộngsảnxuấtsảnphẩmphầnmềmđápứngquytrìgia do hom nay theo quy định tại Thông tư 13 mới được Bộ TT&TT ban hành, quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm gồm 7 công đoạn, mỗi công đoạn gồm một hoặc nhiều tác nghiệp.
Trong đó, công đoạn xác định yêu cầu bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: Đưa ra hoặc hoàn thiện ý tưởng về phát triển sản phẩm phần mềm; Mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm và các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; Đề xuất, khảo sát, làm rõ yêu cầu với sản phẩm phần mềm; Phân tích nghiệp vụ; Xây dựng yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm phần mềm…
Công đoạn phân tích và thiết kế gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: Đặc tả yêu cầu (yêu cầu thuộc chức năng và không thuộc chức năng, các vấn đề cần được giải quyết); Thiết lập bài toán phát triển; Các kỹ thuật phù hợp được thực hiện để tối ưu hóa giải pháp, phân tích về tính đúng đắn và khả năng kiểm tra của phần mềm; mô hình hóa luồng thông tin; Xác định giải pháp phần mềm…
Công đoạn lập trình, viết mã lệnh bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: Viết chương trình phần mềm; Lập trình các đơn vị và mô đun phần mềm; Chỉnh sửa, tùy biến và tinh chỉnh phần mềm; Tích hợp các đơn vị phần mềm; Tích hợp hệ thống phần mềm.
Bốn công đoạn tiếp theo trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm cũng được quy định cụ thể trong Thông tư 13, gồm có: Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm; Hoàn thiện, đóng góp sản phẩm phần mềm; Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành sản phẩm phần mềm; Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm.
Thông tư 13 của Bộ TT&TT còn hướng dẫn rõ việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình.
Theo đó, hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình khi đối với sản phẩm đó tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn: Xác định yêu cầu, Phân tích và thiết kế được quy định tương ứng tại Khoản 1, 2 Điều 3 Thông tư này.
Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình quy định nêu trên được thể hiện bằng một hoặc nhiều tài liệu tương ứng với từng tác nghiệp thuộc các công đoạn mà tổ chức, doanh nghiệp đã thực hiện như: tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Xác định yêu cầu, tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Phân tích và thiết kế, tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Lập trình, viết mã lệnh, tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm…
Có hiệu lực thi hành từ ngày 19/8/2020, Thông tư 13 thay thế cho Thông tư 16 ngày 18/11/2014 của Bộ TT&TT quy định việc xác định hoạt động sản xuất phần mềm.
Đối tượng áp dụng Thông tư 13 là các cơ quan quản lý, các tổ chức và doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm theo quy định của Bộ TT&TT.
Các hoạt động sản xuất phần mềm đã được xác định đáp ứng quy trình theo quy định trước thời điểm Thông tư 13 có hiệu lực vẫn tiếp tục được coi là đáp ứng quy trình sản xuất phần mềm cho đến khi hết thời hạn của dự án đầu tư đã được phê duyệt.
M.T
Bộ TT&TT: Ngành công nghiệp CNTT, điện tử, viễn thông Việt Nam vẫn phụ thuộc DN FDI, chưa nhiều sản phẩm thương hiệu Việt
ictnews Thứ trưởng Phan Tâm cho biết, hiện ngành công nghiệp CNTT, điện tử, viễn thông Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp nội địa hiện chủ yếu tham gia vào khâu có giá trị gia tăng chưa cao như lắp ráp phần cứng, gia công phần mềm và chưa có nhiều sản phẩm đặc sắc mang thương hiệu Việt.