当前位置:首页 > Giải trí > Soi kèo góc Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Dự án chăm sóc sức khỏe tâm lý cho học sinh Vinschool
Tại hạng mục giải thưởng về “Sức khỏe và sức khỏe tinh thần” (Health and Wellness Award), Vinschool với dự án “Wellbeing for better learning” (WBL) đã được ESG Business Awards 2023 trao giải “Hệ thống hàng đầu trong lĩnh vực Nhận thức về sức khỏe tâm lý”.
WBL là dự án hỗ trợ sức khỏe tâm lý học đường được khởi động vào năm 2021 bởi Phòng Tâm lý học đường Vinschool. Mục tiêu dự án là kết nối học sinh, phụ huynh, nhà trường và các nhà tâm lý học nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm lý cho học sinh trên toàn hệ thống.
Sau 2 năm triển khai, dự án đã hoàn thành gần 100 khóa đào tạo năng lực cho gần 1.500 giáo viên Vinschool về chăm sóc, hỗ trợ và nâng cao sức khỏe tinh thần cho học sinh; hỗ trợ học sinh triển khai nhiều dự án về sức khỏe tâm lý học đường như: chuỗi BeWell (student-led wellbeing workshops), hay diễn đàn tâm lý Talk Psychology…
Diễn đàn tâm lý được tổ chức thường niên đã thu hút sự tham gia trực tiếp của hàng nghìn học sinh và phụ huynh Vinschool, cũng như hàng trăm nghìn lượt xem trực tuyến trên mạng xã hội; các câu lạc bộ Tâm lý học đường được thành lập ở hầu hết các cơ sở của Vinschool đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh và thực sự trở thàng nguồn lan tỏa tri thức và thực hành chăm sóc sức khỏe tâm lý học đường tại Vinschool.
Đặc biệt, để nâng cao khả năng giám sát và trợ giúp sức khỏe tâm lý học đường đối với học sinh, Vinschool đã phát triển ứng dụng SWB (Student wellbeing system). Ứng dụng này hiện thu hút gần 65.000 tài khoản đăng ký từ phụ huynh và học sinh trong toàn hệ thống.
Môn học đặc biệt tại Vinschool
Trong khi đó, môn học “Công dân toàn cầu - Global Citizenship Education” (GCED) đã chiến thắng hạng mục “Hệ thống giáo dục hàng đầu Việt Nam về Giáo dục chống biến đổi khí hậu” (Vietnam Climate Advocacy and Education Award).
Là môn học đặc thù chỉ có tại Vinschool, GCED được xây dựng dựa trên 17 mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc. Môn học này giúp học sinh hiểu biết về các vấn đề quan trọng tại Việt Nam và trên toàn thế giới, từ đó phát triển kỹ năng và phẩm chất cần thiết để trở thành thế hệ tiên phong mở lối, kiến tạo tương lai.
GCED được triển khai cho toàn bộ học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn hệ thống. Một trong những trọng tâm của GCED là giáo dục về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Suốt quá trình học, học sinh sẽ không chỉ được cung cấp kiến thức về các vấn đề thực tế, mà còn được thực hiện các dự án thiết thực để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường trong cộng đồng.
Từ những hiểu biết về phát triển bền vững, học sinh Vinschool đã chủ động tham gia nhiều dự án môi trường, khí hậu khác ngoài phạm vi môn học cũng như tích cực tham gia các cuộc thi về phát triển bền vững. Nổi bật là dự án drone cứu hộ thiên tai "The Servator" giành giải Nhất bảng THPT cuộc thi Pratt and Whitney Singapore Invention Convention (PWSIC) của Vinser Bùi Khánh Minh. Ngoài ra, các em học sinh Vinschool cũng phát động nhiều cuộc thi trong hệ thống như: Z Pitch hay Innovation Challenge để cùng chia sẻ và phát triển các ý tưởng start-up, dự án xanh góp phần xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Tiếp tục được vinh danh với “cú đúp” giải thưởng tại ESG Business Awards đã giúp Vinschool khẳng định là đơn vị tiên phong xu hướng đổi mới giáo dục tại Việt Nam: Không chỉ chú trọng kiến thức, kĩ năng mà còn tập trung chăm sóc sức khỏe tâm lý và quan tâm đến sự phát triển bền vững toàn cầu.
Sau hơn 9 năm thành lập, Vinschool hiện có 50 cơ sở trường, thu hút gần 48.000 học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông trên cả nước. Đặc biệt, Vinschool đã 2 lần được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng khen về đổi mới giáo dục; là trường Việt Nam đầu tiên và duy nhất được chứng nhận toàn diện bởi Hội đồng các trường Quốc tế (CIS) và cũng là hệ thống giáo dục đầu tiên tại Việt Nam được nhận 2 giải thưởng danh giá về EdTech (chuyển đổi số trong giáo dục) trong lễ trao giải quốc tế Asian Technology Excellence Awards 2023 vừa qua. |
Thế Định
" alt="Vinschool nhận giải thưởng ESG Busines Awards về phát triển bền vững"/>Vinschool nhận giải thưởng ESG Busines Awards về phát triển bền vững
Tại buổi đối thoại của Bộ trưởng GD-ĐT với 1 triệu nhà giáo cũng đã có 6.000 câu hỏi gửi tới Bộ trưởng liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó, Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo yêu cầu lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
ĐB Nguyễn Thị Tuyết Nga chất vấn: "Đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết chủ trương này của Đảng có được cụ thể trong cải cách tiền lương của năm 2024 hay không? Giải pháp về chính sách cho nhà giáo?". Đồng thời đại biểu cũng chuyển câu chất vấn tới Bộ trưởng GD-ĐT.
ĐB Trần Thị Thu Hằng (Đắk Nông) cũng đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đồng bộ, toàn diện theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương.
Trả lời chất vấn về tinh giản biên chế, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thông tin giai đoạn vừa qua và quán triệt với chủ trương của Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, cả hệ thống chính trị đã nỗ lực và có những thành công bước đầu trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế.
Chỉ tính riêng về tinh giản biên chế đối với công chức giai đoạn 2017 -2021, chúng ta đã giảm được 10,01% và đối với viên chức đã giảm được 11,67% viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Viên chức ngành giáo dục chỉ giảm 6,4% còn lại toàn ngành y tế giảm 32% do thúc đẩy tự chủ, chuyển biên chế sang hưởng lương tự chủ. Tuy nhiên, thực tế giai đoạn vừa qua, nhiều địa phương thực hiện giảm biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước lại cắt hẳn biên chế nên thiếu, nhất là với ngành giáo dục.
Ngành giáo dục có tính đặc thù nên việc thiếu giáo viên thường xuyên diễn ra. Hiện nay, thực hiện việc giảm biên chế viên chức hưởng lương trong ngành giáo dục đang rất khó khăn cho ngành và bị nhầm lẫn với giảm biên chế.
Do đó, về giải pháp, Bộ trưởng mong muốn phải quyết liệt giảm số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nhưng phải đảm bảo số lượng người làm việc cho đơn vị sự nghiệp. Tức thúc đẩy tự chủ, xã hội hóa.
Bên cạnh đó, theo bà Trà, ngành giáo dục cần tập trung rất cao hoàn thiện một số hệ thống thể chế là Luật Giáo dục, Luật Nhà giáo để đảm bảo đời sống, số lượng, chất lượng với đơn vị giáo dục. Thêm đó, ngành phải khẩn trương sửa đổi quy định về định mức giáo viên, học sinh trên lớp.
Đồng thời, sửa nghị định 81 để thu học phí từ mầm non đến đại học và khẩn trương có hướng dẫn rà soát quy mô trường lớp trên địa bàn để giảm bớt đầu mối. Bộ trưởng Nội vụ đề nghị Bộ Tài chính rà soát lại quy định về tự chủ để có tự chủ trong mầm non, giáo dục nghề nghiệp, đại học. Đây là điều kiện giảm bớt được số viên chức hưởng lương ngân sách Nhà nước…
Với địa phương, bà đề nghị sắp xếp lại trường lớp để giảm bớt quy mô và thúc đẩy tự chủ. Trả lời câu hỏi của ĐB Tuyết Nga về cải cách tiền lương, tới đây, lương giáo viên được ưu tiên xếp trong thang bảng lương cao nhất của hệ thống hành chính sự nghiệp như thế nào, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, tổng thu nhập của nhà giáo hiện nay gồm lương theo các bậc chức danh nghề nghiệp.
Các phụ cấp lương đã có cải thiện hơn so các ngành, nghề khác nhưng so với đặc thù của nhà giáo vẫn còn thấp. Thời gian tới, khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương, sẽ căn cứ nghị quyết 27 của Trung ương, đặc biệt tinh thần nghị quyết 29 của Trung ương về lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang, bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp.
Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ GD-ĐT rà soát các quy định về tiền lương, nhất là quy định mới về tiền lương, phụ cấp, về dự kiến ưu đãi phụ cấp nghề nhà giáo cao nhất để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thiếu giáo viên nhưng tuyển dụng khó khăn, Bộ trưởng Nội vụ nói gì?