Theượcdònggiữabứctranhkinhtếuáđá bóng ngoại hạng anho lệnh ở nhà, hàng triệu người Mỹ chuyển sang các chợ điện tử như Amazon để đặt mua hàng thiết yếu như giấy vệ sinh, thức ăn, nước rửa tay, thuốc cảm cúm. Thay vì đến siêu thị, người tiêu dùng phụ thuộc vào các dịch vụ giao hàng như Amazon Fresh, dẫn tới thời gian chuyển phát trở nên chậm hơn và nhiều mặt hàng “bốc hơi” khỏi kệ do nhu cầu quá lớn. Amazon còn tuyển hơn 100.000 nhân viên giao hàng và kho từ tháng 3/2020 để đáp ứng nhu cầu, chưa kể dự định tuyển thêm 75.000 người nữa.
Nhu cầu chưa từng có đã đẩy cổ phiếu Amazon lên đỉnh cao mới. Giá cổ phiếu chạm mốc cao nhất mọi thời đại vào ngày 16/4 và đã tăng 28% trong năm nay, đi ngược lại xu hướng khi chỉ số S&P 500 giảm 11%. Các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan vào Amazon cũng như các dịch vụ tại nhà khác như Netflix, Zoom trong vài tháng qua.
Triển vọng đối với Amazon ngày càng sáng, bất chấp ngành bán lẻ nói riêng và nền kinh tế nói chung đang bước vào giai đoạn rối loạn tài chính. Những nơi còn mở cửa vắng bóng khách hàng, còn các cửa hàng khác phải đóng cửa và sa thải hàng ngàn nhân viên. Doanh nghiệp nhỏ hoặc không thiết yếu cũng đóng cửa và hi vọng có thể hoạt động cầm chừng trước khi mở trở lại.
Chi tiêu của khách hàng giảm nghiêm trọng khi doanh thu bán lẻ giảm kỷ lục 8,7% trong tháng 3. Nhiều người hạn chế chỉ mua sắm đồ cần thiết, còn người khác thận trọng đối với mọi khoản mua sắm khi nằm trong số 22 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong 4 tuần qua.
Cửa hàng bán lẻ nếu đóng cửa vẫn tiếp tục bán qua mạng nhưng không đồng nghĩa với doanh số tăng vọt như Amazon. Khảo sát gần 100 cửa hàng như vậy của CommerNext chỉ ra 64,5% doanh nghiệp cho hay hoạt động thương mại điện tử cũng giảm trong dịch bệnh.
Kết hợp với nhau, những rắc rối của ngành bán lẻ đặt ra nhiều lo ngại về bức tranh cạnh tranh sẽ như thế nào khi dịch bệnh thuyên giảm. Ngoài Walmart, Target, Costco, còn ai đủ sức đấu với Amazon?
Câu trả lời là có. Theo Andrew Lipsman, nhà phân tích trưởng tại eMarketer, các nhà bán lẻ lớn không bán mặt hàng như quần áo, nội thất sẽ có thể vượt qua cơn bão cùng với nhiều thương hiệu bán trực tiếp cho người dùng. Thay vì “san phẳng” toàn bộ thị trường bán lẻ, dịch bệnh có xu hướng tăng tốc suy thoái của những cửa hàng bán lẻ “buồn tẻ”.