Một tháng lăn lộn ở ‘rốn lũ’“Điên, khùng’ là những từ người ta nói về tôi, khi tôi mang trong mình bệnh hiểm nghèo mà vẫn ‘ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, chị Đỗ Thị Nga (SN 1979) - Trưởng ban thường trực Mạng lưới tình nguyện quốc gia khu vực miền Trung, chia sẻ về hành trình của mình.
|
Chị Nga trao quà cho người dân vùng lũ. |
Chiều 8/11, quá mệt sau 1 tháng hỗ trợ bà con vùng lũ, chị Nga phải nhờ người truyền nước. Sáng 9/11, cảm thấy sức khỏe hồi phục, chị lại cùng những người trong nhóm tình nguyện đi khảo sát các căn nhà bị tốc mái tại tỉnh Quảng Trị.
“Ngày 13/10 - thời điểm đầu của lũ lụt, chúng tôi có mặt tại các huyện Hải Lăng, Gio Linh… của tỉnh Quảng Trị để hỗ trợ bà con. Về Hà Nội được 3 ngày, nghe tin Quảng Nam xảy ra sạt lở, tôi lại quay vào miền Trung kết hợp cùng chuyến công tác, để cứu trợ người dân”, chị Nga nói.
Chị cùng nhóm thiện nguyện đã hỗ trợ 550 triệu đồng cho người dân tỉnh Quảng Ngãi, 2,1 tỷ cho tỉnh Quảng Nam. Họ cũng trao gần 8.000 phần quà ở tỉnh Quảng Trị và 13.000 phần quà ở tỉnh Quảng Bình…
Không chỉ giúp trước mắt, người phụ nữ này còn ‘tính kế’ lâu dài bằng cách hỗ trợ người dân xây nhà chống lũ; vận động mua bò, gà, lợn… tạo kế sinh nhai cho bà con khi lũ rút; tiến hành khảo sát để xây dựng công trình điện năng lượng mặt trời tại các điểm trường Nam Trà My, Bắc Trà My… (Quảng Nam).
“Chúng tôi cũng đang lên kế hoạch để hỗ trợ bà con nuôi hươu và dê. Đây là những con vật rất thính. Không như trâu, bò, khi nghe tiếng động, chúng biết đường chạy để tránh lũ”, chị nói.
Ngồi trên xe di chuyển từ tỉnh Quảng Ngãi sang Quảng Nam, chị Nga chia sẻ: “Nhiều hôm thấy nhớ nhà, mệt vì công việc hỗ trợ bà con kéo dài từ 5h sáng đến 10h khuya.
Những ngày lũ ở Quảng Trị, Quảng Bình, nước lũ lên kèm theo xác chết của động vật rất bẩn nhưng chúng tôi vẫn phải lội xuống để chuyển hàng vào cho bà con.
Quần áo vừa khô đã ướt liên tục trong nhiều ngày, đôi chân ngứa vì nước bẩn… mọi người đều cố gắng vượt qua”.
“Chị nuôi” của trẻ vùng cao
Việc từ thiện đến với chị Nga từ khi chị còn là học sinh, sinh viên. Sau khi du học về nước, năm 2006, chị khiến cả gia đình bất ngờ khi chọn một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh để công tác. 10 năm gắn bó với miền núi, năm 2016, chị về làm việc trong ngành giáo dục tại quận Tây Hồ, Hà Nội.
Suốt nhiều năm đó, chị vẫn gắn bó với công việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Từ năm 2014, chị chọn huyện Kỳ Sơn - vùng miền Tây Nghệ An để hỗ trợ sau một chuyến công tác tại đây.
|
Chuẩn bị cơm cho học sinh tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. |
Nơi đây, quanh năm bao phủ bởi sương mù. Ngày nắng, người ta có thể đi xe máy vào các điểm trường nhưng ngày mưa phải đi bộ vì sương mù bao phủ, không nhìn thấy gì.
Điện ở điểm trường Huồi Pốc (Nậm Cắn 2, huyện Kỳ Sơn) được tạo ra bởi tua-bin chỉ đủ thắp sáng chiếc bóng nhỏ.
Thấy vậy, chị Nga kêu gọi xây dựng công trình điện năng lượng mặt trời. Một tháng khởi công, dự án điện năng lượng mặt trời được khánh thành, 20 lớp học đã có điện, thầy cô có thể dùng máy tính để soạn bài.
“Thầy hiệu trưởng nói với tôi: “Cuộc đời anh gần 20 năm công tác, 10 năm quản lý, đây là lần đầu tiên trường có học sinh giỏi và học sinh thi giải viết chữ đẹp”. Từ thành công đó, tôi có thêm động lực, đắm đuối mãi với trẻ vùng cao”, chị nói.
Một lần mang áo ấm lên cho học sinh Kỳ Sơn, nhìn thấy cảnh học sinh múc nước ở bể hòa với muối để ăn cùng cơm, chị đã rơi nước mắt.
Nhà các em đều cách trường 2, 3 quả đồi. Bữa trưa, các em về nhà ăn cơm và thường không quay lại trường. Nếu em nào mang cơm đi cũng không có gì để ăn vì vậy chị lại nghĩ cách “nuôi trẻ”.
Dự án "Nuôi em" bắt đầu từ năm 2018, đến nay, 2.030 em học sinh đã được chị Nga và nhóm thiện nguyện nuôi ăn bữa trưa.
|
2.030 học sinh đang được chị Nga và nhóm thiện nguyện lo bữa trưa tại trường. |
Ngoài dép, quần áo, chăn… các bé đều được chị tặng 1 chiếc cặp lồng. Chị Nga lý giải, các học sinh thường không muốn ăn hết mà dành một phần cơm, thức ăn mang về cho em ở nhà.
Do nhà xa, đường rừng núi, 3h chiều các em đã được tan lớp, trên tay lại lủng lẳng chiếc cặp lồng mang về nhà chút thức ăn.
“Khi tặng quà cho các em, chúng tôi đều tặng dư ra. Ví dụ tặng kẹo mút cho các em, tôi thường tặng 2 chiếc. Nếu tặng 1 chiếc, các em sẽ không chịu ăn, dành mang về nhà cho em. Mỗi tháng 1, 2 lần tôi thường từ Hà Nội vào Nghệ An và đến các điểm trường. Lâu không lên, tôi rất nhớ những đứa trẻ ấy”.
Những năm vừa qua, chị cũng kết nối được với nhiều người cùng làm thiện nguyện để xây cầu vượt lũ trị giá hàng tỉ đồng ở các bản làng khó khăn của huyện Kỳ Sơn. Trong đó có 2 cây cầu đầu tiên được xây dựng tại bản Lưu Tân xã Bảo Nam (Kỳ Sơn) - nơi người dân đi lại phải băng qua 2 con suối dữ.
|
Dự án 'Nuôi em' đã giúp các em có động lực để đến trường hơn. |
Nhìn chị Nga đi lại như con thoi giữa các tỉnh, không ai nghĩ chị mang trong mình căn bệnh ung thư cổ tử cung. Năm 2009, thời điểm phát hiện mang bệnh, chị sút 10kg vì suy nghĩ, lo lắng. Nhưng người phụ nữ này vẫn vực dậy để chống chọi với bệnh tật.
Không chỉ vậy chị vẫn theo đuổi các hoạt động vì cộng đồng. “Ban đầu, gia đình phản đối rất nhiều vì lo cho sức khỏe của tôi nhưng tôi thuyết phục người thân bằng cách sống thật khỏe mạnh, ý nghĩa.
Mỗi lần đi thiện nguyện, trong hành lý của tôi, thuốc men nhiều hơn quần áo. Nhưng tôi cho rằng, sự lạc quan là điểm tựa giúp tôi có thể tiếp tục theo đuổi những công việc mình yêu thích…”.
Người đàn ông 30 ngày lái xe tải dọc miền Trung cứu trợ vùng lũ
Cụ già ngoài tuổi 80 ngồi co ro trên nóc nhà, tay ôm con chó nhỏ, suốt 3 ngày phải nhịn đói vì nước lũ cô lập. Nhận thùng mì tôm từ tay anh Dũng, bà khóc. Anh cũng khóc.
" alt="Người phụ nữ ung thư làm ‘chị nuôi’ của hàng nghìn trẻ vùng cao"/>
Người phụ nữ ung thư làm ‘chị nuôi’ của hàng nghìn trẻ vùng cao
|
Đinh Tuấn Vũ sinh năm 1989 và có 6 năm làm phim. |
- 30 tuổi, đạo diễn 6 phim điện ảnh trong 6 năm qua, trong đó có phim đề tài khá nặng mà đến các đạo diễn cứng cũng ngại như 'Cuộc đời của Yến', 'Truyền thuyết về Quán Tiên', vì sao anh lao vào?
Tôi có đọc nhiều tác phẩm của nhà văn Xuân Thiều, trong đó có 'Truyền thuyết về Quán Tiên' từ 5-6 năm trước. Khi đó tôi cũng đã rất thích truyện này và gần như bị ám ảnh. 'Truyền thuyết về Quán Tiên' là phim tâm lý, bí ẩn và chiến tranh chỉ là cái nền mà tập trung vào diễn biến tâm lý của các cô gái thanh niên xung phong, mỗi người có một số phận khác nhau. Vì rất thích nên khi làm tôi làm 'Truyền thuyết về Quán Tiên' với nhiều cảm hứng.
- Tôi thấy anh cùng đoàn phim nhiều tháng vật lộn trong rừng quay phim với điều kiện khó khăn, so với làm phim tư nhân với sức ép về tiến độ và tiền bạc thì làm phim bằng kinh phí nhà nước, lại thuộc mảng đề tài khó như 'Truyền thuyết về Quán Tiên' có gì khác biệt?
Rất vất vả nhưng sau khi tôi làm 3 phim của tư nhân, nhất là sau mỗi phim thương mại tôi lại có cảm giác hơi hẫng vì có những phim dù muốn làm theo cách này nhưng lại phải suy nghĩ theo hướng thương mại, ép cái tôi của mình lùi lại. Tôi cũng lấn cấn làm sao để phim vừa nghệ thuật lại vừa bán được vé, trong khi tôi lại còn trẻ và thiếu kinh nghiệm.
Khi được quay lại miền Bắc làm 'Truyền thuyết về Quán Tiên', được kể theo cách mình muốn và được cả ê kíp ủng hộ và chia sẻ nên dù có vất vả và khó khăn trong quá trình sản xuất nhưng tôi lại cực kỳ thoải mái về tinh thần. So với các phim trước, tôi có cảm giác lần này như một cuộc chơi mà mình có thể hết mình với nó.
- Nhưng làm phim bằng tiền Nhà nước thì sẽ chịu sức ép lớn từ dư luận, từ công chúng, đã là phim thứ 3 được nhà nước đầu tư, anh có chịu sức ép về việc phải làm một bộ phim tử tế để khán giả thấy tiền mình nhận được để làm xứng đáng?
Sức ép đó kể cả làm phim tư nhân tôi cũng gặp nhưng từ nhà sản xuất là chính, còn khi làm phim bằng tiền của nhà nước và đã dồn hết tâm trí vào nó thì tôi gần như không còn bị sức ép về chuyện tiền nong. Tôi cũng không có nỗi sợ về việc khi mình ra phim thì người ta có nghĩ mình ăn bớt ăn xén không. Và đặc biệt với phim 'Truyền thuyết về Quán Tiên', trước đó tôi cũng đã đến mộ nhà văn Xuân Thiều, đến gia đình ông và cảm thấy mình nhận được sự ủng hộ về mặt tâm linh rất lớn.
Tính từ thời gian làm tiền kỳ từ tháng 11 năm ngoái, phim dự kiến cũng phải tới tháng 10 năm nay mới xong thì tính ra cũng mất 11 tháng để hoàn thành 'Truyền thuyết về Quán Tiên'. Suốt thời gian đó dù nhận nhiều lời mời nhưng tôi từ chối để toàn tâm toàn ý lo cho bộ phim.
Lúc đó người ta nói: "Bà Cục Trưởng làm mọi cách để phim con bà được nâng lên"
|
Bức ảnh hiếm hoi Đinh Tuấn Vũ chụp cùng mẹ là nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh Ngô Phương Lan. TS Lan làm Cục trưởng từ năm 2011 đến hết 2018. |
- Trong suốt những năm làm phim, anh luôn có sự đồng hành của mẹ mình là nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh. Có nhiều lời xì xào rằng vì có mẹ ở vị trí cao như vậy mà anh được nhận các dự án phim lớn mà các đạo diễn trẻ như anh khó cơ hội tiếp cận. Anh có nghe những lời xì xào đến tai và anh có bị sức ép về chuyện mình là con trai người đứng đầu ngành điện ảnh trong thời gian TS Ngô Phương Lan còn đương chức?
Bây giờ mẹ tôi cũng đã về hưu rồi nên tôi mới dám thoải mái chia sẻ về điều này. Tôi nghĩ có lẽ từ trước đến giờ cũng hiếm có người rơi vào trường hợp như tôi trong ngành điện ảnh. Nhiều lúc tôi cảm giác mình nỗ lực, cố gắng thế nào thì người ta vẫn nhìn vào gia thế của mình trước rồi mới nhìn đến những gì mình đã làm.
Tin đồn cũng xuất hiện rất nhiều. Và khi làm phim nhà nước tôi cũng chuẩn bị tâm thế sẵn sàng. Nhưng với các phim đã làm như "Cuộc đời của Yến", mọi người làm cùng quá hiểu tôi làm việc thế nào nên những tin đồn không làm tôi khó chịu lắm. Sau đó phim còn được giải quốc tế nữa nên cũng giải tỏa phần nào cho bản thân tôi.
Tuy nhiên khi làm các phim thương mại, và bắt đầu phải cạnh tranh với các phim tư nhân khác, cạnh tranh từng suất chiếu, rồi phim này được phân loại P (cho mọi đối tượng khán giả), phim kia bị dán nhãn C16 (cấm khán giả dưới 16 tuổi) thì lúc đó bắt đầu xuất hiện những tin đồn mà khi đọc tôi cũng hơi sốc.
Lúc đó người ta nói: "Bà Cục Trưởng làm mọi cách để phim con bà được nâng lên". Tôi thì không vấn đề gì nhưng khi đã động đến gia đình mình thì rất sốc. Vì tôi biết rõ ràng khi duyệt họ dự định chiếu Tết nhưng sau đó đột ngột đổi lịch sang cuối năm Dương lịch 2016 cùng thời điểm "Chờ em đến ngày mai" của tôi. Sau vài năm thì tôi quen dần với những chuyện này.
- Bản thân anh có thấy khó xử và chịu sức ép lớn trong thời gian mẹ anh còn đương nhiệm Cục trưởng Cục Điện ảnh? Tôi thì nghĩ là có! Vì chắc chắn nhiều người bên ngoài sẽ có suy nghĩ anh là con Cục trưởng thì được ưu ái hơn, các nhà sản xuất vì thế mà dễ dàng mời anh hơn?
Đúng như chị nói, sức ép rất nhiều. Nhưng bản thân tôi lại thấy may mắn vì sức ép đó lại khiến tôi nỗ lực hơn trong mọi dự án. Từ một việc nhỏ như làm giám khảo cuộc thi biên kịch của CJ, năm nay mẹ tôi đã về hưu rồi nhưng họ vẫn mời tôi tham gia. Dù thời gian đó tôi không nhận lời được vì phải đi làm phim 'Truyền thuyết về Quán Tiên' nhưng điều đó cũng khiến tôi vui.
Vì bản thân tôi trong quá trình mẹ tôi còn làm Cục trưởng tôi cũng không chắc chắn được họ đến với mình là vì muốn tôi cống hiến cho họ hay vì muốn làm việc với con Cục trưởng. Tôi nghĩ chắc chắn 100% họ có suy nghĩ đó. Còn bây giờ gần như tôi được giải thoát khỏi câu hỏi ấy nên thấy thoải mái hơn bởi từ lúc vào nghề đến giờ là tôi đã phải sống với áp lực đó.
|
Đinh Tuấn Vũ trên trường quay 'Truyền thuyết về Quán Tiên'. |
Tình cảm của Kiều Minh Tuấn và An Nguy là có thật
- Đến thời điểm này, sau gần 1 năm phim 'Chú ơi đừng lấy mẹ con' ra rạp gây ồn ào, nhìn lại anh có buồn vì scandal xung quanh bộ phim? Vì chắc đó là phim anh từng làm gây ồn ào nhất.
Đó là một sự kiện quá đáng nhớ để sau này nhìn lại tôi có bài học kinh nghiệm cho bản thân mình. Tất nhiên, nhà sản xuất thiệt hại nhất rồi nhưng nó cũng ảnh hưởng tới đạo diễn, các diễn viên. Tuy nhiên các diễn viên đó cũng đang nỗ lực từng ngày để tìm lại bản thân mình. Việc đã xảy ra rồi nên nhìn lại để cố gắng hoàn thành các sản phẩm sau cũng như cẩn trọng hơn trong vấn đề truyền thông cho dự án 'Truyền thuyết về Quán Tiên'.
- Sau này nếu làm phim mà có vai diễn nào phù hợp với Kiều Minh Tuấn thì anh có mời nữa không? nhất là sau 'Chú ơi đừng lấy mẹ con', nhiều người thực tế đã kêu gọi tảy chay bất cứ phim nào có Kiều Minh Tuấn đóng, anh dám chịu rủi ro mời họ lần nữa hay sẽ không bao giờ hợp tác nữa?
Tôi cũng chia sẻ thật với chị là trong 'Truyền thuyết về Quán Tiên' tôi cũng thấy một vai hợp với Kiều Minh Tuấn và cũng định mời anh ấy rồi. Thực ra tôi hiểu Kiều Minh Tuấn và An Nguy không phải diễn viên xấu, họ đặc biệt yêu nghề. Tuy nhiên rất tiếc là thời gian tôi mời Kiều Minh Tuấn lại bận tham gia dự án khác. Khi làm nghệ thuật tôi chỉ mong tìm được diễn viên hợp vai, tất cả những thứ xung quanh mình quên hết.
|
Đinh Tuấn Vũ đứng giữa An Nguy và Kiều Minh Tuấn trong buổi ra mắt 'Chú ơi đừng lấy mẹ con'. |
- Anh gần như né tránh mọi cuộc tranh luận và cãi vã nhưng hai phim gần đây đều dính scandal, 'Chú ơi đừng lấy mẹ con' ồn ào vì chuyện Kiều Minh Tuấn - An Nguy trước ngày công chiếu, 'Truyền thuyết về Quán Tiên' gây chú ý khi diễn viên Huỳnh Anh bỏ quay ngày đầu tiên dẫn đến bị cắt vai và tranh cãi kéo dài, điều đó có khiến anh phân tâm khi các diễn viên mình mời đều gây hại cho phim?
Khi mời diễn viên, tôi chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, tôi muốn các diễn viên phải thành thật với đoàn phim và chính bản thân mình. Kiều Minh Tuấn và An Nguy khi vướng vào chuyện như vậy, tôi vẫn tôn trọng họ vì họ dám nói ra chuyện tình cảm với nhau là có thật dù rất sai thời điểm. Sau khi kết thúc vai họ vẫn thành thật và không có gì phải giấu giếm nhau. Còn những vụ lùm xùm như Huỳnh Anh bỏ quay ngày đầu 'Truyền thuyết về Quán Tiên' thì mình phải chấp nhận bỏ qua thôi vì nó quá nhỏ để ảnh hưởng đến cả đoàn phim.
Lịch quay của chúng tôi 10 ngày đầu tiên lại là 10 ngày nặng nhất, toàn bộ quân trang, quân dụng, khí tài, quả nổ.... đều dồn vào 10 ngày đầu, nên chỉ cần trễ lịch 1 ngày thì không biết bù vào thế nào. Do chúng tôi đã có phương án thay thế nên khi Huỳnh Anh không tới điểm quay là chúng tôi buộc phải dùng cách khác. Một khi họ không có trách nhiệm trong ngày quay hôm đó thì về sau liệu họ có trách nhiệm nữa không? chẳng lẽ sau đó quay lại hay làm kỹ xảo thay mặt?
- Anh luôn có chiều hướng thông cảm cho diễn viên trong khi thực tế những chuyện đã xảy ra luôn chĩa vào đoàn phim, mà đại diện là anh. Khi xảy ra scandal 'Chú ơi đừng lấy mẹ con' người ta nói đó là chiêu PR bẩn để quảng bá cho phim, còn Huỳnh Anh cho rằng đoàn phim mượn tên mình để 'Truyền thuyết về Quán Tiên' gây chú ý. Sao tất cả những thời điểm đó anh đều im lặng?
Nhiều khi đọc những tin tức như vậy tôi cũng muốn lên tiếng giải thích, nhưng nghĩ lại tôi thấy nếu như mình lên tiếng mà bản thân diễn viên đó không chấp nhận và lên báo nói tiếp thì cuộc tranh luận sẽ không đi đến đâu. Như tôi đã chia sẻ 'Truyền thuyết về Quán Tiên' là một bộ phim thiêng liêng với tôi và nếu tôi cứ nói đi nói lại và mỗi khi search Google cũng chỉ ra những chuyện ồn ào thì sẽ là có lỗi với gia đình cố nhà văn Xuân Thiều. Tôi muốn khi nhắc đến 'Truyền thuyết về Quán Tiên', tuyệt đối sẽ không có scandal hay bất cứ điều gì tiêu cực cả.
- Từ phim 'Chú ơi đừng lấy mẹ con', anh và nhà sản xuất có ra một quy định nào để kiểm soát hình ảnh và phát ngôn của các diễn viên tham gia 'Truyền thuyết về Quán Tiên' để bảo vệ bộ phim an toàn cho đến ngày hoàn thành ra rạp?
Tất cả những điều đó đều quy định rõ trong hợp đồng với đoàn làm phim. Với 3 diễn viên chính, chúng tôi phải kiểm tra lý lịch và nói chuyện với họ rất nhiều. Duy nhất có một trường hợp mình chưa làm kỹ càng thì lại xảy ra sự cố như mọi người đã biết. Thú thực là trước đó tôi không biết thông tin gì về việc Huỳnh Anh liên tục bị tố làm việc không chuyên nghiệp. Chỉ khi tôi cáu trên trường quay thì mọi người mới nói với tôi về những lùm xùm của Huỳnh Anh.
Hoàng Vy
Bị cắt vai, Huỳnh Anh không trả lại cát xê cho nhà sản xuất
Hơn 2 tháng sau vụ lùm xùm không tới điểm quay đúng hẹn và bị cắt vai, nhà sản xuất phim 'Truyền thuyết về Quán Tiên' cho hay cho đến giờ Huỳnh Anh vẫn chưa trả lại cát xê.
" alt="Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ nói về áp lực là con trai Cục trưởng Cục Điện ảnh"/>
Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ nói về áp lực là con trai Cục trưởng Cục Điện ảnh