Hiện trường vụ việc (Ảnh: Chính phủ Thái Lan).
Vụ tai nạn xảy ra tại phía bên ngoài đường Rama II tại công trường xây dựng đoạn đường cao tốc liên tỉnh Ekachai-Ban Phaew (M82) ở khu Khok Krabue vào lúc 4h13 ngày 29/11.
Theo báo cáo sơ bộ, 4 công nhân xây dựng đã tử vong và 10 người khác bị thương. Một giám đốc xây dựng báo cáo rằng, nhiều công nhân đã ngã xuống cùng với những đoạn bê tông đổ sập. Tổng tộng có 25 công nhân đã được giải cứu khỏi công trường.
Phát biểu tại hiện trường vụ việc, tỉnh trưởng Samut Sakhon Naris Niramaiwong cho biết, vụ việc xảy ra khi cần cẩu giàn phóng đổ sập. Ông khuyên những người lái xe nên đi đường vòng vì tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng. "Chúng tôi sẽ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để khôi phục giao thông trên đường Rama II kịp thời", ông Naris nói thêm.
Các làn đường cao tốc của đường Rama II đã bị đóng hoàn toàn, trong khi một số làn đường phía trước vẫn mở ở cả hai bên.
Cảnh sát giao thông khuyến cáo người lái xe nên sử dụng đường Phetkasem và Borommaratchachonnari làm phương án di chuyển thay thế. Ba xe cẩu di động đã được lệnh đến hiện trường để dọn dẹp đống đổ nát.
Một nhóm kỹ sư và cảnh sát đang điều tra nguyên nhân vụ sập, vốn được cho là có thể do quá tải.
Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã bày tỏ "lời chia buồn sâu sắc nhất" trong một bài đăng trên X. Bà cho biết chính phủ sẽ thành lập một ủy ban để điều tra vụ việc.
Đường Rama II là tuyến đường chính và trực tiếp nhất nối Bangkok với khu vực phía nam, bao gồm thị trấn nghỉ dưỡng Hua Hin ở tỉnh Prachuap Khiri Khan. Các quan chức chính phủ cho rằng, tình trạng tắc nghẽn trên đường Rama II gây tổn hại đến ngành du lịch vì du khách trong và ngoài nước lựa chọn các điểm đến khác để tránh bị kẹt xe.
Việc xây dựng một đường cao tốc phía trên con đường từ Bangkok đến Samut Sakhon nhằm mục đích rút ngắn thời gian di chuyển, nhưng sự chậm trễ trong quá trình thi công và tình trạng thường xuyên xảy ra tai nạn cũng như tình trạng đóng đường đã gây ra tình trạng tắc đường thậm chí còn nghiêm trọng hơn, đặc biệt là vào các ngày cuối tuần và ngày lễ dài.
Thái Lan từng chứng kiến một số vụ tai nạn xây dựng chết người khác. Hồi tháng 1 năm nay, một dây cáp bị đứt trong quá trình xây dựng khiến một công nhân thiệt mạng. Vào tháng 5/2023, một công nhân đã tử vong do một tấm bê tông rơi xuống khi đang thi công. Vào tháng 3, một vụ sập cần cẩu tại một nhà máy ở Rayong đã khiến 7 công nhân xây dựng tử vong.
Theo Bangkok Post" alt=""/>Sập cần cẩu khi đang xây cao tốc ở Thái Lan, 4 người chếtLính cứu hỏa Ukraine nỗ lực dập tắt đám cháy sau vụ tập kích của tên lửa Nga (Ảnh: Reuters).
Một cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở miền Tây Ukraine hôm nay 28/11 đã khiến hơn 1 triệu người mất điện, The Hilldẫn lời các quan chức địa phương, cho biết.
Theo Thống đốc khu vực Maksyn Kozytskyi, hơn 500.000 hộ gia đình ở khu vực Lviv đã bị mất điện do cuộc tấn công. Thống đốc Rivne Oleksandr Koval cho biết cuộc tập kích cũng đã làm hơn 280.000 hộ gia đình trong khu vực không có điện.
Tại khu vực Volyn, 215.000 người mất điện do cơ sở hạ tầng quan trọng bị hư hại. Khu vực Khmelnytsky đang bị mất điện một phần.
Tại Mykolaiv, trường học đóng cửa, hệ thống báo động không hoạt động. Trong khi đó, vùng Zhytomyr đang phải đối mặt với cả tình trạng mất điện và vấn đề cung cấp nước.
"Tư lệnh Không quân, cùng với các Bộ trưởng Nội vụ và Năng lượng, đã báo cáo về hậu quả của cuộc tấn công mới nhất của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng tôi", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết.
"Tổng cộng, có khoảng 100 máy bay không người lái tấn công và hơn 90 tên lửa các loại đã được phóng đi. Một số khu vực đã ghi nhận về các cuộc tấn công bằng tên lửa Kalibr có đạn chùm gây thiệt hại trên diện rộng", ông cáo buộc.
Sau đó, phía Ukraine thống kê, Nga đã phóng 3 tên lửa S-300, 57 tên lửa hành trình Kh-101, 28 tên lửa hành trình Kalibr, 3 tên lửa không đối đất có điều khiển Kh-59/69 và 97 máy bay không người lái tấn công Shahed, cùng với các máy bay không người lái không xác định khác.
Ukraine tuyên bố đã bắn hạ 76 tên lửa hành trình, 3 tên lửa Kh-59/69 và 35 máy bay không người lái. Ngoài ra, Ukraine không phát hiện được đường bay của 62 máy bay không người lái khác.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã gia tăng trong những tuần gần đây sau khi Mỹ chấp thuận cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây viện trợ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Động thái này khiến Nga chỉ trích mạnh mẽ và cảnh báo đáp trả cứng rắn vì cho rằng phương Tây đã tham gia vào cuộc xung đột.
Quân đội Nga, để đáp trả, đã bắn một tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới vào Ukraine. Vụ phóng, mà Tổng thống Nga Putin gọi là "cuộc thử nghiệm", diễn ra vài ngày sau khi ông sửa học thuyết hạt nhân, động thái dường như để cảnh báo Ukraine và phương Tây.
Hồi đầu tuần, hãng tin RBC-Ukrainetrích dẫn các nguồn tin cho biết, Nga đã tích lũy hơn 1.500 tên lửa trong kho vũ khí của mình. Con số này có được nhờ Nga đã thúc đẩy cỗ máy quân sự và không tiến hành nhiều các cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào Ukraine trong vài tháng qua.
Vào tháng 9, Tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc rằng Nga đã phá hủy tất cả các nhà máy nhiệt điện và hầu hết các năng lực sản xuất thủy điện ở Ukraine.
Theo Bộ Năng lượng Ukraine, từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2024, các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã hứng chịu 1.024 cuộc tấn công từ Nga. Năm nay, Ukraine dự kiến sẽ đối mặt với một trong những mùa đông khó khăn nhất từ trước tới nay.
Theo The Hill" alt=""/>Một triệu người Ukraine mất điện sau "mưa hỏa lực" của NgaUBND tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định thu hồi đất với dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đông Gio Linh, tại xã Gio Việt, huyện Gio Linh.
Sơ đồ dự án (Ảnh: Tiến Thành).
Dự án này có tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng, với diện tích đất 50ha, được UBND tỉnh Quảng Trị cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH MTV Hoàng Khang Quảng Trị vào tháng 6/2012; giao đất có thu tiền sử dụng đất vào tháng 10/2012.
Mặc dù UBND tỉnh Quảng Trị tạo điều kiện, cho phép gia hạn tiến độ và giãn tiến độ nhiều lần nhưng việc sử dụng đất của chủ dự án khá ì ạch, không hoàn thành các hạng mục theo yêu cầu.
Từ cuối năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị đã đề xuất UBND tỉnh này thu hồi đất đã cho chủ đầu tư dự án thuê. Tuy nhiên, phải sau 5 lần đề xuất, đến nay UBND tỉnh Quảng Trị mới có quyết định thu hồi đất của dự án kể trên.
Theo ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, lý do thu hồi đất dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đông Gio Linh là do doanh nghiệp chậm sử dụng đất quá 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ ngày bàn giao đất tại thực địa.
Bên trong dự án sau 10 năm vẫn chỉ là bãi đất trống và dãy nhà tôn bỏ hoang (Ảnh: Tiến Thành).
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trítại hiện trường, hơn 10 năm trôi qua kể từ ngày UBND tỉnh Quảng Trị cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu, đến nay, dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đông Gio Linh vẫn chỉ là bãi đất trống.
Ngoài dãy hàng rào xây dang dở bắt đầu xuống cấp, nhà tôn "cửa đóng then cài" và một số cấu kiện bê tông, sắt thép hoen gỉ… thì dự án này chưa có một hạng mục nào đáng kể được triển khai.
Dãy hàng rào được xây dựng dang dở bắt đầu xuống cấp (Ảnh: Tiến Thành).
Nhà tôn phục vụ xây dựng công trình bỏ hoang, hư hỏng (Ảnh: Tiến Thành).
Sau khi thu hồi đất, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã giao UBND huyện Gio Linh quản lý toàn bộ quỹ đất thu để xây dựng phương án, đưa đất vào sử dụng theo đúng quy hoạch đã được duyệt và quy định của pháp luật; các đơn vị có liên quan hướng dẫn chủ đầu tư xử lý tài sản trên đất, thực hiện việc chấm dứt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phía doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Hoàng Khang Quảng Trị không thực hiện việc xử lý tài sản trên đất thì tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định.
Sắt thép hoen gỉ, khuôn viên dự án trở thành nơi chăn thả trâu bò (Ảnh: Tiến Thành).
Cũng theo lãnh đạo UBND huyện Gio Linh, không chỉ chậm triển khai thi công các hạng mục, phía doanh nghiệp còn ngang nhiên khai thác titan trái phép ngay giữa khu đất dự án, không hoàn thổ, làm hình thành các hố nước sâu. Tháng 11/2021, tại khu vực này từng có 2 người tử vong.
" alt=""/>Dự án 50ha tại Quảng Trị bị thu hồi đất sau thời gian dài "đắp chiếu"