Các phi hành gia luôn được ngưỡng mộ bởi những công việc mang tầm vũ trụ, nhưng đằng sau ánh hào quang ấy, họ cũng là những con người bình thường như chúng ta, cũng có những nhu cầu như ăn, ngủ và … đi vệ sinh. Tuy nhiên, do đặc thù công việc và “địa điểm” làm việc đặc biệt nên cách họ “giải quyết” các nhu cầu này cũng có sự khác biệt.
Đầu tiên là về việc ngủ! Bạn có bao giờ thắc mắc về việc các phi hành gia ngủ như thế nào và trong điều kiện ra sao? Điều ngạc nhiên là bạn không phải là những người duy nhất thắc mắc về vấn đề này, ngay cả với những phi hành gia bay lần đầu cũng chưa từng được huấn luyện về cách ngủ hay điều kiện ngủ khi đang lơ lửng ngoài Trái Đất.
Clayton C.Anderson, một phi hành gia người Mỹ chia sẻ rằng các phi hành gia không được trải qua bất kỳ khóa huấn luyện nào hướng dẫn cách ngủ trong tàu vũ trụ. Tất cả những gì họ biết là dựa trên kinh nghiệm “truyền miệng” từ các lớp “đàn anh” bay trước. Sturckow, chỉ huy trưởng của tàu con thoi STS – 117 đã “mách nước” cho các “lính mới” nên cầm theo một cuốn sách hay và giữ im lặng để có thể ngủ khi bay vào vũ trụ.
Và nếu bạn tò mò những giấc ngủ trong không gian lơ lửng của các phi hành gia có gì khác so với chúng ta thì câu trả lời là họ thường ngủ mơ. Họ luôn nằm mơ thấy những thứ quen thuộc, như khi họ vẫn còn ở Trái Đất. Phi hành gia Clayton được giao nhiệm vụ tham gia vào một thử nghiệm có tên là “Ngủ sâu” (SLEEP long). Theo đó, ông phải đeo một chiếc đồng hồ đặc biệt trong suốt 152 ngày (và rất nhiều ngày trước khi bay cũng như sau khi hạ cánh xuống Trái Đất).
Thí nghiệm (và chiếc đồng hồ) sẽ đo độ sáng/tối và chuyển động, cung cấp các thông tin quan trọng cho các nhà nghiên cứu về những điều diễn ra trong giấc ngủ và mức độ ngủ sâu của các phi hành gia. Các dữ liệu thu được trong quá trình bay 152 ngày trên trạm vũ trụ cho thấy Clayton có thời gian ngủ trung bình là 7 tiếng 20 phút, nhiều hơn so với thời gian ngủ thông thường của ông khi ở Trái đất. Chiếc đồng hồ thông minh còn cho phép các nhà nghiên cứu biết được thời điểm nào Clayton thức và thời điểm nào ngủ sâu (REM – trạng thái ngủ sâu và bắt đầu mơ).
" alt=""/>Các phi hành gia ngủ như thế nào khi đang lơ lửng ngoài vũ trụ?Bên cạnhbộ đôi smartphone giá rẻ chạy Android và Windows 10, công ty smartphone Pháp Archos mới đây còn giới thiệu thêm một model điện thoại khác ở phân khúc cao cấp hơn. Có tên gọi Diamond S, smartphone chạy Android của Archos hứa hẹn sẽ là sự lựa chọn của những người dùng thích điện thoại cấu hình cao nhưng giá bán hợp lý.
Diamond S có giá chỉ 229,99 euro (263 USD) khi lên kệ tại thị trường châu Âu vào tháng 11/2015. Hiện chưa rõ Archos có đưa sản phẩm ra các thị trường khác hay không.
Với mức giá này, người dùng sẽ sở hữu một chiếc smartphone Android dùng chip 8 nhân 1,5 GHz, RAM 2 GB, bộ nhớ trong 16 GB có thể mở rộng qua khe cắm thẻ microSD, camera sau 16 MP. Ở mặt trước chúng ta có thêm một camera 8 MP giúp chụp những bức ảnh selfie sắc nét. Máy dùng màn hình 5 inch độ phân giải HD 1280x720 pixel. Diamond S chạy Android 5.1.
" alt=""/>Diamond S: Smartphone cấu hình cao, giá rẻ của ArchosCác hãng công nghệ cũng hiểu được thực trạng đó, và không ít công ty đã triển khai những giải pháp đăng nhập không cần mật khẩu cho dịch vụ của mình. Google cũng là một trong số đó. Trong khuôn khổ sự kiện Google I/O đang diễn ra, hãng tìm kiếm mới đây tham vọng sẽ cho phép người dùng Android sử dụng phương pháp đăng nhập không cần tới mật khẩu truyền thống. Thay vào đó, bạn có thể xác thực thông qua sự kết hợp của hàng loạt dấu hiệu như thói quen gõ phím, thói quen đi bộ, vị trí hiện tại, giọng nói... Google sẽ chuyển hệ thống xác thực mới này đến tay các lập trình viên Android vào cuối năm và hãng kỳ vọng các thử nghiệm sẽ "trôi chảy" ngay trong năm nay.
Daniel Kaufman, người đứng đầu nhóm nghiên cứu ATAP (Advanced Technology and Projects) của Google, đã tiết lộ một số thông tin mới về dự án Project Abacus, tên gọi được Google đặt cho hệ thống đăng nhập bằng sinh trắc học thay cho xác thực 2 lớp. Project Abacus lần đầu tiên được giới thiệu tại Google I/O hồi năm ngoái và là một kế hoạch tham vọng của Google nhằm loại bỏ mật khẩu, mã PIN truyền thống. Google cho biết, trong 2015, Project Abacus đã được thử nghiệm ở 33 trường đại học.
Ngày nay, các hệ thống đăng nhập an toàn - như hệ thống dùng trong ngân hàng hay môi trường doanh nghiệp - thường yêu cầu người dùng phải xác thực bằng một lớp khác bên cạnh tên sử dụng (username) và mật khẩu. Thông thường, các tổ chức này yêu cầu bạn khi đăng nhập phải nhập một mã PIN đơn nhất được gửi đến email hoặc số điện thoại (qua tin nhắn SMS). Phương pháp này thường được gọi với cái tên chung là xác thực 2 yếu tố (yếu tố mật khẩu truyền thống, và yếu tố thứ 2 là thông qua một thiết bị mà bạn luôn có trong người - như chiếc điện thoại dùng để liên lạc).
Với Project Abacus, người dùng sẽ có thể mở khoá các thiết bị hoặc đăng nhập vào ứng dụng dựa trên một "điểm tin cậy (Trust Score) tích luỹ". Điểm này sẽ được xây dựng dựa trên hàng loạt yếu tố như thói quen gõ phím, vị trí hiện tại của bạn, giọng nói, nhận diện khuôn mặt... Google hiện đã triển khai một công nghệ tương tự trên các thiết bị Android (từ Android 5.0 trở lên) với tên gọi Smart Lock. Tính năng này sẽ giúp bạn tự động mở khoá thiết bị khi đang ở một nơi "đáng tin cậy" (như khi ở nhà), hoặc có một thiết bị Bluetooth nào đó ở gần, hay khi thiết bị nhận diện khuôn mặt của bạn. (Trong khi đó, một tính năng có tên Smart Lock for Passwords đơn giản chỉ lưu mật khẩu các website và ứng dụng rồi tự động nhập lại khi bạn truy cập các website, ứng dụng này lần sau).
" alt=""/>Project Abacus: Giải pháp bảo mật 'siêu lạ' của Google